Post: : Admin

Đại hội Phật giáo lần VIII vừa qua thành công tốt đẹp.Các ban ngành, viện ,trung ương triển khai tập huấn cho các nhân sự mới nhiệm kỳ 2017-2022 để truyền bá chánh pháp đến mọi người một cách nhanh chóng chính xác, nhằm đem lại lợi ích an lạc khắp muôn nơi.



Lễ quy y Tam bảo cho 300 thiện nam tín nữ Phật tử dân tộc tại Hội trường Trung tâm Dưỡng lão chùa Phổ Minh (TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk)  ngày 18-7-2015, trong khuôn khổ Hội thảo Hoằng pháp các tỉnh Tây Nguyên. Ảnh: Bảo Thiên


Hôm nay, thực hiện chương trình hoạt động Phật sự năm 2018 của Ban Hướng Dẫn Phật Tử Trung Ương, đáp ứng yêu cầu và đề nghị của các tỉnh thành miền Trung và Tây Nguyên đã đề cập trong đợt công tác vừa qua của đoàn Ban Hướng Dẫn Phật Tử Trung Ương. Nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm và kĩ năng chuyên môn của chư Tăng ni, quý cư sĩ đạo hữu Phật tử lãnh đạo, tổ chức, quản lý, điều hành, hướng dẫn các mô hình sinh hoạt tu học, như: đạo tràng Bát quan trai, đạo tràng tu thiền, đạo tràng niệm Phật, khóa tu một ngày an lạc, câu lạc bộ thanh thiếu nhi Phật tử, hội trại, trại hè, tiếp sức mùa thi, nghi thức lễ hằng thuận... Tại các tỉnh thành miền Trung và Tây Nguyên. Đặc biệt quan tâm đến các sinh hoạt tu học dành cho giới trẻ và gia đình Phật tử, góp phần xây dựng phát triển đạo pháp và dân tộc. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tổ chức, quản lý cũng như kết nối với Phật tử dân tộc tại các tỉnh, thành miền Trung và Tây Nguyên. Ban Hướng Dẫn Phật Tử Trung Ương kết hợp Ban Trị Sự, Ban Hướng Dẫn Phật Tử GHPGVN tỉnh Kon Tum tổ chức khóa bồi dưỡng và khóa tu chuyên ngành hướng dẫn Phật tử khu cực miền Trung và Tây Nguyên.


Phân Ban Phật Tử Dân Tộc với 11 nội dung theo kế hoạch như sau:
Đề ra kế hoạch cụ thể cho Phân Ban Phật Tử Dân Tộc trong khoảng thời gian nhất định.
Kế hoạch 5 năm tới 2017-2022

Cuối năm 2018 vào ngày 22-24/12/2018 tổ chức cuộc họp của Phân Ban Phật Tử Dân Tộc nhằm kết nối cơ cấu thêm nhân sự các tỉnh còn lại chưa có thành viên. Bên cạnh đó triển khai phướng hướng hoạt động trong nhiệm kì này đạt được hiệu quả tốt nhất.


Cơ cấu nhân sự của Phân Ban Phật Tử Dân Tộc
Bầu ra các ban ngành còn thiếu của Phân Ban Phật Tử Dân Tộc để các tiểu ban có trách nhiệm thực hiện tốt các chương trình hoạt động mà ban đã đề ra kịp thời và ổn định. Ban đã có tổng cộng là 37 thành viên, ủy viên sau này cần cơ cấu thêm các tiểu ban ở các tỉnh, huyện để sâu sát hơn đến người dân tộc ở địa phương….


Hoạt động của Phân ban Phật tử Dân tộc

Nghiên cứu và cập nhật số liệu cụ thể 54 dân tộc trên toàn quốc. Đồng thời Phân Ban đang nghiên cứu về phong tục lễ hội của các dân tộc ở Tây Nguyên –Tây Bắc Trung Bộ -Nam bộ,... Từ đó sẽ có những hướng dẫn cụ thể phù hợp hơn cho từng dân tộc.
_Vận động ủy lạo, giúp đỡ tặng quà cho những đồng bào có hoàn cảnh khó khăn vào những dịp lễ, tết trong thời gian qua ở Kon Tum là 1.000 phần và Quảng Bình 500 phần với tổng số tiền là 875 triệu đồng do TT.Thích Duy Trấn làm trưởng đoàn.
_Tại Đắk Lắk có một cơ sở tu học dành cho đồng bào dân tộc số người tham dự hiện có trên 200 người, tổ chức thuyết giảng bằng tiếng dân tộc.
_Tại Tiền Giang và Đồng Tháp cũng đã tổ chức thuyết giảng cho đồng bào dân tộc hơn 100 người nhưng còn hạn chế. Vì các tỉnh miền tây có một số tỉnh có số lượng Phật tử dân tộc sinh sống rãi rác không tập trung nên khó tập trung với lượng đông, mà sen kẻ vào các đạo tràng của các Chùa tu học.  

