Bổn nguyện của Phật, có phải vì tất cả chúng sanh trầm luân nơi biển khổ, mà ra tay tế độ hay không? Thuyết nhơn quả tội phước, thuyết giới luật oai nghi, có phải dạy tất cả chúng sanh bỏ dữ làm lành, cải tà qui chánh, đặng ngày sau đồng lên cõi Phật và hiện tiền chung hưởng an vui hay không?
- Tiểu sử Hòa thượng Bích Liên - Chủ bút tạp chí 'Từ bi âm'
- Hòa thượng Bích Liên: Luận về 12 pháp nhân duyên
Thế thì tổng thể thảy bao nhiêu phẩm loại nơi ba cõi sáu đường, loài nào chẳng ở trong biển từ-nguyện của Phật. Huống chi một đạo nhơn-luân mà có lẻ phân biệt tăng tục bỉ thử hay sao?
Chúng ta học Phật, phải biết cái đại-ý của Phật, và phải biết pháp Phật có chánh có quyền, có đóng có mở, tùy thài tùy duyên, chớ không phải là pháp nhứt định. Nếu chấp cái nghĩa nhứt định thì Phật pháp thành ra tử pháp, chứ không phải huợt pháp, thì lấy chi tùng quyền thông biển mà thi thiết một cái chước phương tiện trong lúc nhơn tâm bạc ác, vận hội đổi dời.
Tức như ngày nay là ngày ra thế nào ? Thử xem trong mấy lúc thời-gian, ai là người có con mắt tinh đời, có tấm lòng mẫn thế, xem thấy cơn phong trào nguy biến, nghĩ đến cuộc thời đại phân vân, mà chẳng rơi lụy với cỏ hoa, đoạn trường cùng non nước.
Song tuy vậy, mà xin phải quan sát coi cái nguyên-nhơn nguy biến và phân vân đó, tổ chức từ đâu mà có ra? Có phải từ một chữ “ác” mà tạo thành hay không ? Mà cái nguyên-nhơn của chữ “ác” đó, có phải tại không hiều giái-luậtt mà xuất sanh hay không?
Than ôi! Chỉ có một cái nguyên-nhơn không hiểu giái-luật nà làm cho thế-giái đến nổi bất bình như vậy, thì đã gớm ghê chưa? – Nên phải biết rằng giái-luật là một cái phương pháp cứu đời rất cần cấp, một cái cơ-quan hòa bình rất lớn lao, mà cái chủ nghĩa từ-bi của Phật toàn ở nơi đó, vì muốn phổ tế tất cả quần chúng, đâu phải chuyên vì một hạnh người xuất-gia mà thôi.
Nhưng cứ theo phương diện bác ái hoằng từ thì vậy; còn cứ theo phương diện tuần qui đạo củ, thì cũng có câu nói. Như mới đây có sư Thái Hòa ở chùa Quán Sứ, tỉnh Hà Nội, xứ Bắc kỳ, gởi thư hoỉ Bổn-chí như dưới đây:
Nguyên ba Tạng kinh ở Tàu lưu bá qua xứ ta, trước chỉ có Kinh và Luận mà thôi; còn như Luật thì bên Trung-Quốc giữ cẩn lắm, trước ở Ấn-Độ truyền sang Trung Hoa cũng vậy. Đời Hậu Lê ở Bắc-Kỳ có cụ Trạm-Công Hòa-Thượng sang Tàu đem đặng Luật về chùa Càng-An mà thọ giái cho Táng-ni. Từ ấy ở Bắc-Kỳ mới có Luật, mà trong luật Phật dạy rõ ràng, người không tu không đặng xem Luật, Sa-Di không đặng xem Luật Tỳ-Kheo, Tỳ- Kheo không đặng xem Luật Bồ-Tát và không đặng làm pháp Yết-ma ở trước người bạch-y. Thế mà nay « Từ-Bi-Âm» lại dịch các pháp Yết-ma và Luật ra như thế là sao ?
Sư- hỏi vậy rồi, sư lại dẫn chứng trong luật Căn-bổn có câu rằng: « Tại gia tục lử, đắc văn nhị Tạng, vị Luận cập kinh, Tỳ-nại-da giáo, thị xuất-gia quỉ phạm, tục bất hiệp văn ».
Những mấy câu hỏi trên đó, Bổn-chí xin phân làm ba đoạn mà biện giải đặng hiến cho công-chúng xem.
Đoạn thứ nhứt. Biện về câu: « Luật Tạng ở Ấn-Độ lưu bá qua Tàu và cụ Trạm-Công Hòa-Thượng sang Tàu đem Luật về chùa thọ giái vân vân....
Bổn-chí tra trong bộ « Tứ phận-giái bổn-sớ » có tự rằng: “Hồi đời triều vua Minh-Đế nhà Hán, hiệu Vĩnh-Bình năm thứ mười, có ngài Ma-Đằng ở Ấn-độ đem luật qua Tàu, qui y thế độ, truyền giái cho người xuất-gia và người tại-gia.
Từ ấy tiếp luôn đến nhà Tào-Ngụy, hiệu Gia-bình năm thứ hai, lại có mười tám vị Phạm-tăng qua Tàu truyền giái cụ-túc.
