Mùa xuân vừa qua, trong bài “Xuân và Trường Xuân” tác-giả đã chỉ rõ thời gian không phải là Xuân, nhơn vật không phải là Xuân, cho đến sự sự vật-vật cũng đều không phải là Xuân, song ngoài tất cả sự vật ra, chúng ta lại cũng chẳng tìm thấy đâu là Xuân nữa.
Mùa xuân hoa đào nở tại Miền Núi Sapa - Lào Cai.
Thế thì Xuân từ đâu sanh ra? – Có phải tự-nhiên mà có chăng? – Không! – Xuân không phải tự-nhiên có, mà bỡi tâm-niệm của loài người tưởng-tượng gây nên, bỡi cổ-nhơn bịa đặt và bỡi đế-quắc kỷ nguyên sắc lập ra.
Từ đó về sau, Xuân đã thành cái tục-lệ bất-hủ, nên cứ mỗi độ Xuân đến, người ta đua nhau mến Xuân, thưởng Xuân, rước Xuân, và mừng Xuân.
Phàm cảnh vật gì có tánh-cách hoà-dịu vui-thích, thì đều mượn lấy danh-từ Xuân mà nêu lên để mô-tả. – Lúc xem thấy trời ấm-áp điều-hoà, khí quang thanh-bạch, thì gọi là Xuân-thiền; - thấy cảnh vật tốt-tươi, non sông gấm-vóc, thì bão đó là Xuân-cảnh, - thấy muôn hoa đua nở, rực rỡ đầy cành, thì cho đó là Xuân-hoa, - nghe tiếng hót véo-von vui-thú của loài phi-cầm trên cành, thì than là Xuân-điều, cho đến những Xuân-tình, Xuân-cảm, Xuân-hận, Xuân-tâm… đều vì gặp Xuân mà cảm khái trong long, hoặc đậm-đà vui thú, hoặc đạm-bạc thờ-ơ, rồi phát hoạ ra vậy.
Trong bào mùa Xuân năm nay, tôi lấy hai chữ “Xuân tâm” mà làm đề-mục.
Hai chữ “Xuân tâm: nầy vẫn là danh-từ phổ-thông, mà kỳ-thực nó lại có ý-nghĩa cao xa hơn; vì mọi người nói Xuân-tâm theo lẻ thông-thường, mà tooi thì nói Xuân-tâm dựa theo đạo-lý, đầy thú-vị thâm-trầm, vui có mà khổ cũng có, làm cho mọi người thưởng-ngoạn đến, thì dễ đã mấy ai chẳng như gợi, như khêu, như buồn, như tủi, như ngẫm-nghĩ, như trông-mong, cảm-tình vô-hạn, chứa-chan trong lòng. – Nên Xuân-tâm của tôi nói khác với hai chữ “Xuân-tâm” thông-thường là thế.
Có người nói Xuân-tâm là tâm-tình cảm thương Xuân; - nghĩa là trot nặng vì tình sanh ly tử biệt, chạnh long thương-thương nhớ-nhớ không biết tỏ cùng ai, khác nào như hoa xuân còn búp; hoặc than-than thở-thở, cất giọng ưu sầu hoà nhịp với tiếng chim quyên gọi bạn; ấy là đối với Xuân mà sanh niềm hoà-cảm.
Lại có người nói rằng: Xuân-tâm là cô gái mến tiếc buổi xuân thì; chỉ cho cô gái đương tuổi xuân-xanh, xuân-tình bồng-bộc, ước-ao mơ-tưởng như mộng như ngây, bân-khuân trong dạ như đứa câm bị chiêm-bao chẳng nói ra được, mạy-mạy trong long như người buôn bị mất của, trong-tim thơ-thẩn…Ấy là đối với Xuân mà sanh tình mơ-mộng.
Hai nghĩa trên đều chỉ tâm-tình hoài cảm Xuân mà thôi, chẳng có ý-nghĩa gì khác.
Tôi nói Xuân-tâm đay không phải như thế, mà chính chỉ rõ Xuân cũng là một món trong các món của tâm biểu-hiện ra. – Xuân chỉ là thời-gian, thuộc về một món bất-tương-ứng hành pháp trong bách-pháp, do thức-tâm biến hiện. (theo bách pháp minh môn luận).