_Ban Hướng Dẫn Phật Tử tỉnh Kon Tum đã tổ chức cho hơn 4000 Phật tử dân tộc thiểu  số, liên tục tổ chức các khóa tu cho cư sĩ là người dân tộc thiểu số tại văn phòng ban trị sự chùa Huệ Chiếu, Kon Tum. Đến nay đã phát triển thêm có hơn 5500 người dân tộc thiểu số về với Phật pháp rãi rác nhiều khu vực: Thành phố Kon Tum, Đắk Hà, Đắk Lắk, Đắk Min, Đắk Nông,...


Phân Ban Phật Tử Dân Tộc với mục đích truyền bá Phật pháp, tổ chức xây dựng con người tại chỗ để hướng dẫn đồng bào các dân tộc ít người tại các tỉnh, thành trên cả nước, xây dựng cơ sở tại chổ để sinh hoạt ổn định nhằm giúp cho đồng bào các dân tộc anh em phần lớn ở các vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, Nam Bộ. Sớm tiếp cận với ánh sáng chánh pháp của Đạo Phật và văn minh của thế giới để cùng đồng hành trên lộ trình phát triển và hội nhập trong thời kì công nghệ 4.0 của thế kỉ 21. Tuy nhiên đây là Phân Ban vừa mới được thành lập trong nhiệm kì VII vừa qua còn nhiều hạn chế ở các tỉnh vùng sâu vùng xa chưa có cơ sở sinh hoạt tu học, thiếu điều kiện cho Tăng Ni giảng sư đến thuyết giảng trong hoàn cảnh sống khó khăn nên dù có tinh thần tu học nhưng chưa được hướng dẫn sâu rộng.Nhiệm kỳ VIII vừa qua đã và đang cũng cố, tổ chức xây dựng cơ sở tại chỗ để sinh hoạt tu học ổn định giúp cho Tăng Ni giảng sư đến thuyết giảng cho Phật tử dân tộc vùng sâu vùng xa, hơn nữa đặc biệt cần sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền và Ban Trị Sự GHPGVN các tỉnh có đồng bào dân tộc sinh sống.


Kết nối Phân Ban Phật Tử Dân Tộc các tỉnh, thành để có sự liên kết và tạo mối quan hệ, cũng cố ngành hướng dẫn Phật tử.
Với Việt Nam có 54 dân tộc anh em nên cần có các trưởng Phân Ban Phật Tử Dân Tộc của 63 tỉnh thành để kết nối liên lạc và tạo mối quan hệ gắn kết. Các trưởng phân ban các tỉnh thành sẽ chọn thêm nhân sự ở các huyện, xã, làng,... Hướng dẫn Phật tử dân tộc có niềm tin, tìm hiểu giáo lý của Phật, quy y tam bảo, từ  đó mở các đạo tràng niệm Phật, Bát quan trai,...
Tăng cường số lượng Tăng, Ni theo học tiếng dân tộc để hướng dẫn cho các Phật tử dân tộc.
Tạo điều kiện cho các Tăng Ni là người dân tộc về lại quê hương hướng dẫn đồng bào dân tộc làng xóm có niềm tin học giáo lý và quy y tam bảo,...

Mở lớp đào tạo Tăng Ni theo học tiếng dân tộc tìm hiểu phong tục tạp quán nếp sống văn hóa địa phương vùng miền tạo mối quan hệ gần gũi thân thiện, giúp đỡ đời sống kinh tế xã hội học vấn cho người dân tộc hòa nhập với công đồng dân tộc kinh.


Biên soạn, phiên dịch kinh sách theo tiếng dân tộc để Phật tử dân tộc được cơ hội tiếp cận Giáo Lý đạo Phật hơn.

Liên hệ tìm hiểu các nhà sách, nhà in, nhà biên soạn, các dịch giả, để biên soạn, phiên dịch kinh sách theo tiếng dân tộc cho Phật tử dân tộc dễ dàng đọc hiểu giáo lý của đạo Phật.Dùng công nghệ 4.0 vào làng, xóm, ấp, bảng, buôn… truyền tải thông tin đại chúng đến các dân tộc bằng tiếng dân tộc vùng miền phù hợp.