Lại từ ấy trải Tấn đến Đường, tăng-ni ở Trung-Hoa đặng thọ giái luôn. Bộ Tứ-phận, bộ Thập-tụng, mấy bộ Luật ấy nối nhau dịch luôn, - Sau đến ngài Tam-Tạng Nghĩa-Tịnh ở đới Đường cũng dịch đủ các bộ Tỳ-Nại-Da »
Xét như vậy, thì Kinh-tạng, Luận-tạng và Luậtt-tạng, ở Ấn-Độ lưu bá qua Trung-Quốc, cũng đồng tại đương triều nhà Hớn cua Minh-đế, chớ có phải kinh, Luận qua trước, rồi hèn lâu Luật mới qua đâu.
Đó là nói về sự bên Tàu, còn như trong nước ta, cái mối tu hành và Kinh luật ở Tàu lưu bố qua phát thỉ tại triều vua nào, thời đại niên kỷ nào thì không có lịch sử, nên không biết do đâu mà cứu đặng.
Như nói bên Tàu giữ Luật cẩn lắm, không cho lưu bố qua nước ta; ta chỉ có Kinh luận chớ không có Luật, đến thời Hậu-Lê có cụ Trạm-Công-Hòa-Thượng ở Bắc kỳ sang Tàu mới đem Luật về truyền gái, lời ấy e chưa chắc.
Tại sao mà chưa chắc ? -Bởi trong Kinh có câu rằng: « Tiên học Luật, hậu học Tu-Đa-la», nghĩa là người tu hành trước phải học Luật, rồi sau sẽ học Kinh.
Nếu quả như nước ta có Luật, gốc đầu từ cụ Trạm-Công Hòa-Thượng thỉnh về, thì trước khi chưa có Luật, chẳng biết cụ Trạm-Công do đâu mà học. Nếu không học Luật, thì làm sao đặng học Kinh; nếu Kinh Luật đều không học, thi cụ Trạm- Công do đâu mà tu hành. Nếu cụ Trạm-Công không tu hành, thi sao xưng là Hòa-thượng.
Như nói rằng nước ta thưở trước, tuy chưa có Luật, nhưng có sư-tăng ở Tàu sang qua truyền-giái và dạy pháp tu hành, nên cụ Trạm-Công tu hành có chỗ đắc giái đắc pháp. Thế thì các sư ở Trung-quốc chắc là cẩn trọng, chỉ lấy miệng mà truyền thọ giái pháp, chớ không dám đem Luật qua rồi, mà ý gì cụ Trạm-Công lại qua Tàu thỉnh đặng Luật dem về truyền giái.
Huông chi từ đời Hậu-Lê nhẩn trước, nước ta tu hành, tuy không biết đặng chỗ phát thỉ, nhưng đạo Phật truyền bá chắc đã lâu đời, khởi hữu từ Lý, Trần cho đến Tiền-Lê, không có một vị tăng-sư nào sang Tàu thỉnh Luật hay sao, mà phải chờ tới cụ Trạm-Công qua thỉnh như vậy ?
Lại huống chi trong Việt-sử ta có nói, đương khi nhà Lý nhà Trần. Phật đạo thạnh hành, Tăng-ni cả nữa thiên-hạ. Tăng-ni đã đông như thế, mà nếu không có Luật, thì do đâu biết chỗ “chỉ trì tác phạm” đề làm cốt yếu tu hành. Nên biết sự của cụ Trạm-Công thỉnh Luật đó, chẳng qua là thưở xưa các ngài truyề văn rồi hình ra bút mặc, tợ hồ có chứng, chớ kỳ thiệt lại, thì tôn tích còn thuộc mơ hồ chưa phải định luận.
Đoạn thứ hai: Biện về câu “trong Luật Phật dạy rõ ràng người không tu không đăng xem Luật, Sa-di không đăng xem Luật Tỳ-kheo, Tỳ-kheo không đặng xem Luật Bồ-tát v.vv
Mấy câu ấy quả thiệt là lời của Phật nói như vậy, nhưng hiện nay những người xem “Từ-Bì-Âm”, ai là người không tu, nhưng kẻ không tu lại xem “Từ-Bi=-Âm” làm chi, mà phải sợ họ xem Luật.
Còn xem Luật mà phải noi theo giai cấp, là vì Sa-di học Luật Sa-di chưa tinh, làm chưa đặng, mà lại học Luật Tỳ-kheo, còn Tỳ-kheo học Luật Tỳ-kheo chưa tinh, làm chưa đặng, mà lại học Luật Bồ-tát, thì thành ra lạp đẳng.
Nếu đã lạp đẳng thì đạo hạnh không có, hành trình không nhắm, ặc không thành đặng pháp khí, cũng không nhập đăng Phật vị, như người yếu sức gánh không nổi cái gánh nhẹ, mà lại muốn gánh cái gánh nặng, thì bất miễng bại xương đỗ gánh, làm cho hư việc, chớ có ích gì đâu, Vì vậy mà Phật cấm xem Luật không đặng lạp đẵng.
Nhưng đó lá pháp biệt giản phạm vi: những ngươi xuất gia trước phải chơn tu thiệt hành, để lựa làm đạo-khí, đặng thừa đương gia nghiệp của Phật; chớ không phải cấm hết thảy cữu chúng không đặng xem Luật.
Thí như điều-lệ của các trường học dạy kẻ thanh niên ngày nay. lớp nào học sách nấy, do lớp thấp lên lớp cao. Để lưa người thiệt học thiệt tài, dụng ra giúp nước; còn ngoài ra những người không ở vào cái phạm-vi tiển tài đó, thì tùy ý ai muốn xem sách lớp nào thời xem. chứ nhà nước đâu có cấm.
