Post: : Admin

Pháp Nhân duyên hết bực nhiệm mầu, không sanh diệt, không tạo tác, chẳng phải hữu vi mà cũng chẳng trụ vô vi, chẳng phải cảnh, chẳng phải tâm, chơn thiệt không có điên đảo, tịch tịnh không có phân hủy bổn lai nguyên là một cái thể tánh vô danh vô tướng vậy...



Hòa thượng Bích Liên: Luận về 12 pháp nhân duyên

LUẬN VỀ 12 PHÁP NHÂN-DUYÊN - Hòa thượng Bích Liên


Chúng ta vì sao mà lưu chuyển trong biển sanh-tử, và lại vì sao mà thoát ly khỏi ải luân-hồi?
Vậy chúng ta cần phải biết pháp Nhơn-duyên.

Pháp ấy có 12 chi: 1. Vô-minh; - 2. Hành; - 3. Thức; - 4. Danh-sắc; - 5. Lục-nhập; - 6. Xúc; - 7. Thọ; - 8.Ái; - 9.Thủ; - 10.Hữu; - 11.Sanh; - và 12.Lão, tử.


Trong mười hai chi trên đó có nhiều nghĩa; nay chỉ lược thích vào nghĩa dưới nầy cho đồng-nhơn dễ hiểu.
1.“Vô-minh”, - nghĩa là: ám-muội, không trí bác-nhã;
2.“Hành”, - nghĩa là: vọng động, tạo ra các pháp;
3.“Thức”, - nghĩa là: vọng tri, phân biệt các pháp;
4.“Danh-sắc”, - nghĩa là: đủ có tinh-thần và vật-chất;
5.“Lục-nhập”, - nghĩa là: sáu căn hay nhập sáu trần;
6.“Xúc”, - nghĩa là: tiếp xúc sáu trần ở ngoài cảnh;
7.“Thọ”, - nghĩa là: sống lâu, rõ biết các việc đời;
8.“Ái”, - nghĩa là: sa đầm theo các cảnh thương muốn;
9.“Thủ”, - nghĩa là: tìm mà thủ dụng cái cảnh tiền-trần;
10.“Hữu”, - nghĩa là: khởi tạo ra các nghiệp.
11.“Sanh”, - nghĩa là: mới khởi cái thân ngủ-huần về kiếp sau;
12. “Lão, tử”, - nghĩa là: cái sắc-thân suy biến và bại hoại;


“Vô-minh”, tức là hoặc phiền-não tự kiếp vô-thỉ của đợt quá-khứ.

“Hành”, tức là cái nghiệp thiện ác y theo phiền-não của đời quá-khứ mà làm ra.
“Thức”, tức là một niệm phân biệt y theo nghiệp của đời quá-khứ mà chịu sự thọ thai dương đời hiện-tại.
“Danh-sắc”, (“danh” là làm, “sắc” là thân), - tức là tâm và thân phát dục trong khi dương còn ở thai-bào.
“Lục-nhập”, tức là sáu căn đã đủ trong khi gần xuất thai.
“Xúc”, tức là trong khi mới hai ba tuổi, đối với hoàn-cảnh chưa phân biệt được sự khổ sự vui, chỉ muốn tiếp xúc các vật.
“Thọ”, tức là từ sáu bảy tuổi nhân lên, đã dần-dần biện biệt đặng sự khổ sự vui nơi chỗ đối với hoản-cảnh đó, mà sanh lòng hấp thụ.
“Ái”, tức là từ mười bốn, mười lăm tuổi nhân lên, sanh đủ mọi đều thương muốn.
“Thủ”, tức là từ mười bảy, mười tám tuổi nhân lên, lòng thương muốn càng ngày càng thạnh, hằng đua đuổi theo các cảnh mà cầu cho đặng thủ dụng.
“Hữu”, tức là y theo cái hoặc phiền-não của “ái” và “thủ” ở trước đó mà tạo ra các nghiệp. – Nếu đã tạo nghiệp, thì chắc có quả-táo, nên gọi là “hữu”.
“Sanh”, tức là y theo cái nghiệp hiện-tại mà thọ sanh về kiếp vị-lai.
“Lão, tử”, tức là cái quả “già chết” về kiếp sau vậy.
Nhơn-duyên đủ có nhơn quả ba đời, như “vô-minh” và “hành”, hai thứ hoặc-nghiệp ấy thuộc về cái nhơn của đời quá-khứ.
“Thức, danh sắc, lục-nhập, xúc và thọ”, năm thứ ấy thuộc về cái nhon của nó duyên theo hoặc-nghiệp đời quá-khứ kiếp trước, mà thọ cái quả hiện-tại ngày nay. – Đó là một lớp nhơn-quả của đời quá-khứ và đời hiện-tại.
“Ái” và “thủ”, là cái hoặc của đời hiện-tại; còn “hữu”, là cái nghiệp của đời hiện-tại.