V. Lên kế hoạch thăm và thuyết giảng bằng tiếng dân tộc cho các phật tử dân tộc.
Trong những năm qua đạo Phật đã đi đến vùng sâu vùng xa nhưng cũng chưa chặc chẻ và sâu sát lắm vì điều kiện kinh tế xã hội, hoàn cảnh, môi trường, địa lí đi lại còn khó khăn không như bây giờ. Cho nên việc mỗi tháng các vị giảng sư đến thăm và thuyết giảng một cách dể dàng hơn, bên cạnh chúng ta cần đào tạo các giảng sư cũng như những vị có chức vụ, trọng trách đảm nhiệm việc giảng dạy học hiểu tiếng dân tộc với quy mô rộng rãi. Đào tạo các già làng trưởng bộ tộc...tìm hiểu rõ về Phật pháp sẻ thay thế chúng ta truyền bá chánh pháp một cách nhanh chóng và dể dàng. Mở lớp đào tạo Giảng Sư bằng tiếng dân tộc đến Tăng Ni và phật tử có năng khiếu và là người dân tộc.
Soạn Giáo Lý theo tiếng dân tộc phù hợp cho Phật tử dân tộc toàn quốc.

Đa số dân tộc điều học tiếng và chữ viết người Kinh cho nên cần lồng ghép ngôn ngữ địa phương dân tộc phù hợp với từng nơi từng hoàn cảnh. Cần nhân sự tại địa phương thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của người dân tộc để chuyển đổi thoái quen huân tập lâu ngày. Miền Tây vùng Châu Đốc An Giang, Kiên Giang có số lượng dân tộc Khơ Me lớn đã có hệ thống GHPG Khơ Me phân ban HDPTDT cần liên hệ thăm đạo tràng tạo sự gắng kết tạo điều kiện in ấn tống kinh sách theo hệ phái phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu tại những nơi có dân tộc ít rãi rác…


Hướng dẫn thống kê được số lượng Phật Tử quy y tại mỗi chùa, mỗi huyện, mỗi tỉnh thành.
Mỗi vị trụ trì điều mong muốn hoạt động Phật sự tại nơi cơ sở của mình phát triển ổn định và lợi lạc.Vì thế nên cần có danh sách thống kê số lượng Phật tử đã quy y tam bảo có địa chỉ số điện thoại liên lạc khi cần thiết lưu vào sổ bộ hay lưu vào máy tính tùy theo mỗi chùa có điều kiện khả năng thực hiện việc nắm bắt số lượng Phật tử theo quy y.

Từ mỗi Chùa thống kê được số lượng Phật tử thì từ đó mỗi huyện sẻ nắm được số lượng Phật tử quy y dẫn đến mỗi tỉnh cũng nắm bắt được số lượng Phật tử quy y theo tam bảo của mỗi tỉnh thành.


Mong rằng sau khóa tập huấn này các vị trụ trì lưu ý và nắm bắt được số lượng Phật tử quy y để ngày càng phát triển hơn nơi bổn tự của mình. Động viên nhắc nhở, giúp đỡ những gia đình Phật tử khó khăn tạo công ăn việc làm...từ đó tạo thêm tín tâm cho những người chưa vào đạo.Đây cũng là phương hướng phát triển đúng với tinh thần “ từ bi cứu khổ ban vui” của Đạo Phật.


Hướng dẫn và kêu gọi các Phật tử tổ chức lễ hằng thuận.
Để động viên khuyến khích thanh niên nam nữ phật tử đăng ký tổ chức lễ hằng thuận trong chùa và quy y tam bảo...

Một trong hai người đã quy y tam bảo thì khuyến khích người còn lại đến chùa thực hiện nghi lễ hằng thuận rồi cùng quy y. Lễ hằng thuận là một tập tục đã có từ lâu trong sinh hoạt tính ngưỡng của người phật tử tại gia nó có ý nghĩa rất quan trọng trong ngày thành hôn của đôi bạn trẻ mà Chư Tăng Ni chúng ta cũng như các bậc cha mẹ nên tích cực động viên khuyến khích con em của mình khi kết hôn nên về chùa đăng ký tổ chức lễ hằng thuận. Để cho nghi thức lễ hằng thuận diễn ra trang nghiêm và thuận lợi Chư Tăng Ni cần nghiên cứu đầy đủ các bước trong lễ hằng thuận.(nghiên cứu thêm từ sách nghi lễ Phật Giáo, trang mạng xã hội, kênh youtube,vv…)


Phật giáo đồng hành cùng dân tộc
Trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên.