Đến như lời của Phật dạy không đặng làm phép Yết-ma ở trước người bạch-y. là vì người bạch-y nguyên không phải là người đắc giái. nên không đặng đối họ làm phép Yết-ma. Một đều ấy vẫn thiệt nghiêm cấm, nhưng phép Yết-ma có dễ làm đâu, vì làm phép ấy, phải thiết lập đạo-tràng, phải kiết giái tập chúng, phải đủ tam sư thất chứng, phải vẹt người tục ra ngoài. Nhiênhậu mới làm đặng cái nghi Đơn-bạch Tứ-bạch, chớ có phải lời nói không không trên giấy mà gọi là làm phép Yết-ma đâu.
Đoạn thứ ba: Biện về câu « trong Luật Căn-bổn nói: Tại gia tục lử, đắc văn nhị Tạng, vị Luận cập kinh, tỳ-nại gia giáo, thị xuất quỹ phạm, tục bất hiệp văn. Nghĩa là: Nhười tục tại gia, đặng nghe Tạng Luận và Tạng Kinh. Chứ không đặng nghe Luật, vì Luật là pháp tắc của người xuất-gia , nguời tục không nên nghe lời».
Đó là cấm nghe, chớ đâu có cấm xem. Nhưng cấm nghe, là cấm người tục không đặng nghe trong lúc đan đạo tràng truền giái cho Sa-dy hay là Tỳ-kheo và Bồ-tát mà thôi; chớ ngoài ra ba đàn ấy, đâu phải cấm hết.
Nếu cấm hết, thì Chư-Thiên cũng tục, Long-Vương cũng tục, Ưu-bà-Tắc, Ưu-bà-Di cũng tục, cũng là không đặng nghe Luật hay sao? Sao Chư-Thiên, Long-Vương và Ưu-bà-Tắc, Ưu-bà-Di qui-y với Phật, Phật lại có thuyết ngũ-giái, Phật có thuyết thì các chúng ấy có nghe; nếu đã có nghe thì sao gọi là cấm?
Vã ba chữ “Tỳ-nại-gia” là tiếng ngoại quấc, Tàu dịch là “diệt”, hoặc là “Luật”, hoặc là “điều phục”.
“Diệt” túc là giái luật hay diệt trừ đăng các sự lổi ….., tức như pháp luật của Thế-gian, đoán quyết đặng các tội nặng nhẹ; “Điều phục” tức là điều hòa ba nghiệp của thân, khẩu, ý, chế phục các hạnh bất thiện.
Thế thì “Tỳ-nại-gia” quả là một cát pháp dạy người xu-kiết tỵ hung, cải họa vi phúc, chớ có phải là cái pháp gì bí mật, không dám triếc lậu cho người biết, hay là vật châu ngọc cuà Thế-gian phải cất cho kỷ, để dành làm gia bảo, mà không nên cho cho ai xem đâu.
Chẳng qua cần nghiêm trong một khi mở trường tiển Phật, trên có Phật chứng, dưới có thầy truyền, khiến cho giái-tử sanh lòng trọng kỉnh, được trước lảnh giái-thể, sau thọ giái-tướng, mà làm cái cơ sở chung thân tu trì, nữa đạt cho tới cái mục đích thanh tịnh đó thôi; chớ Phật pháp đâu có hẹp hòi như vậy. Vậy nên trong Luật chỉ cấm thầy không đặng loạn truyền, trò không đặng loạn thọ, tục không đặng loạn nghe, chớ có cấm lưu há Luật-Tạng mà không cho ai xem bao giờ.
Nguyên lai Phật pháp viên thông vô ngại. không dấu ai, không ngăn ai, trống pháp dội luôn, chuông từ dộng mải, muốn cho ai nấy cũng đều nghe đều biết, vậy mà còn nhiều người mê tánh, ít kẻ tỉnh hồn thay, huống chi là cấm.
Lại nếu như quyết định cấm người tục không cho xem Luật, thì giả tỉ có người tại gia lén xem hay là nghe người ta nói, bắt chước mà tu hành, không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượi; phàm trong Luật nói sao, họ làm theo như vậy, thì xử làm sao?
Tất cảnh người ấy, thiện hay là ác, phước hay là tội, Thiên-đường hay Địa-ngục, Phật tử hay là ma chủng, xin phán đoán thử coi, rồi suy nghĩ thế nào, kẽo phụ lòng từ-bi của Phật, và tội nghiệp cho những người tại gia muốn thấy Luật.
Bổn-chí thiết tưởng chư-sơn phần nhiều không bằng lòng về sự đăng Luật, là tại có hai nguyên nhơn: một là cần, hai là sợ.
Tại sao mà cần? — Bởi chư-sơn có ngài thấy trong Luật nhiều chỗ nghiêm cấm, mà chưa hội thông tới chỗ viên lý , nên quá cẩn rồi thành ra quá chấp mà nhứt đmh cho Luật là không đặng truyền bá.
Còn tại sao mà sợ? - Bởi tại kẻ lười biếng, tuy xuất gia mà không học Luật, không trì-giái, tham nhiểm quá tình, hành vi lỗi phép, lâu nay như vậy đã quen rồi. Nếu nay Luật-Tạng ra đời, thì thế nào những người tu hành, ai nấy cũng xem cũng biết, e có chỉ trích mình chăng, khinh miệt mình chăng, và mình cũng bị bó buộc, chẳng dám làm chuyện phi pháp nữa, vì vậy nên mấy người ấy không muốn đăng Luật.