Bỡi có cái nhơn “hoặc” và “nghiệp” của đời hiện-tại, nên phải cảm cái quả “sanh” và “lão tử” về kiếp vị-lai. – Đó lại là một lớp nhơn-quả của đời hiện-tại và đời vị-lai.


Hai lớp nhơn-quả của ba đời mới nói trên đó, xây vần lẫn lộn nhau như mười hai cái liên-hoàn, không có đầu đuôi và mối manh chi hết.
Nếu người học Phật y theo hai lớp nhơn-quả mà quán sát cho tường, thì thấy đặng cái hoặc “ái thủ” và cái nghiệp “hữu” của đời hiện-tại là do nơi cái khổ-quả “thức, danh-sắc, lục-nhập, xúc và thọ” của đời hiện-tại sanh ra.

Nếu đã thấy cái hoặc-nghiệp của đời hiện-tại sở sanh thì iết đặng cái hoặc “vô-minh” và cái nghiệp “hành” của đời quá-khứ, cũng do nơi cái khổ-quả của đời quá-khứ sanh ra.


Lại nếu đã thấy cái khổ-quả “thức, danh-sắc, lục-nhập, xúc và thọ” của đời hiện-tại sanh ra cái nhiệp “hữu” đời hiện-tại, thì biết cái khổ-quả “sanh, lảo-tử” của đời vị-lai nó cũng sanh ra cái nghiệp về đời vị-lai.
Nhơn-quả tuần hoàn vô cùng vô tận như thế ấy, là do nơi mười hai “duyên-sanh”.
“Duyên sanh”, tức là “vô-minh” sanh “hành”: - “hành” sanh “thức”; - “thức” sanh “danh-sắc”; - “danh-sắc” sanh “lục-nhập”; - “lục-nhập” sanh “xúc”; - “xúc” sanh “thọ”; - “thọ” sanh “ái”; - “ái” sanh “thủ”; - “thủ” sanh “hữu”; - “hữu” sanh “sanh”; - “sanh” sanh “lão-tử”. – Vậy nên gọi là: mười hai “duyên sanh”.
“Duyên sanh” tuy nhiều, mà chỉ có ba pháp nhiếp hết mà thôi: một là: phiền-não, hai là: nghiệp, và ba là: khổ.


Ba pháp ấy nhiếp mười hai duyên sanh ra thế nào?

Như “vô-minh, ái và thủ” ba duyên ấy thuộc về phiền-não nhiếp; - “Hành và hữu”, hai duyên ấy thuộc về nghiệp-nhiếp, - “Thức, danh-sắc, lục-nhập, xúc, thọ, sanh, lão-tử”, bảy duyên ấy thuộc về khổ-nhiếp. – “Khổ” sanh ra “phiền-não”; - “phiền-não” sanh ra “nghiệp”; - “nghiệp” trở lại sanh ra “khổ”, rồi “khổ” trở lại sanh ra “phiề não”, cứ xây vần luân chuyển, thay nhau mà làm duyên-sanh như vậy hoài.
Lại trong mười hai duyên-sanh, có thể phân làm hai nghĩa một là: tùng-nhơn, và hai là tùng-duyên.
Trong hai nghĩa ấy lại phân làm hai giống: một là: nhơn-duyên trong, và hai là: nhơn-duyên ngoài.
Nhơn-duyên trong và ngoài lại đều có hai cách
Hai cách của nhơn-duyên trong: một là : tự nơi “nhơn” mà sanh, và hai là: tự nơi “duyên” mà sanh

Hai cách của nhơn-duyên ngoài: cũng một là: tự nơi “nhơn” và hai là: tự nơi “duyên”.