Những năm qua, đồng hành cùng với sự phát triển các mặt kinh tế - xã hội, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đã đạt được những hiệu quả đáng kể trên toàn quốc nói chung và trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nói riêng. Tuy nhiên, việc thực hiện còn chậm, thiếu đồng bộ, nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước và nguồn kinh phí huy động xã hội hóa còn thấp so với yêu cầu thực tế. Công tác bảo tồn di sản văn hóa hiện nay vẫn chưa thật sự gắn kết được với phát triển du lịch bền vững, chưa tạo được điểm nhấn cho văn hóa các tỉnh Tây Nguyên.


Đứng trước vấn đề này, bản thân tôi được Trung ương Giáo hội tin tưởng giao phó trọng trách phụ trách các vấn đề về đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và ở các tỉnh Tây nguyên nói riêng luôn trăn trở “phải làm sao?”, “làm như thế nào?” để góp sức cùng với chính quyền và Ban Trị Sự các tỉnh, các địa phương trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Tây Nguyên.


Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mình, chúng tôi sẽ luôn cố gắng đồng hành cùng dân tộc nói chung và chính quyền địa phương các tỉnh Tây nguyên nói riêng, sẽ làm hết sức mình để vận động, kêu gọi, hướng dẫn, giúp đỡ… làm tốt công tác giữ gìn và phát huy những gía trị văn hóa truyền thống đặc biệt là văn hóa Cồng chiêng, kiến trúc Nhà Rông, bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp, hình thành nếp sống văn minh, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật. Phật giáo sẽ đồng hành cùng Nhà nước trong việc giáo dục cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau hiểu sâu hơn nữa về sự đa dạng, phong phú của văn hóa truyền thống các dân tộc, các di tích trọng điểm và các lễ hội tiêu biểu tiên tiến.


Bản thân HT Thích Thiện Chiếu đã phối hợp với chính quyền các cấp địa phương luôn đưa các hoạt động Cồng chiêng trở thành hoạt động thường xuyên trong các lễ hội đặc biệt của Chùa Kỳ Quang TP HCM và chùa Tháp Kỳ Quang tỉnh Kon Tum.
Giúp đỡ kinh phí cho các thôn, làng mua mới và chỉnh sửa các nhạc cụ cần thiết. Hỗ trợ cho công tác giảng dạy, trao truyền nghề truyền thống tại các địa phương. Xây dựng đề án xây dựng một Nhà Rông truyền thống trong khuôn viên của chùa Tháp Kỳ Quang tỉnh Kon Tum để thu hút bà con và đồng bào dân tộc thiểu số về tụ tập.

Bên cạnh đó, hiện nay, trụ trì chùa Tháp Kỳ Quang tỉnh Kon Tum đang có kế hoạch xây dựng mô hình kinh tế thu nhỏ dành cho người đồng bào dân tộc thiểu số. Với các hình thức làm tổ hợp kinh tế dựa trên các nguyên liệu có sẵn tại địa phương để làm nhang, trồng nấm, làm thủ công mỹ nghệ truyền thống, làm than sạch và phân bón hữu cơ v.v... Cụ thể, cùng với địa phương quy hoạch đất, chọn lựa một số hộ dân để thực hiện mô hình mẫu. Hướng dẫn cho bà con cách làm ăn, phát triển kinh tế theo khoa học và kỹ thuật, từ đó nhân rộng mô hình này cho nhiều bà con, được bà con tin tưởng và nhìn nhận, từ đó sẽ có sự thi đua làm kinh tế vươn lên thoát nghèo. Từ một vài hộ kiểu mẫu sẽ có làng kiểu mẫu và nhiều nhiều hơn nữa.


Với tất cả những điều vừa nêu trên, nghe có vẻ quy mô khó khăn, song nếu với sự năng động, chịu khó với tinh thần Hoằng Pháp, biết cầu thị, biết thích nghi với phong thổ, xã hội của quý Tăng - Ni trẻ thì chắc chắn sẽ thành hiện thực.
X. Hướng dẫn đồng bào Phật tử dân tộc nắm rõ công văn GHPGVN:
Về việc tổ chức lễ hội tại các tự viện (bao gồm: chùa, tổ đình, tịnh xá, Thiền Viện, Tu Viện, Tịnh Viện, Tịnh Thất, Niệm Phật Đường) nơi tín ngưỡng tôn giáo.

Dựa vào công văn sau đây TT Thích Duy Trấn đã thực hiện kêu gọi Phật tử gần xa không đốt giấy tiền vàng mã lấy tiền đó làm các chương trình từ thiện lên đến hàng chục tỷ đồng trong nhiều năm qua.