Thôi tùy ý ai cẩn thi cẩn, ai sợ thì sợ; còn Bổn-chí đăng thì cứ việc đăng, chẳng những Bổn-chí đăng mà thôi, lại Hải-Triều-Âm Nguyệt-San bên Tàu cũng đã đem tất cả giái luật và các phép Yết-ma đăng rồi, có lưu bố qua bên xứ ta hiếm đó; nào người ta có cẩn thủ không cho ai xem đâu.
Trong kinh Phật nói: “ Tì ni cữu trụ. Phật pháp cữu trụ » nghĩa là: giái luật trụ đặng lâu, Phật pháp mới trụ đặng lâu. Thế mà ngày nay Luật của các chùa chẳng những Luật Đại-thừa mà thôi, đến Luật Tiểu-thừa cũng cất kỷ vào trong tủ, không thấy mở « Tỳ-ni pháp-tịch » mà dạy ai, không thấy xem tới học tới, cũng không dám cho ai xem tới nữa, chỉ một hai khi có gặp Trường-hương hay là Trường-kỳ, thì mới đem vài quyển Luật Sa-Di ra nói lếu láo đó thôi. Ôi! do đó mà Phật pháp suy đồi cũng phải, chứ còn trách đâu nữa làm chi!
Nhưng suy nguyên lại cái tệ không học Luật vả không dám lưu bố, là tại không hiểu đặng cái định-nghĩa của giái-luật, mà cái định-nghĩa ấy thì ở nơi các luận giải thích vẫn nhiều, nhưng không bằng bộ Tỳ-kheo Ngọc-tuyến nói rõ hơn hết.
Trong bộ Ngọc-tuyến ấy nói: “Thi la thị chư Phật chi bổn nguyện, vạn hạnh chi cơ chỉ, thiệt vi thiền-na bác-nhã y nhơn, cận tắc vi nhơn thiên chi lộ, viễn tắc thành đạo chi chánh nhơn”, nghĩa là: Giái thiệt gốc nguồn của các Phật, nền móng của muôn hạnh, thiệt là chỗ y nhơn phát sanh “định” và “huệ”; gần thì giái là cái đường sanh nhơn sanh Thiên, xa thì giái là cải chánh-nhơn thành đạo.
Bộ ấy lại nói: “Giái vi nhứt thiết thế xuất-thế-gian chi chánh-nhơn, chúng đức chi bổn nguyên, cố Hoa-nghiêm kinh vân; Giái vi vô thượng Bồ-đề bổn, ưng đương cụ túc trì tịnh giái”, nghĩa là : Giái thiệt làm cái chánh nhơn cho tất cả người thế-gian và người xuất Thế-gian tu hành, bỡi giái là cội nguồn của các đức, nên kinh Hoa-nghiêm nói: Giái là cái gốc vô thường Bồ-đề, người tu hành phải trì đỉ tịnh-giái.
Xét như Kinh Luận nói vậy, thì giái luật quyết phải lưu thông mới hiệp, nếu lưu thông rộng chừng nào, thì càng lợi ich cho nhơn-quần xã-hội chừng nấy.
Bởi vì một người xem Luật, thì một người dữ đặng tánh nết lương thiện, chẳng nhiều thời ít, chớ chẳng lẽ không ngay, nếu một người đã vậy, thì hai ngươi cũng vậy, cho đến một nhà, một làng, một nước, một Hoàn-cầu, một Thế-giá cũng vậy. Đó có phải là ai ai cũng do xem Luật mà được cái hạnh tốt đẹp và cái lòng từ thiện hay không ?
Nếu mà ai ai cũng đã đều có cái hạnh tốt đẹp và lòng từ thiện, thì làm sao lại chẳng đổi đặng cái cuộc-diện “phân tranh sát hại”, mà làm cái cảnh giái “mỷ mãn hòa bình”. Vậy nên biết giái luật là cái chủ-nghĩa từ-bi của Phật rất rộng lớn khắp cả mọi người, chớ không phải nội người xuất-gia mà giữ làm của riêng đặng mà thôi.
Vã lại cứ như bốn món liệu-giản của tiên-đức, thì kẽ xuất-gia xem Luật mà không giữ đặng Luật, ra ngoài phạm vi, hư cả tánh nết, thì khác gì người tại gia. Còn người tại-gia xem Luật mà làm theo Luật, giữ gìn đạo hạnh, nghiêm phụng qui điều, thì khác gì người xuất-gia.
Thế thì xuất-gia hay là tại-gia, hễ ai tu thì phước, ai không tu thi tội. Nếu tội phước đã công, thì giái luật có lẽ nào tư ; huống hồ cái trách nhiệm “tự hành hóa tha’, bên nào lại thua bên nàọ; tức như ngày nay Thiện-nam Tín-nữ tại-gia ở Trung-quấc, cái chưomg điều học Phật, trước có minh tự mấy câu rằng:
Phú tại gia sỉ nữ, giữ xuất-gia tăng chúng dị, xuất-gia tăng chúng, nải thiểu số chi trụ trì Phật-giáo, chuyên vụ nội tu ngoại hoằng giã, nhi tại gia cư-sỉ học Phật, tắc kỳ phổ cập nhơn loại, phong tục nhơn dĩ thuần lương, xã-hội do chi thanh ninh giã dã.