Sao gọi là: nhơn-duyên ngoài tự “nhơn” mà sanh?
Tức như hột giống làm nhơn mà sanh ra mộng, rồi từ mộng sanh ra chồi, tù chồi sanh ra cọng, từ cọng sanh ra cành lá, từ cành lá sanh ra hoa quả. – Đó là nghĩa “tùng-nhơn”.
Nhưng tuy tùng- nhơn, mà hột giống đâu có biết rằng ta hay sanh mộng; - mộng đâu có biết rằng ta bay sanh chồi; như vậy cho đến hoa cũng chẳng biết rằng ta hay sanh trái; - trái cũng chẳng iết rằng ta tự nơi hoa sanh ra.
Đó cũng bỡi pháp duyên-sanh, nguyên thuộc về vô-tình: song tuy vô-tình, mà cốt cũng đoan do nơi hột giống làm nhơn; nếu không hột giống, thì mộng chồi cho đến hoa quả tất cảnh không có chi hết.
Trên đó là nghĩa “tùng-nhơn”.
Còn: “tùng-duyên”, tức là nhờ các duyên của sáu giới hiệp tập lại.
Sáu giới là: 1. đất, - 2.nước, - 3.lửa, - 4.gió, - 5.hư-không, - 6.thời-tiếc.
Trong sáu giới ấy, thì “đất” hay an lập cho câu cỏ, - “nước” hay tư nhuần cho cỏ cây, - “lửa” hay làm cho cỏ cây đặng ấm, - “gió” hay làm cho cỏ cây được mát, - “hư-không” hay khoản-đảng cho cỏ cây thong thả, - “thời tiết” hay thành tựu cho cỏ cây sanh trưởng.

Bỡi sáu giới đều hiệp mà trợ duyên như vậy, nên hột giống mới đặng sanh đủ mộng chồi và hoa quả. – Nếu trong sáu giới mà có một giới chẳng hiệp, thì hột giống và mộng chồi cho đến hoa quả, tất không sanh đặng.


Song sáu giới tuy có hiệp trợ cho cỏ cây, mà đất chẳng hề nói ta hay an lập, - nước chẳng hề nói ta hay tươi nhuận, - lửa chẳng hề nói ta hay giúp sự ấm, - gió chẳng hề nói ta hay giúp sự mát, - hư không chẳng hề nói ta hay khoản-khoát, - thời-tiếc chẳng hề nói ta hay thành-tựu, - còn hột giống và tất cả: cành, lá, hoa, quả, cũng không hề nói ta do nơi các duyên ấy mà đặng sanh.


Vậy phải biết cái lý sở-sanh của các thứ: giống, mộng, chồi, hoa, quả, nguyên chẳng phải nó tự tạo, - chẳng phải kia tạo nó, - cũng chẳng phải nó với kia hiệp nhau mà có, - chẳng phải trời hóa và cũng chẳng phải thời-tiếc hóa, -  chẳng phải duyên sanh và cũng chẳng phải không nhơn mà sanh, - tất cảnh nó với: đất, nước, gió, lửa, hư-không và thời-tiếc, chẳng tức chẳng ly, chẳng dứt chẳng hết.
Trên đó đã luận đủ hai cách “nhơn-duyên ngoài” rồi; bây giờ luận về hai cách “nhơn-duyên trong”.
“Nhơn-duyên trong” cũng có hai nghĩa: 1.tùng nhơn sở sanh, - và 2. tùng duyên sở sanh.
“Tùng nhơn sơ sanh” nghĩa là nhơn nơi vô-minh mới sanh ra “hành, thức và danh-sắc”, cho đến “lão-tử”.
Nếu không “vô-minh”, thì “hành, thức và danh-sắc” cũng không, cho đến “lão-tử” cũng chẳng có.
Song “vô-minh” tuy có, mà “vô-minh” chẳng hề nghĩ rằng ta hay sanh “hành”, - “hành” cũng chẳng nghĩ rằng ta tự nơi “vô-minh” sanh ra, - cho đến “sanh” cũng chẳng nghĩ rằng ta hay sanh ra “lảo tử”, - “lảo tử” cũng chẳng nghĩ rằng ta tự nơi “sanh” mà sanh ra.
Đó là cái tướng của “nhơn-duyên trong” tùng nhơn sở sanh như vậy.
Còn “tùng duyên sở sanh”, tức là duyên nơi sáu giới đặng hòa-hiệp.
Sáu giới là: 1 . đất,  -2.nước, -3.lửa, -4.gió, -5.không, - và 6.thức.
Trong khi sáu giới ấy hiệp lại, thì h=than đặng bền chắc, tức là: đất, - than đặng tươi nhuận, túc là: nước, -thân đặng ấm áp, tức là: lửa, - than đặng hơi thở ra vào, tức là: gió, - than không ngăn ngại, tức là: hư-không, - đủ từ thức con mắt cho đến thức thứ tám, tức là: thức.


