Post: : Admin

Người Phật tử sau khi quy y tam bảo, đừng nghĩ tam bảo sẽ cho mình điều gì, mà phải mình đã làm được gì cho tam bảo...



Cần hiểu đúng về pháp quy y Tam bảo

Thêm 4 bác sĩ người Dalit quy y Tam bảo

Niệm ân Tam Bảo

Tam bảo là ba ngôi quý báu, Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo.

Tam bảo là ba ngôi quý báu, Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo.


Quy kính tam bảo

A.   Dẫn nhập.

Sau khi thành đạo tại vườn lộc giả uyển xứ ba la nại tư, đức Phật lần đầu tiên chuyển pháp luân tứ đế hóa độ năm anh em Kiều trần như, sự kiện này đánh dấu tam bảo được thiết lập trên thế gian.

Đức Phật Thích ca mâu ni là Phật bảo, pháp môn tứ đế là pháp bảo và năm anh em Kiều trần như là tăng bảo.

B.   Nội dung.

I. Ý nghĩa tam bảo.

Tam bảo là ba ngôi báu Phật bảo, pháp bảo và tăng bảo. Ba ngôi này tôn quý nhất ở thế gian. Để tìm hiểu sự tôn quý đó, chúng ta cần phải hiểu ý nghĩa chữ bảo trong danh xưng tam bảo.

1. Ý nghĩa chữ bảo.

Theo luận Cứu cánh nhất thừa chữ bảo trong danh xưng tam bảo có sáu nghĩa.

a. Hy hữu (hiếm có): như vàng, bạc… là vật quý hiếm ở cuộc đời, tam bảo là ba ngôi báu vô cùng quý hiếm ở thế gian và xuất thế gian.

b. Ly cấu: như hoa sen mọc giữa bùn như nước đục nhưng không bị nhiễm mùi bùn, tam bảo tuy xuất hiện giữa cõi đời ô trược đầy tội lỗi nhưng không chút ô nhiễm, vẫn tỏa ngát hương thơm từ bi trí tuệ cho đời.

c. Thế lực: như chuyển luân thánh vương là vị có thế lực nhất trong thiên hạ, ba ngôi báu này có thế lực nhất ở thế và xuất thế gian, có thể cứu độ mọi tội khổ chúng sanh.

d. Trang nghiêm: như vòng xuyến là vật dùng để tô điểm, khiến thân thể đẹp đẽ, tam bảo là pháp có khả năng trang nghiêm thân tâm cho con người.

e. Tối thắng: như kim cương là vật cứng nhất, có thể phá hoại tất cả vật mà không có vật nào phá nó được, tam bảo là tôn giáo tối thắng nhất trong tất cả tôn giáo, không có tôn giáo nào sánh bằng.

g. Bất cải (không đổi): như bảo châu anh lạc là ngọc thuần khiết không xen lẫn tạp chất, tam bảo là pháp thuần một tính thanh tịnh, tính không bị phiền não làm ô trược.

b. Ý nghĩa ba ngôi báu.

- Ngôi báu Phật bảo: Phật tiếng gọi tắt của hai chữ Phật đà, trung hoa dịch giác giả. Giác ở đây có ba nghĩa tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn.

- Ngôi báu pháp bảo: pháp là những lời dạy của Phật, những lời dạy bao gồm các lý tứ đế, thập nhị nhân duyên, ba mươi bảy phẩm trợ đạo… Giáo pháp này là kim chỉ nam hướng đạo, nếu ai nương vào đây tu học tất có thể chuyển mê khai ngộ ly khổ đắc lạc

- Ngôi báu tăng bảo: tăng những vị xuất gia tu hành theo Phật thọ trì 250 giới. Những vị này sống theo tinh thần lục hòa, thay Phật xiển dương giáo pháp làm lợi lạc chúng sanh, đây là đoàn thể tôn quý ở thế gian.