Nghĩa là nói Tín-đồ tại-gia khác hẵn với Tăng-chúng xuất- gia, bỡi Tăng-chúng xuất-gia, là số người phần ít về bảo tồn Phật-giáo, chuyên lo trong tu minh và ngoài hoằng hóa mà thôi. Còn tại-gia cư-sỉ, là ngươi số nhiều về phần bảo tồn Phật-giáo, vì cư-sỉ học Phật, thì hy vọng làm sao cho phổ cập tất cả nhơn-quần, phong tục nhơn đó mà đặng thuần-lương và xã-hội do đó mà đặng thanh ninh.
Trong chương điều ấy lại nói tiếp rằng: “Nhiên tắc phổ cập Phật-giáo, cự phi xuất-gia chi trách, nội tu ngoại hoằng, khởi vô tại-gia chi phận, xã chưởng tánh nhi luận giai cấp, tợ phi Phật pháp bình đẳng chi ý, nhi dị khởi tại gia giã chi phản cảm”
Truy tố đối lũy, tăng thể ích cô, bổn dục hộ chi ….. phản dĩ hại chi, hiệp chi thượng cảm lực chi bất túc, phân chi tắc cánh vô năng vi dịch huống cảm tình nhứt động, an miễng hộ tướng tồi hũy hồ.
Nghĩa là: “ Nói như thế, thì sự hy-vọng Phậtt-gíáo cho phổ cập, đâu chẳng phảỉ là trách nhiệm của người xuất-gia; còn sự trong tu mình và ngoài hoằng hóa, lại đâu chẳng phải là phần việc của người tạí-gia, nếu bỏ chưởng tánh mà chỉ luận giai cấp, thi đã không phải là cái ý Phật pháp bình đẳng; mà lại dể khởi cái lòng phản cảm cho người tại-gia nữa.
Nếu bên Tăng và bên Tục chống bán nhau, thì bên Tăng ắt thêm cô thế nữa; muốn hộ trì Phật pháp, mà trở làm hại cho Phật pháp là vậy đó.
Than ôi! Hiệp lại mà còn e chỗ cảm lực chưa đủ thay, huống chi phân ra thì có làm nên đặng việc gì đâu, lại huống chi hai bên mà có động những cảm tình, thì thế nào cho khỏi xô đẫy nhau đến đổ bể ».
Tiếp sau bài chương điều đó, ngài Thái-Hư pháp-sư có luận rằng: “Cư-sỉ học Phật trình tự, nải giai bổn thất chúng, Luật nghi Phật chế, thị tại gia chúng học Phật qui trình”
Nghĩa là nói bài chương-điều trình tự của cư-sỉ học Phật trên đó, đều là gốc trong các bộ “thất chúng luật nghi” cuả Phật chế, để dạy qui trinh phép tắc cho những chúng tại-gia học Phật.
Nói tóm lại, tại-gia thì phải tùy theo căn lực mà thọ giái tại-gia; còn xuất-gia cũng tùy theo căn lực mà thọ giái xuất-gia. — Giái-hạng đã phân, chương-điều đã định, như trước kia Bổn-chí nóí: “Thầy không được loạn truyền, trò không được loạn thọ, tục không được loạn nghe”; đến như ấn tống lưu thông, quyết không ở về cấm lệ
Hòa-thượng BÍCH-LIÊN.
ĐÁP GIẢI
HAI ĐỀU KHUYẾT – NGHI CỦA ÔNG TÂM – TRAI.
(tiếp theo)
----------
ĐIỀU THỨ HAI
Hỏi về khuyết nghi Cực – Lạc – Quấc.
Hỏi về: “Đời con người màn xẫn bần xây quang trong vòng ngũ trược ác thế, nổi chìm lặn lội trong biển khổ, chẳng ra khỏi nẽo Lục – đạo Tam - đồ. Nếu muốn qua đến bờ bên kia, ắc phải giải thoát cho sạch tình đời, dứt rồi sự thế, thì mới độ qua bỉ ngạn được.
Chí như bực Nhơn – thiên, Tam – giái, Dục – giải, Sắc – giải, Vô – sắc – giải, cũng chưa thoát ngoài vòng khổ đế, vì còn thủ hai mươi lăm cái “hữu”, là “Sắc”, là “Vô”, là “Tưởng”, là “Không xứ”, cũng chưa dứt sạch nhơn - quả, nên khi hưởng phước tận phải bị luân – hồi. – Cái lý thuyết đó, không thể nào di dịch đặng.
Còn cõi đức Phật Di – Đà, là cảnh Cực – Lạc – Quấc, nào là huỳnh kim mãn địa, thất trùng lan thuẩn: nào là lưu – ly, xa – cừ, xích châu, mã nào, lầu vàng ao báo, năm sắc bong sen; nào là thanh sắc thanh quang, huỳnh sắc huỳnh quang, hồng sắc hồng quang, xích sắc xích quang, bạch sắc bạch quang. Nếu ai trì niệm nhứt cú Di – Đà vô biệt niệm, thì đặng vãng – sanh về cõi Cực – Lạc – Quấc, thành Phật khỏi bị luân – hồi.
Vậy thì cõi Di – Đà này cũng còn sắc, còn xứ - sở, còn thủ - hữu, còn niệm – tưởng, mới đặng vãng sanh, cũng còn trước Cực – Lạc, thì chưa thoát khỏi vòng khổ - đế, mà sao gọi rằng Tịnh – Độ vô vi được? sao thành Phật, khỏi luân – hồi? Như gọi là cõi Dục – giái, còn dục còn sắc thì chẳng nói chi: chí như cõi vô – sắc bực không xứ, Phi – tưởng phi phi – tưởng, đã không được thành Phật, mà còn bị luân – hồi mới lạ cho.