Vì có sáu giới hòa hiệp như vậy, mới sanh đặng thân; nếu có một giới nào chẳng hòa hiệp, thì sáu căn (nhản, nhỉ, tỉ, thiệt, than, ý) quyết không có thể thành-tựu đặng.


Song tuy sáu giới hòa hiệp sanh than, mà “đất” đâu có biết nó hay bền chắc, - “nước” đâu có biết nó hay tươi nhuận, - “lửa” đâu có biết nó hay làm khí ấm, - “gió” đâu có biết nó hay làm hơi thở, - “hư-không” đâu có biết nó không ngăn ngại, - “thức” đâu có biết nó hay phân biệt, - “than” cũng đâu có biết nó tự nơi các duyên sanh ra.


Thế thì sáu giới và thân  đều chẳng tự biết, mà cái sở-dỉ chẳng tự biết đó là nguyên do nơi cái tánh của đất bản-lai thanh-tịnh, không ta không người, không chúng-sanh không thọ-mạng, chẳng phải trai, chẳng phải gái, cũng không mình, không kia; cho đến tánh của: nước, lửa, gió, hư-không, và thức, cũng không ta, không người, không chúng-sanh, không thọ-mạng, chẳng phải trai, chẳng phải gái, cũng không mình, không kia; tất cả không hết, tất cả thanh-tịnh.


Nếu tánh đã thanh-tịnh, thì đâu có đọa-lạc; mà đọa-lạc là do nơi chúng-sanh nhơn theo lúc tùy duyên mà khởi ra vọng-tưởng, như tưởng thánh-nhơn, tưởng phàm phu, tưởng thường, tưởng đoạn, tưởng có, tưởng không, tưởng vui, tưởng buồn, tưởng ta, tưởng người, tưởng chúng-sanh, tưởng thọ-mạng.

Vì các tưởng ấy nó che lấp cái bổn-thể thanh-tịnh, mà phát sanh cái hoặc “vô-minh”, - rồi “vô-minh” sanh ra “hành”; - “hành” sanh ra “thức”; - “thức” sanh ra “danh-sắc”; - “danh-sắc” sanh ra “lục-nhập”; - “lục-nhập” sanh ra “xúc”; - “xúc” sanh ra “thọ”; - “thọ” sanh ra “ái”; - “ái” sanh ra “thủ”; - “thủ” sanh ra “hữu”; - rồi do “hữu” đó mới có năm huân thọ sanh về than sau, nên kêu là “sanh”; “sanh” đã suy biến, nên kêu là “lão”, và bại hoại, nên kêu là “tử”.


Hại thay! - Chỉ một cái hoặc “vô-minh” mà nó bao đủ tất cả: tham, sân, si, mạn, và tụ tập đủ tất cả ưu-sầu khổ-nảo, làm cho hôn muội ánh-tình, bức thiết than-tâm, kiến tánh-tình thân-tâm của chúng-sanh như ở trong một chỗ rất tối-tăm, rất khốn-nạn, thậm chí đến nhận nghuy làm chon, lấy tà làm chánh, mà tung hoành bôn dật, phát khởi ra sự hành-vi, khiến cho cái duyên “hành” phải buộc vào nhơn-quả.
Tại sao mà “hành” phải buộc vào nhơn-quả?
Vì “hành” có ba giống: 1. phước-hành; - 2.phi-phước-hành; - 3.vô-tướng-hành.

Trong ba giống ấy, nếu làm về giống phước-hành, thì đặng cái trí phước-hành; - nếu làm về giống phi-phước-banh, thì đặng cái trí phi-phước-hành; - còn nếu làm về giống vô-tướng-hành, thì đặng cái trí vô-tướng-hành.