II. Sự sai biệt giữa tam bảo và các tôn giáo.

1. Giáo chủ.

Giữa đức Phật và giáo chủ các tôn giáo có vô vàn sự sai biệt, ở đây chỉ nêu ra bốn điểm căn bản.

a. Sai biệt về hình tướng: các vị giáo chủ người đời không trông thấy được, hoặc có vị hình dạng hung dữ người thấy khiếp sợ, còn đức Phật là bậc người đời có thể trông thấy, lại thân tướng của ngài đầy đủ 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp.

b. Sai biệt về tự tánh: các vị giáo chủ tâm còn phiền não tánh chưa thuần thiện, còn đức Phật tâm tánh đã thuần thiện, hoàn toàn dứt sạch các phiền não.

c. Sai biệt về tác nghiệp: các vị giáo chủ còn tạo các tội lỗi, an trụ trong sự thọ hưởng dục lạc, còn đức Phật là bậc dứt trừ mọi tội lỗi, tâm quảng đại sáng suốt, thường an trú nơi chánh định.

2. Giáo pháp.

a. Sai biệt về nguyên nhân: Phật pháp là giáo pháp do Phật thực chứng trải qua ba a tăng kỳ kiếp huân tu giới định tuệ, thấy rõ chân tướng vạn pháp mà tuyên thuyết, còn giáo pháp các tôn giáo khác chỉ là sản phẩm của vô minh và dục vọng.

b. Sai biệt về thể chất: giáo pháp này có tính hướng thiện, hướng thượng, không bị biến đổi theo thời không, hoàn toàn phù hợp với mọi căn cơ chúng sanh, còn giáo pháp các tôn giáo không hàm chứa các tính chất đó.

c. Sai biệt về mục đích: giáo pháp này đưa đến kết quả đoạn ác tu thiện, thành tựu giải thoát là đoạn trừ ngã chấp và pháp chấp, còn kết quả các tôn giáo khác chỉ mong cầu hưởng phước báo nhân thiên đời sau.

3. Người tu tập.

a. Sai biệt về ý nghĩa: tăng già là đoàn thể tu hành có đầy đủ hai ý nghĩa thanh tịnh và hòa hợp, còn đoàn thể các tôn giáo không có đủ hai yếu tố này.

b. Sai biệt về bản chất: người xuất gia hàng ngày sống theo tinh thần giới định tuệ, còn tu sĩ các tôn giáo luôn tuân theo những giới điều cứng nhắc.

c. Sai biệt về lý tưởng: lý tưởng của người xuất gia là thượng cầu Phật đạo hạ hóa chúng sanh, còn lý tưởng tu sĩ các tôn giáo chỉ là tham cầu sự hưởng thụ, thỏa mãn bản ngã.

III. Quy kính tam bảo.

Người Phật tử đã quy y tam bảo nên nhớ ba điều.

1.     Thường nhớ nghĩ tam bảo.

Người Phật tử nhớ nghĩ Phật là nhớ nghĩ về công đức từ bi, trí tuệ và danh hiệu của Phật. Nhớ nghĩ đến pháp là nhớ đến kinh điển, suy cứu nghĩa lý kinh điển. Nhớ nghĩ tăng là nhớ nghĩ đến công đức tu tập, vị pháp vong thân của các bậc tăng già.

2.     Quy kính tam bảo.

Quy kính Phật là thấy hình tượng Phật như thấy Phật sống, hết lòng kính trọng. Thấy kinh điển phải sanh tâm ái mộ, không được để chỗ không sạch. Quy kính tăng là đối tăng bảo sanh tâm cung kính, hết lòng tôn thờ, không được sinh tâm phỉ báng.

3.     Hộ trì tam bảo.

Người Phật tử sau khi quy y tam bảo, đừng nghĩ tam bảo sẽ cho mình điều gì, mà phải mình đã làm được gì cho tam bảo. Do vậy cần phải siêng hộ trì tam bảo, phát tâm cúng dường như tạo tượng, in kinh, cúng chùa… ngõ hầu tam bảo tồn tại thế gian lợi ích cho chúng sanh.

IV. Lợi ích của việc quy y tam bảo.

1.     Thành người đệ tử của Phật.

2.     Là nền tảng của sự thọ giới.

3.     Giảm khinh tội chướng.

4.     Chứa nhóm công đức.

5.     Chẳng đọa ác đạo.

6.     Người và phi nhân chẳng thể nhiễu loạn,

7.     Tất cả việc  tốt đều được thành tựu.

8.     Được thành Phật đạo.

C.   Kết luận.

- Khuyến khích hàng Phật tử phát tâm quy y tam bảo.

Bát quan trai học dành cho Phật tử tại gia, bát quan trai giới, 8 giới, thọ bát, đi chùa thọ bát, thọ tám giới, bát giới, Quy kính tam bảo, quy y tam bảo, thọ giới