Nếu nói Tam – giái còn thủ hữu, chưa được cực – tịnh, nên phải luân – hồi như thế; vậy thì cõi Di – Đà, còn hữu - sắc, còn thủ nhứt niệm, còn trước lạc, thì nào phải là thoát khổ được đâu, nào phải là được cực tịnh đâu, sao lại khỏi luân hồi mà thành Phật nữa.
Vậy thì có đáng cho là nghi – án, nên đem ra so sánh hay không? – Nên đem ra để biện giải cho tướng chơn – lý hay không?
Vậy xin ngài hoan hỷ niệm chút tình cho kẻ tầm sư học đạo, xin chớ nệ khó biện giải khuyết nghi, cho tường nguyên lý về đâu, chẳng khác nào thương kẻ mê đường lạc ngõ, đem giúp bàn chỉ - nam – châm cho Thiện – nam Tín – nữ, để hộ trì cho người học đạo, ngõ trương bườm bão – phiệt nhắm thẳng một lèo, qua bờ Cực – Lạc kia vãng – sanh về Tịnh – độ - quấc.
PHÂN ĐOẠN GIẢI ĐÁP.
Đáp về đoạn thứ nhứt: - Giải câu nói: Nếu muốn qua bến bờ bên kia, ắt phải giải thoát cho sạch tình đời, dứt rồi sự thế, vân vân…
Câu nói ấy lầm rồi, vã bờ bên kia là cảnh giái của Phật có phải dễ qua đâu. Nếu giải sạch tình đời, dứt rồi nợ thế mà qua đặng, thì Chư – tiên cũng sạch tình, cũng dứt thế; còn Thiền – định như Trời Vô – tưởng và Trời Tịnh – cư lại cao hơn nữa, sao không qua đặng, mà còn ở trong nghiệp luân hồi?
Phải biết rằng: tình đời dầu giải sạch, sự thế nếu dứt xong, cũng chẳng qua dè ép cái hột giống hiện hành của ý thức, không cho nó phát khởi đó thôi; chớ cái nghiệp căn của nó còn nguyên, đâu đã nhổ được. Thí chẳng khác bùn chìm đáy nước, mây nép trong non; một mai gió thổi mây tuông, sóng xao bùn nổi, thì Trời xâm như củ, biển đục in xưa: chớ có ích gì mà gọi rằng qua đặng bỉ ngạn.
Nếu muốn biết cái phương pháp qua đặng bỉ ngạn, thì xin xem cho kỷ bài “”Luận – Duy – Thức” đã đăng trong “Từ - Bi - Âm” thì rõ.
Đáp về đoạn thứ hai: - Giải từ câu : “Chí như bực Nhơn Thiên, Tam giái, Dục giái, Sắc giái, Vô sắc giái, cũng chưa thoát ngoài vòng khổ đế, Vì còn thủ hai mươi lăm cái “hữu”, cho đến câu phải bị luân hồi” …..
Câu nói này lại sai nữa! Chữ “hữu” là biệt danh của chữ “giái”. – “Giái hữu” đồng một nghĩa là cõi vậy, chớ có ý gì khác đâu.
Trong kinh có chỗ nói Tam giái, Dục giái, Sắc giái, Vô sắc giái hoặc có chỗ nói Tam hữu, Dục hữu, Sắc hữu, Vô sắc hữu.
“Hữu” có ba hạng; nếu nói lược thì “Tam hữu”. “Cữu hữu”, còn nói rộng thì “nhị thập ngũ hữu”.
“Nhị thập ngũ hữu” tức là hai mươi lăm cõi.
“Dục giái” có bốn cõi ác thú, bốn cõi Từ châu, sáu cõi Trời lục dục. Đó là mười bốn “hữu”.
“Sắc giái” có bốn cõi Trời Tứ thiền, một cõi Trời Đại phạm, một cõi Trời vô tưởng và một cõi Trời Ngũ
Tịnh cư. Đó là bảy “hữu”.
“Vô sắc giái” có bốn cõi Trời Tứ không. Đó là bốn “hữu”.
Cộng hết mấy số trên đó lại thành ra hai mươi lăm “hữu”.
Thế thì trong hai mươi lăm “hữu” đó có đủ tội phước, gốc là chỗ y báo của thiện nghiệp chúng sanh và ác nghiệp chúng sanh ở; chớ có phải là vật gì đâu mà thủ. Còn nếu thủ thì sao chẳng thủ những chỗ phước lạc, mà lại thủ làm chi mấy chỗ tội khổ, như bốn cõi ác thủ đó.
Ông Tàm Trai lại nói rằng: “ Vì còn thủ hai mươi lăm cái “hữu”, nên khi hưởng phước tận, phải bị luân hồi”.
Như nói vậy, thì hai mươi lăm “hữu” ấy đều là cõi phước, chứ không có cõi tội. Vậy thì đủ biết là sai rồi, mà sao ông ấy cho rằng lý thuyết ấy không thể di dịch đặng.
Đáp về đoạn thứ ba: - Từ câu nói : “Cõi Đức Phật Di Đà là cảnh Cực Lạc Quấc, nào là huỳnh kim mãn địa, thất trùng lan thuẩn”, đến câu: “Nếu ai trì niệm được “nhứt cú Di Đà vô biệt niệm”, thì đặng vãng sanh về cõi Cực Lạc, thành Phật khỏi bị luân hồi”…..