Huống chi chẳng những “hành” có nhơn-quả mà thôi, cho đến “thức” và “danh sắc”, các duyên cũng đều có nhơn-quả cả.

Xét như vậy, thì biết cái lý nhơn-duyên chẳng phải thường, chẳng phải chẳng thường, chẳng phải hữu-vi, mà cũng chẳng ly hữu-vi, chẳng phải tâm pháp, mà cũng chẳng phải tâm pháp, mà cũng chẳng phải tâm pháp và chẳng phải diệt pháp; vì bổn-lai tự-tánh của nhơn-duyên đã sẵn có cái chỗ “sở sanh bất đoạn” rồi, dầu khi Phật ra đời và khi chẳng ra đời, thì nó cũng thường thường như vậy, ví như dòng nước giang-hà chảy luôn không dứt.


Và trong mười hai pháp Nhơn-duyên lại có bốn duyên tang trưởng, như “vô-minh, ái, nghiệp và thức”, thì “thức” là hột giống; mà hột giống của “thức” lấy tự-tánh làm nhơn, lấy “nghiệp” làm đất, lấy “vô-minh” và “ái” làm vật che tủ, đến khi hột giống phát sanh rồi, thì “nghiệp” và “thức” làm đất, “ải” và “thức” làm tươi-nhuận; còn “vô-minh” thì che tủ mà thành tựu cho “thức”.
Bốn duyên ấy liên-lạc nhau và bồi-trực nhau như vậy, thiệt có cái khí phần rất mật-thiết, mà trong khi “thức” đã thành tựu, thì “nghiệp” chẳng hề nghĩ rằng nó hay làm đất cho hột giống của “thức” – “ái” chẳng hề nghĩ rằng nó hay làm tươi-nhuận cho hột giống của “thức”; - “vô minh” cũng chẳng hề nghĩ rằng nó hay làm vật che đậy cho hột giống của “thức”.

Vì nhơn-duyên ấy, nên hột giống của “thức” thành-tựu, mà “thức” cũng chẳng hề nghĩ rằng nó vốn từ nơi các duyên sanh ra.


“Nghiệp” đã làm đất mà an lập cho “thức”; - “ái” đã làm nước mà tuwoi-nhuận cho “thức”; - “vô-minh” đã che đậy mà trưởng dưỡng cho “thức”. – Vậy thì khi còn ở trong lòng mẹ, hột giống của “thức” đã nảy chồi “danh-sắc” mà làm cơ-sở cho mấy duyên kia, nhánh ngọn của mấy duyên kia đều ỷ-lại nơi “danh-sắc” mà phát đạt; “danh-sắc” như thế, tợ-hồ nó có cái tự-thể nhứt định mà cứu lại, thì cái chồi của nó, nguyên chẳng phải nó tự sanh, chẳng phải kia sanh, chẳng phải nó và kia hiệp sanh, chẳng phải trời sanh, cũng chẳng phải hóa sanh, chẳng phải tự nơi gốc sở sanh, cũng chẳng phải không có nhơn-duyên mà sanh. – Nó thiệt sanh nơi cha mẹ và các duyên hòa hiệp vậy.


Song tuy sanh nơi cha mẹ và các duyên hòa hiệp, mà cái “danh-sắc” ấy nó gốc thiệt không chủ, và cũng không lấy, không bỏ, tụ-tánh của nó tất cảnh như hư không, như tuồng-mị.
Sáu căn của người đều có thức; ây giờ chỉ đem một cái thức của nhản-căn mà luận cái nhơn-duyên của nó, thì có năm giống là: 1.con mắt; - 2.sắc; - 3.ánh sáng; - 4.hư không; - và 5.ý niệm.

Trong năm giống ấy, lấy con mắt làm chỗ sở-trụ, lấy sắc làm cho chỗ sở-đối, lấy ánh sáng làm chỗ xem-ngó, lấy hư-không làm chỗ vô-ngại, và lấy ý niệm làm chỗ tư-tưởng. – Vì vậy mà thức của con mắt mới sanh ra; chớ như năm giống ấy nhơn-duyên chẵng hòa hiệp nhau, thì thức của con mắt làm sao sanh đặng.


