Post: : Admin

Hòa thượng Bích Liên ở chùa Bích Liên, làng Háo Đức, tổng Háo Đức, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Định xứ Trung kỳ. Nguyên Ngài sanh về giờ tị, ngày 16 tháng ba, năm Bính tí ; nay được 57 tuổi.



Hòa thượng Bích Liên (Bích Liên là ngôi chùa Ngài trụ trì) hiệu là Thích Trí Hải.

Hòa thượng Bích Liên (Bích Liên là ngôi chùa Ngài trụ trì) hiệu là Thích Trí Hải.


Khi 8 tuổi thì Ngài học nho, 19 tuổi bổ tĩnh Tường sanh, 31 tuổi thi đậu Tú tài, qua 34 tuổi đậu Tú tài nữa. Lúc ngài được 52 tuổi thì mông ơn Triều đình thưởng thọ quan hàm, « Hàn lâm viện cung phụng», tục tánh là NGUYỄN, tự là TRỌNG KHẢI, hiệu là Mai đình «Thận Thần thị », pháp danh là Thích Chơn Giảm, tự là Đạo Quang, hiệu là Trí Hải.


Nguyên Ngài là một người văn học bên nhà nho, khi đương còn thiếu niên thì chơi nhởi trong cuộc phong ai, mà đã có một cách siêu nhiên vật ngoại, khúc cầm minh nguyệt, chén rượu mai hoa, ngòi bút vân yên vẽ lòng trời đất, câu thơ cẩm tú gởi hứng thần tiên, thú phong lưu mua một chữ nhàn, đường danh lợi rẽ hai mối tục; ấy là thân tuy tại thế, mà lòng sẵn ly trần, gốc đạo sớm trồng, nguồn chơn hầu mở, nhưng chút vi thời-tiết nên phải đợi nhơn duyên.


Vừa khi Ngài được 41 tuổi, đương tuần tháng chín, bổng đâu có người lưới cá vớt đặng một vị Phật bằng sành đem cho Ngài; nhưng vị Phật ấy chỉ từ cổ tới tòa sen mà thôi, chớ không có đầu. Qua tháng sau, lại có người lưới cá khác vớt đặng một cái đầu Phật bằng sành, cũng đem cho ngài, rồi Ngài đem đầu Phật ấy mà ráp với thân Phật buổi trước, thì nguyên là một vị Phật Quan Âm, trên dưới không khác chi hết.


Bước qua trung tuần tháng giêng năm sau, có một nhà sư đem cho Ngài hai quyển « Long thơ Tịnh độ » thì Ngài xem rồi, liền phát nguyện niệm Phật. Kế đầu tháng hai năm đó, lúc mặt trời vừa xế, Ngài đương ngồi niệm Phật tại thơ phòng, người trong nhà thấy có một vị sư tăng bận áo dà quần đà, đội nón chốp lớn, ở ngoài đi thẳng vào thơ phòng, người trong nhà bèn lật đật chạy lên dòm coi, thì thấy một mình ngài đương ngồi niệm Phật mà thôi, chớ không có ai cả.


Xét trong ba điều đã nói trên đó thì đều những điềm tiên triệu về sự xuất gia của Ngài.


Từ ấy Ngài dạo khắp các nơi danh lam cổ sát, mượn những các bộ Văn, Luận, Tập và các kinh Tam thừa, mà gia công nghiên cứu về lý thú của nhà Phật và giảng trạch pháp môn tu hành.


Khi Ngài được 43 tuổi thì đắc pháp với Hòa thượng Hoằng Thạt ở chùa Sắc Tứ Thạch Sơn. Hồi năm 1931 thì có những giai-tử ở các chùa đến cần cầu Ngài làm vị Yết-ma Hòa thượng lúc khai kỳ tại chùa Gia Khánh ở về phủ Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

Tiểu sử Hòa thượng Bích Liên (1876 - 1950) Chủ bút tạp chí Từ Bi Âm - Hội viên táng trợ Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học.

Tiểu sử Hòa thượng Bích Liên (1876 - 1950) Chủ bút tạp chí Từ Bi Âm - Hội viên táng trợ Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học.

Ngài trước sau chuyên tu về pháp môn Tịnh độ, và cũng khuyên ngưòi phát tâm niệm Phật được nhiều lắm. Ngài có soạn thuật ra quyển Liên Tôn thập niệm yếu lãm.


Quyển Tịnh độ huyền cảnh, quyển Tây song-ký , quyển Tích lạc văn lại cũng có diễn kinh ra chữ quốc ngữ, lối nay đã có đăng vào Từ Bi Âm được phần ít.


Sự đi tu của ngài không phải giữ lòng tự lợi, nên một tấm nhiệt trường lắm đau đớn với cải cuộc suy tàn trong chánh giáo, tám phương hoằng hóa, muốn liên lạc cùng những người chấn chỉnh giữa đương cơ.


May đâu, Phật Tổ hộ trì, Long thiên cãm cách, vừa năm 1926 có Hòa thượng LÊ KHÁNH HÒA ở chùa Tiên Linh, hạt Bến tre xứ Nam kỳ, ra làm Pháp sư trường Hương tại chùa Long Khánh ở Thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định, Kế năm 1931 có ông Commis TRẦN NGUYÊN CHẤN, Phó nghị trưởng Hội Nam kỳ Nghiên Cứu Phật Học, ra tay vệ đạo, hiệp với chư sơn thiền đức chung sức lo lường được phép Chánh phủ phê cho lập hội ấy và xuất bản « Từ-Bi Âm » mới gởi thơ ra thỉnh Ngài phú hội, thì Ngài sẵn lòng hoan nạp, cất bước đi liền, từ tháng mười năm ngoái đến nay, hết lòng lo việc cho Bổn chí.


Hội Nam kỳ Nghiên Cứu Phật Học. thấy Ngài có lòng giúp ích cho hội như vậy, nên có tặng Ngài chức Hội viên Táng trợ.
Bổn-chí rất cãm thương cho Ngài đã già yếu mà rèn nên một tấm nhiệt thành, chẳng vỡ chẳng tan, thiệt là may cho Phật-pháp và cũng may cho những người học giả. Nên Bổn chi mới đăng ảnh tướng của Ngài và bài tiểu sử nầy vào « Từ-Bi-Âm », là muốn lưu tôn tích lại ngàn thu, đặng sảnh với gian sơn đồng một chữ thọ. Bổn chí lại xin tặng một bài thơ tụng ảnh tướng Ngài như sau nầy :

Thử xem mày mặt giả hay chơn,
Cũng huyễn thân mà cũng pháp thân.
Mãnh kính in tròn khuôn sắc tướng,
Vừng trăng soi tỏ nét tinh thần,
Chơi nhà Nghiên Cứu vừa đôi lúc,
Nổi tiéng Từ Bi đã mấy lần.
Cái bóng vô sanh rày tạc đề,
Ngàn thu un ngất khói hương ván.


Từ Bi Âm