Mấy câu ấy, trong pháp Tịnh Độ chắc có như vậy, bất tất giải nữa.
Đáp về đoạn thứ tư: - Giải câu hỏi : “Vậy thì cõi Phật Di Đà này, cũng còn sắc, còn xứ sở, còn thủ hữu, còn tưởng niệm, mới đặng vãng sanh, cũng còn trước Cực Lạc, thì chưa thoát khỏi khổ đế, mà sao gọi rằng Tịnh Độ là vô vi đặng, sao thành Phật, sao khỏi luân hồi”…
Vã chăng Phật thuyết tám vạn bốn ngàn pháp môn, mà pháp nào cũng là pháp đối trị cái bịnh mê vọng của chúng sanh cả, song pháp tuy là đồng , mà tựu trung giảo lượng cái công hiệu hơn thua mau chậm, và rộng hẹp khó dễ, thì duy có pháp Tịnh Độ là phương tiện thứ nhứt, viên thông thứ nhứt, không có pháp nào địch lại.
Xưa nay những người có học vấn uyên bác, trí huệ siêu việt, đã từng quan sát cái chỗ thâm thủ của Pháp Tịnh Độ, tuy toàn là tướng, mà thiệt toàn là tánh; tuy toàn là sự, mà thiệt toàn là lý. Bởi ngoài lý thì không có sự, ngoài tánh thì không có tướng; tánh tướng tròn thông, lý sự không ngại như vậy.
Bây giờ lược thuật cái nguyên nhơn của pháp môn Tịnh Độ sở dĩ có ra, là bởi xưa Đức Di Đà dùng phật nhãn xem thấy tất cả chúng sanh, mê đắm trong cõi Ta bà rất nhơ rất khổ; nên chi ngài động lòng từ bi mà phát lời thệ nguyện, do trong cái tánh chơn như bất biến, tùy duyên mà dựng cõi huyền bang, khiến hết thảy mười phương chúng sanh, mến chỗ sạch mà bỏ chỗ nhơ, mộ cảnh vui mà ly cảnh khổ. Đó là bi tri của Phật như vậy.
Đến như hữu duyên chúng sanh, biết tin Tịnh Độ, biết tưởng niệm cầu sanh, thì Tịnh độ là cảnh, tưởng niệm là tâm; tâm cảnh lợ hồ phân biệt.
Nhưng trong khi nhựt thường niệm Phật, mà sáu căn nhiếp hết, tịnh niệm nối liền, niệm cho tới cái cảnh giái nhứt tâm bất loạn, thì lý sự tức một, tánh tướng chẳng hai, Phật tức là ta, ta tức là Phật, lòng ta lòng Phật như đốm lửa hiệp đèn; Ta bà tức Tịnh độ, Tịnh độ tức Ta bà, cõi sạch cõi nhơ như nước sông hòa biển. Vọng tình không ngỏ phát khởi, ý thức không thể trì quyền, không phân biệt , không kia đây, chỉ có một cái thiệt tướng chơn như, thì còn chi đối đãi, mà gọi là sắc, là xứ sở, là thủ hữu tưởng niệm, là nước Cực lạc, là hữu vi, là không thành Phật, là không thoát khỏi luân hồi.
Đó là bực thượng thượng tri, thượng thượng căn tu Tịnh độ về phẩm thượng thượng thời vậy.
Còn như bực trung nhơn nhẩn xuống, tuy chưa đặng quên tâm quên cảnh, nhưng nhờ có oai thần của Phật gia bi, có nguyện lực của Phật hộ trì, mê vọng tiêu lần, trần lao lặng bớt, thì đến lúc mạng chung thọ tận, ắt có cái cảnh quang minh thanh tịnh xuất trình.
Quang minh là chánh báo cửa Phật than, thanh tịnh là y báo của Phật độ; độ với Phật đều ở nơi tâm, do tâm hiện Phật, mà có Phật nghinh tiếp, do tâm hiện độ, mà có độ phân minh, không vãng mà vãng, không sanh mà sanh, không vui mà vui, không cảnh mà cảnh. Đó cũng bởi cái tạng “như lai không bất không”, đã từng hàm dưỡng bản thể quang minh thanh tịnh trong khi niệm Phật kia rồi chớ có phải là vô cớ mà được phát sanh như vậy đâu.
Xét vậy thì biết câu “ tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh Độ” thiệt là dễ hiểu; vì chúng sanh đương khi xử mê, thì tự tánh duy tâm phải ẩn; đến khi tại ngộ, thì Di Đà Tịnh Độ hiện tiền, tức Phật tức ta, tức tâm tức độ, lý chắc như vậy.
Song lý ấy có làm thì sẽ có biết, chớ không phải ngồi nói những chuyện không không, lấy tư tưởng mà suy lường, đem lòng phàm mà dò trí thánh, như những kẻ học đôi thiền định kia, nói đã chẳng trúng, làm lại không nhằm, thì có đời kiếp nào mà kiếm đặng hiệu quả nhiều ít.
Đáp về đoạn thứ năm: - Giải từ câu : “Như gọi cõi Dục giái còn dục, còn sắc, chẳng nói chi, chí như cõi vô sắc, bực không xứ” , đến câu “mà còn bị luân hồi mới lạ cho”…
Cái nghi án đó, lại càng không đặng phân hiểu nữa. Cứ như lời của ông nói: “Dục giái, Sắc giái, những còn sắc còn dục chẳng nói chi” thì phải rồi.