Song nhơn-duyên của “thức” tuy hòa hiệp, mà con mắt đâu có nói nó hay làm chỗ sở-trụ cho “thức”, ánh sáng đâu có nói nó hay làm chỗ xem ngó cho “thức”, hư-không đâu có nói nó hay làm chỗ vô-ngại cho “thức”, và ý-niệm đâu có nói nó hay làm chỗ tư-tưởng cho “thức”, mà “thức” cũng đâu có nói nó hay theo các duyên mà sanh ra.

Nếu nộ thức của con mắt đã vậy, thì chỗ sở-sanh nhơn-duyên của các căn-thức kia cũng đều có thứ lớp như vậy và cũng đều vô-tâm như vậy.


Xét trong căn-thức và ngoại-trần đã vậy, thì đủ biết bổn-lai nguyên không có một pháp gì từ kiếp trước lưu đến kiếp nầy, rồi từ kiếp nầy lưu đến kiếp sau nữa; nhưng vì vọng-tưởng sở sanh mà thành ra các pháp nghiệp-quả nhơn-duyên hư ngụy lưu chuyển.


Thí như soi mặt vào gương, tỏng gương hiện mặt, đó chẳng qua cái nhơn-duyên vọng-tưởng mà thành có cái bóng mặt giả hiện ra đó thôi; chớ đâu phải là thiệt có cái mặt vào trong gương ấy!
Lại như trăng ở trên trời, nước ở dưới đất, trăng chẳng xuống đất, nước chẳng lên trời, mà nước ở đâu thì có trăng ở đó.
Thề của trăng nguyên có một, mà bóng thì hiện khắp muôn sông; đó cũng chẳng qua vọng-tưởng nhơn-duyên mà thành có cái ảnh-tượng giả hiện đó thôi, chớ đâu có phải trăng lặn trên trời mà mọc dưới nước!
Lại xét đó thì đủ biết bổn-lai nguyên không có một chúng-sanh nào từ kiếp trước chuyển tới kiếp nầy, và cũng không có từ kiếp nầy chuyển tới kiếp sau; chẳng qua cái bóng duyên của nghiệp-thức hiện ra, như nước hiện trăng, gương hiện tượng đó thôi.
Vậy nên lấy tà-tri mà xét, lấy phàm-nhân mà soi, thì nhơn-duyên của chúng-sanh tợ hồ thiệt có.

cồn lấy chánh-trí đạo-nhản mà quan sát, thì nhơn-duyên của chúng-sanh nguyên là vô chủ, không ta không người, không tâm không cảnh, vắng-lặng như khoảng hư-không, giả dối như tuồng mộng-mị, phưởng phất mơ màng, không có một thứ gì là thiệt.


Nhưng tuy không thiệt, mà cái nghiệp thiện ác thì báo ứng chẳng sai; vì thế  nên Phật bảo chúng-sanh phải tin lẻ nhơn-quả luân-hồi, không đặng chấp thiên-không mà lạc vào đoạn-kiến.
Vả chăng mười hai nhơn-duyên có năm sự lại càng không nên chấp không nữa.
Năm sự ấy là: 1 .Vô-thường (không thường); - 2.Bất-đoạn (chẳng đứt); - 3. Vô-diệt (không dứt); - 4.Thiểu-nhơn đa quả (ít hơn nhiều quả); - 5.Tương-tợ (giống nhau).
“Vô-thường”, - nghĩa là: nói huẩn nầy diệt, thì huẩn kia sanh; diệt tức là chẳng phải sanh, sanh tức là chẳng phải diệt, sanh diệt khác nhau.
“Bất đoạn”, - nghĩa là: nói các duyên như đòn cân chìm nổi hể đây diệt, thì kia sanh.
“Vô diệt”, - nghĩa là: nói chúng-sanh tạo những nghiệp nhơn gì, nếu chưa kết quả, thì đời-đời kiếp-kiếp còn hoài, không có khi nào tiêu diệt.
“Thiểu nhơn đa quả”, - nghĩa là: nói chúng-sanh tạo cái nhơn thiện ác, như nghề làm ruộng, giống thì ít mà trái thì nhiều.

“Tương tợ”, - nghĩa là nói nhơn-nghiệp tạo ra thế nào thì quả-báo cũng trả y như thế nấy; nhơn quả giống nhau, không sai không khác.


