Post: : Admin

Lối đi tìm minh triết bước qua trí tuệ Phật giáo là đốt cháy giai đoạn
Nếu những nhà bác học xuất phát từ mong cầu giải quyết những bài toán hóc búa cho nhân loại



Ngày này, trước những thành tựu vô cùng to lớn của khoa học – kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi nhất, những tu sĩ và Phật tử tinh tấn cũng vẫn hoàn toàn có thể được coi là bậc trí giả Phật học mà không cần khiên cưỡng về ngôn từ...
Trí tuệ Phật học bừng sáng nhân loại

Trí tuệ Phật học bừng sáng nhân loại
Không ai có thể làm ngơ trước những thành tựu vô cùng to lớn trong đủ mọi lĩnh vực đời sống xã hội và khám phá giới tự nhiên, bao nhiêu mồ hôi và cân não của vô số con người thông tuệ đã bỏ ra để có những thành tựu siêu việt ấy, giúp nhân loại bước từng bước khỏi đời sống mông muội thời nguyên thủy với khoảng cách quá ngắn với thế giới loài vật. Nhưng chính những bước triến lớn lao ấy khiến nhân sinh xuất hiện sự ngã mạn tai hại bất lợi cho những bước tiến mới, ví như sự ngã mạn của nhân vật Tôn Ngộ Không trong tác phẩm Tây du ký lừng danh với cao trào là hình ảnh con người tài ba ấy bay vô vọng trong lòng bàn tay Phật Tổ Như Lai! Thế giới hiện đại không thiếu những trí giả họ Tôn muốn quay lưng với Phật học và những gì thuộc về “duy tâm” nói chung để trực chỉ lĩnh hội tinh hoa khoa học coi như đi tắt, rút ngắn thời gian mà lại khỏi mang tiếng âm lịch. Họ quên rằng, không kể đến khía cạnh tâm linh có thể gây tranh cãi do khác biệt, riêng những tri thức phong phú đủ mặt trong kinh điển Phật giáo đã đủ để đứng vững một cách biện chứng nhất trong mọi thời đại với tư cách khởi nguồn của khoa học, thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo hoàn toàn có thể khiến con người hiện đại, nếu nhìn nhận thấu đó, ngỡ ngàng vì ánh sáng khoa học lấp lánh trong lớp bụi thời gian nghìn năm. Đành rằng bạn có thể và hoàn toàn có thể tiếp thu kiến thức nhân văn, tự nhiên, xã hội mà không “nếm” qua kinh điển Phật giáo nhưng theo thiển ý chủ quan của người viết, đấy có thể xem như “xây nhà từ nóc”, quá độ không cần thiết bỏ qua giai đoạn căn bản rất giá trị mà Phật pháp đã tạo dựng được cho nhân loại. Vào thời khởi nguồn cũng như sau đó, ở mọi xã hội phương Đông có ảnh hưởng Phật giáo, những tu sĩ và Phật tử hoàn toàn xứng đáng được gọi là trí thức ngang tầm thời đại họ sống bởi hiểu biết mà họ có được từ giáo lý nhà Phật.

Và ngày này, trước những thành tựu vô cùng to lớn của khoa học – kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi nhất, những tu sĩ và Phật tử tinh tấn cũng vẫn hoàn toàn có thể được coi là bậc trí giả Phật học mà không cần khiên cưỡng về ngôn từ, bởi tri thức mà họ có được không lỗi thời, lạc hậu dù một dấu chấm hay phẩy.
Lối đi tìm minh triết bước qua trí tuệ Phật giáo là đốt cháy giai đoạn
Nếu những nhà bác học xuất phát từ mong cầu giải quyết những bài toán hóc búa cho nhân loại, khám phá thế giới, thì trước đấy, Đức Phật đã xuất phát từ khao khát mãnh liệt giải thoát tâm linh cho mình và nhân sinh, mãnh liệt tìm đạo. Khao khát ấy lớn đến nỗi Người từ bỏ hết thảy đặc quyền đỉnh cao để đi hết quãng đường chông khai đến chân lý giải thoát, đặt được nền tảng đạo đức cho nhân loại và phương pháp để có nền tảng ấy phù hợp từng người với căn cơ riêng. Có cần thiết hay không khi đập phá, phủ nhận nền đường bên dưới lối đi để và chỉ để chứng minh sự ưu việt của chiếc xe và tài năng của nhà sáng chế công nghiệp? Không và không bao giờ cần như thế trừ phi nhằm thỏa mãn tâm lý ngã mạn vô cùng ích  kỷ.

Quán thân bất tịnh, quán pháp vô ngã, quán tâm vô thường có gì không đúng nếu so với kiến thức y khoa hiện đại nhất? Lý nhân quả không phải biện chứng hay sao?  Quan niệm về các cõi hiện tại và sau khi ta mất cũng không có gì phản khoa học. Tất cả, kinh điển nhà Phật, chỉ và chỉ có thể coi là bước đầu tiên của con người tiến về ánh sáng, và bước đầu ấy căn bản, nền tảng, quan yếu đến mức nếu ai đấy dù chỉ nghĩ đến “quá độ” qua nó cũng là mạo muội, đốt cháy giai đoạn, xây nhà từ nóc, sự minh triết mong cầu rốt cuộc chông chênh khập khểnh vì đã phí phạm cơ hội xây nhà minh triết từ ABC. Nếu muốn cho rằng những người đốt cháy giai đoạn là đúng thì phải chứng minh được trí khôn chỉ xuất hiện khi “ta” chào đời, trước “ta” không có trí khôn, mông muội hết thảy! Mà chỉ riêng việc đặt vấn đề như thế đã gây cười rồi...

Câu “xây nhà từ nóc” không biết nguồn cội từ đâu, nhưng khi ông huấn luyện viên bóng đá người Áo đến Việt Nam dẫn dắt đội tuyển áo đỏ, sau bao nhiêu hỉ nộ ái ố đã thốt lên như thế để phản ánh thực trạng nền bóng đá xứ sở này, câu ấy hình tượng và rất hay, cô đọng được bối cảnh chẳng những của bóng đá. Tìm cầu minh triết là xu hướng chung của mọi người, nhưng nếu “xây nhà từ nóc” âu cũng rơi vào tình cảnh như bóng đá xứ mình vậy...
Bàn vui...
 
Nguyễn Thành Công