Đến như Trời Phi tưởng, Phi phi tưởng trên cõi không xứ, đã không đặng thành Phật, lại còn bị luân hồi, mà ông cho là lạ, thì không phải. Ông tưởng không sắc không dục, nhứt thiết không không hết thảy, vậy là Phật, vậy là khỏi luân hồi hay sao? Đó là cái tư tưởng riêng của ông tạo thành ra kiến giải như thế, chớ Trời ấy đâu đặng thành Phật, đâu đặng ra khỏi Tam giái.
Sao mà Trời Phi tưởng, Phi phi tưởng không ra khỏi Tam giái? Bởi Trời ấy thuở xưa kia tu hành, choán chê cái pháp “định hữu tưởng”, tức là pháp của Trời “ thức vô biên xứ” ở cõi thứ hai, mà tu cái pháp “định phi tưởng”, lại choán chê cái pháp “định vô tưởng”, tức là pháp của Trời “vô sỡ hữu xứ” ở cõi thứ ba, má tu cái pháp “định phi phi tưởng”. Đương khi cái pháp định ấy tu đã đặng thành tựu rồi, như ngây như say, như mờ như ngủ, không có cái chỗ gì là thương mến ưa vui không thấy cái tướng không và cái tướng có, một màu lẳn bặt, chẳng động chẳng diêu, thanh tịnh vô vi, như tướng Niết bàn vậy. Đó gọi là chứng đặng cái quả đức “Phi tưởng, Phi phi tưởng”.
Bởi tu hành đã chứng đặng quả đức như vậy, nên đến lục mạng chung, bảo sanh về hạng Trời “Tứ không”, cõi Phi tưởng, Phi phi tưởng, mà hưởng phúc hưởng thọ lớn và nhiều hơn các Trời kia cả.
Tuy nhiên pháp định của Trời ấy rất màu nhiệm, cao hơn các pháp định trong Tam giái, mà những còn bốn cái “ấm” vi tế nó lưu chú trong tạng như lai, chớ đã dứt đặng căn bổn của vọng giác đâu.
Bốn “ấm” nguyên danh là “ngũ ấm”, kể ra đây: 10 sắc, 20 thọ, 30 tưởng, 40 hành và 50 thức.
Nay Trời ấy chỉ tiêu diệt đặng một cái sắc ấm mà thôi, nên không có sắc tướng, mà bốn cái ấm: “10 thọ, 20 tưởng, 30 hành, 40 thức” kia vẫn còn, thì tuy thanh tịnh cách nào, đến khi phước tận, cũng phải luân hồi như cũ, chớ có thế gì khỏi đặng.
Bởi bốn cái “ấm” ấy khi phước đương thạnh, thì nó phục xuống, đến lúc phước tiệm suy, thì nó khởi lên. Nếu nó đã khởi lên, thì vi tế thành ra thô đại; mà nếu nó đã thô đại, thì cái thể thanh tịnh ngày xưa phải bị tiêu vong với nó. Thế mà trách sao không đặng thành Phật, sao không thoát khỏi Tam giái, nghị luận như vậy, thiệt chưa đủ làm định bình.
Đáp về đoạn thứ sáu: - Từ câu : “Nếu nói Tam giái còn thủ hữu chưa đặng cựa tịnh….” đến câu” “Vậy thì cõi Di Đà còn hữu sắc, còn thủ nhứt niệm,còn trước lạc, sao lại thoát luân hồi mà thành Phật”….
Trước kia ông Tâm Trai nói Tam giái còn thủ hữu, và nói cõi Phật Di Đà cũng còn sắc, còn thủ hữu, còn trước lạc; mấy đoạn ấy, thì tôi đã biện giải rõ rồi. Nếu ông xem tới, thì biết đoạn này ông đem Phật mà so sánh với Trời; thiệt là hu hượt, thiệt không xứng đáng, không nhằm nghĩa vị chi cả, nên bất tất biện nữa làm chi vô ích.
Vậy khuyên ông Tâm Trai tự nghĩ lại coi, từ xưa Tây thiên Đông độ, lịch đại Tổ sư, pháp tự bàng chi, cao tăng đại đức, cho đến ngày nay bên Trung quấc có hai vị bồ tát chuyển thế, tức là ngài Ấn Quang và ngài Thái Hư, ai ai cũng đều sung tin pháp môn Tịnh Độ, nói chi thì nói, chớ tất cảnh rồi cũng truyền bá pháp môn ấy mà thôi; thì há có lẽ trí tuệ của các ngài ấy còn kém hơn ông, kiến giải còn hẹp hơn ông, cứu chưa hết, nói chưa nhằm, nên phải phiền đến ông nhọc sức nghi ngờ, mệt lòng suy xét như vậy.
Ngu giả thiệt không có ý chi dám khi ông, nhưng vì sợ tội nghiệp cho ông luống mãng theo cái phong trào tư tưởng ngày nay, mà bị cái lồng của ý thức nhốt vào, làm cho ngày sau phải lung túng trong vòng Tam giái đó thôi.
Vài lời sơ siển kỉnh cáo kim bằng, nếu ai có nhậm lời, thì xin sớm tu pháp môn Tịnh Độ. Như còn chỗ nào nghi nữa, thì đã có bài Tịnh Độ Tông đăng trong “Từ Bi Âm”, mấy quyển trước, xin xem thì có lẽ giải quyết đặng.
Hòa thượng BÍCH LIÊN