Sau đây công văn GHPGVN:
Công văn số 31 của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu, phó chủ tịch thường trực Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam ký ngày 22/2/2018.
Công văn đề nghị Ban thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn chư tôn tăng ni trụ trị các tự viện (bao gồm: chùa, tổ đình, tịnh xá, thiền viện, tu viện, tịnh viện, tịnh thất, niệm phật đường) nhất là các tự viện là di tích lịch sử - văn hoá tổ chức lễ hội mang tính văn minh, tiết kiệm, không phô trương hình thức, phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, văn hoá Phật giáo.
"Đề nghị chư tôn đức tăng ni nêu cao tinh thần Bồ tát đạo, hướng dẫn đồng bào Phật tử và bà con loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo và các hình thức khác trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo Việt Nam", công văn của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nêu rõ.

Công văn cũng nhấn mạnh, trong các bài giảng tại các tự viện cần chú trọng việc gìn giữ nét đẹp văn hoá truyền thống, thuần phong mỹ tục trong các lễ hội, lan toả giá trị từ bi, lòng bao dung, tôn trọng sự khác biệt của các cộng đồng tín ngưỡng, tôn giáo bạn. 


Trong công tác tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu là trách nhiệm với người dân nói chung và đồng bào dân tộc nói riêng.

Công việc vệ sinh đường phố, khai thông cống rãnh, sạch xanh phố phường còn nhiều khó khăn, đòi hỏi có nhiều thời gian để vận động, thuyết phục nhiều người tham gia hơn nữa. Để khuyến khích toàn dân tích cực giữ vệ sinh đường phố, tôi kiến nghị chính quyền và các ban ngành đoàn thể cần kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân điển hình những cơ sở tôn giáo, các vị chức sắc, tăng ni, phật tử đã tích cực thực hiện chương trình “Tôn giáo bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu” để động viên tinh thần, giới thiệu cho nhiều người biết những việc làm hay, ý nghĩa, nhất là đối với các vị cao tuổi nhưng vẫn tích cực trong các hoạt động xã hội tại địa phương.


Với quan niệm rằng “Là người con Phật, chúng ta hãy suy nghĩ đến Thông điệp an bình của Đức Phật, hãy phát huy tri thức - đạo đức, tinh thần từ bi Phật dạy…. Thực hiện những việc làm “lợi đạo – ích đời”, “ban vui - cứu khổ” là góp phần mang lại hòa bình, an vui, hạnh phúc cho muôn người, phù hợp với truyền thống tương thân – tương ái của dân tộc ta. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, hàng nghìn năm qua lịch sử đã chứng minh, thời kỳ hưng thịnh là khi Phật giáo Việt Nam luôn gắn bó với dân tộc, hòa nhập vào đời sống cộng đồng và một lòng kiên trung với sự tồn vong của quốc gia, dân tộc. Bất cứ thời nào, Phật giáo Việt Nam cũng không thiếu những nhà sư cũng như nam nữ Phật tử hiến thân phụng sự đạo, làm lợi ích cho đất nước, cho dân tộc. Lịch sử đã có những trang ghi công với những danh hiệu như: Thái sư, Quốc sư, Thượng sĩ… và cũng đã có biết bao người âm thầm xây dựng đạo - đời, đối với đạo Phật, đạo vào đời không thể tách rời nhau “Phật pháp bất ly thế gian giác”, chính vị vậy mà đạo Phật đã trở thành một thực thể trong tinh thần, tư tưởng tình cảm và truyền thống của đại bộ phận dân tộc ta và được thể hiện trong các mặt sinh hoạt đời sống xã hội, điều đó minh chứng rằng Phật giáo Việt Nam luôn luôn đồng hành với dân tộc”.


Đó là những việc làm tưởng chừng như nhỏ và đơn giản nhưng mà bất kỳ ai cũng có thể làm được. Hi vọng rằng, với phần trình bày này, mọi người, mọi nhà, mọi chùa cùng nhau chung tay thực hiện để góp phần hình thành nếp sống văn minh hơn, đô thị xanh- sạch- đẹp hơn. Hãy đối xử tốt với thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường, hãy san xẻ sự yêu thương, giúp đỡ nhau trong cuộc sống đối với những mảnh đời bất hạnh, ta sẽ tận hưởng được những giây phút thư giãn, thoải mái trong bầu không khí trong lành, được tận hưởng những cảnh đẹp từ thiên nhiên, được thấy an viên với nụ cười hạnh phúc của người nghèo. Ngược lại, nếu chỉ biết quyền lợi của cá nhân trước mắt mà làm tổn hại đến môi trường thì bản thân ta, con cháu ta sẽ nhận lấy một hậu quả thật khó lường. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của chúng ta!


PHÂN BAN PHẬT TỬ DÂN TỘC TRUNG ƯƠNG