Nói tóm lại, pháp Nhơn-duyên hết bực nhiệm-mầu, không sanh diệt, không tạo tác, chẳng phải hữu-vi mà cũng chẳng trụ vô-vi, chẳng phải cảnh, chẳng phải tâm, chon thiệt không có điên-đảo, tịch tịnh không có phố-hủy bồn-lai nguyên là một cái thể-tánh vô danh vô tướng vậy.


Xưa Phật nói: “Nếu có chúng-sanh nào thấy đặng cái lý cực-điểm của mười hai Nhơn-duyên, tức là thấy pháp; mà thấy pháp, tức là thấy Phật”.
Pháp là đạo Bát-chánh: chánh thấy, chánh nghĩ, chánh nói, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh cần, chánh niệm, chánh định.
Đạo Bát-chánh ấy, tức là cái quả-báo Niết-bàn; còn Phật là một đấng rất thanh-tịnh, rất sang-suốt, rõ hết tất cả các pháp Thế-gian, đủ hết tất cả chánh-tri chánh-kiến, thường trụ trong cảnh tam-muội nơi độ Thường-tịch-quang.
Phật như vậy, pháp như vậy, mười hai nhơn-duyên cũng như vậy; cho nên thấy đặng mười hai nhơn-duyên, tức là thấy pháp và thấy Phật.
Phật lại nói: “Nếu cón người quán đặng mười hai nhơn duyên, thì gọi là: chánh-quán chánh-huệ”.

Sao gọi là: chánh-quán chánh-huệ? – Nghĩa là quán cái pháp nhơn-duyên sở sanh của ba đời (quá-khứ, hiện-tại và vị-lai) mà chẳng khởi cái tưởng “có” và cái tưởng “không”; vì có và không, nguyên chẳng phải duyên-tánh.


Duyên-tánh gốc là tới chẳng có nơi, đi không có chốn, cho đến không đi và cũng không tới, không động không tịnh, vắng-lặng như hư-không. – Đó là cái pháp diệu-quán thử nhứt, chứng đặng bực vô-sanh pháp-nhẫn, vào đặng cảnh vô-trụ Niết-bàn, đủ đặng mười hiệu Bồ-đề, thọ đặng cảnh vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác, cùng với thập-phương Chư Phật đồng một quả-vị vậy.

Trên đó là nói về pháp quán đại-thừa.


Còn pháp quán tiểu-thừa, thì có bốn pháp; 1.pháp quán sanh, -2.pháp quán diệt,-3.pháp quán thuận sanh-tử, - và 4.pháp quán nghịch sanh-tử.
“Pháp quán sanh”, - là quán “vô-minh” sanh ra “hành”, - “hành” sanh ra “thức”, - cho đến “sanh” sanh ra “lão tử”. – Đó là cái tưởng thứ lớp sanh khởi của mười hai nhơn-duyên, thuộc về môn lưu chuyển.
“Pháp quán diệt”, - là quán vô-minh “diệt”, thì “hành” diệt, - “hành” diệt, thì “thức” diệt, - cho đến “sanh” diệt, thì “lão tử” diệt. – Đó là cái tưởng thứ lớp diệt-hoại của mời hai nhơn-duyên, thuộc về môn hoàn-diệt.
“Pháp quán thuận sanh-tử” – là quán cái nghiệp hữu-lậu làm nhơn, “ái thủ” làm duyên, rồi cảm tới “thức” và “danh-sắc”, cho đến “lão tử”. – Đó là cái tưởng của quả sanh-tử luân-hồi.
“Pháp quán nghịch sanh-tử”, - là quán cái huệ vô-lậu làm nhơn, chánh hạnh làm duyên. – Đó là cái tưởng chứng về quả Niết-bàn.
Nếu y theo pháp quán sanh quán thuận, thì mười hai nhơn-duyên thuộc về hai đế “đạo” và “diệt”.

Phật Thích-Chi quán bốn pháp ấy, một là chán sự sanh-tử, hai là biết cái thân tứ-đại không thiệt và không thường; nên dứt cái hoặc-nghiệp mà chứng về Niết-bàn vậy.


BÍCH LIÊN

Tạp chí Từ Bi Âm