Xuân-tâm đây, - “Xuân” là ví dụ, còn “tâm” là biểu-pháp. – Vì Xuân là cái của mọi người ưa-chuộng, tâm cũng vậy, hễ tâm nhu-hoà, tâm nhơn-ái, tâm từ-thiện, tâm khoan-hồng…,thì mọi người ai cũng ưa-mến như ưa-mến Xuân vậy.
Xuân-tâm đây, - “Xuân” là đầu tiên trong 4 mùa xuân, hạ, thu và đông, là thâu-công sanh-trưởng của vạn vật. –Còn “tâm” là cội-nguồn của muôn pháp, dầu là mê, ngộ, sắc, không, mười pháp-giới đều là cái ảnh tưởng của nhứt-tâm.
Xuân-tâm đây chỉ là các kẻ phàm-nhơn vì mê-muội, luống say đắm theo cảnh ngũ-dục, thấy có thu đông, nên bị sanh-tử luân-hồi mãi.
Xuân-tâm đây là chỉ các bực hiền-thánh, vì đã giác-ngộ tự-tại an-vui trong cảnh xuân-thọ. - Vậy mới biết rằng không có tâm thì không biến-hiện ra Xuân; mà không Xuân cũng không tiêu-biểu được tâm, tâm như hình mà Xuân như bóng vẫn không rời nhau, nên Xuân của cá-nhơn cho đến mỗi quấc-độ đều theo tâm-hạnh mọi người mà biểu-hiện.
Với hai chữ “Xuân tâm” ấy, ta có thể chia làm 4 giai-đoạn như sau nầy: 1. Thể tánh; - 2. Nghiệp dụng; - 3. Quả báo; - và 4. Quán hành.
1. Thể tánh.
Tâm thể vẫn là viên-dung bao trùm mười phương khắp cả pháp-giới, bình-đẳng một vị, ở nơi thánh không thêm, ở nơi phàm không bớt, rốt rào thanh-tịnh, không bị trần-lao làm hôn-trược, phiền-não làm lu-lờ. - Nước trong không sinh được cái trong của nó, tuyết trắng không ví được cái sạch của nó; rất sáng-suốt chói trời chói đất, suốt xưa suốt nay, các chỗ tối không thể tối được nó, các vật ngại không thể ngại được nó, ngày Xuân không sánh được cái sang của nó, trăng thu không ví được cái trong-trẻo của nó. – Nó đầy đủ sẵn-sàng vô-lượng vô-biên công-đức, xuất sanh vô-lượng vô-số thánh-hiền; - vô-ngại tự-tại, sanh-tử không làm chết được nó, ma-quân không thể hại được nó; - linh-diệu nhiệm-mầu, thiên-nhản không dòm được nó tha-tâm thông không, biết được nó; - bỡi không thuộc về số lượng, nên khi Phật gạn hỏi tâm ở đâu, thì ông A-Nan chỉ bảy chỗ mà không trúng.
Trong kinh Kim-Cang nói: “Trong ba đời suy tìm đều không thể thấy được tâm”.
Ngài Thần-Quang cũng tìm tâm không được. – Nhưng, không phải là không tâm, vì các hiền thánh nhờ đó mà giác ngộ, kẻ phàm-phu do đó mà có tri-giác, đến như vạn vật cũng do đó mà sanh thành. – Nó không hình không tướng, không thuộc về thời-gian và cũng không thuộc về không-gian, không thể lấy lời mà chỉ bày, hoặc dung văn-tự mà miêu-tả cho cùng được, chỉ cưởng gọi là: tâm hay là: chơn-như-tâm và thường-trụ chơn-tâm, vân vân…
Tâm-thể ấy thánh phàm đều sẵn có, song duy thánh-nhơn thì giác-ngộ hoàn-toàn, nên chứng thánh bồ-đề; còn chúng-sanh thì mê-muội điên-đão, nên bị sanh-tử.
Với tâm-thể rộng lớn bao la, mười phương hư-không so với nó thì không khác nào một chút mây ở giữa thái-hư. - Với cái tâm-thể vô-thỉ vô-chung vô-cùng vô-tận đó, lấy một năm, một thế-kỷ, hay một kiếp… mà so với nó, thì không khác nào một giây đồng-hồ đem sánh với vô-tận kiếp.
Vì không nhận được tâm-thể ấy, nên có: mê, ngộ, thánh phàm, chúng-sanh, thế-giới, khổ, vui như sau đây:
2. Nghiệp dụng.
Nghiệp-dụng có hai thứ: 1. Mê-nghiệp-dụng, và 2. Ngộ-nghiệp-dụng.
1. “Mê nghiệp-dụng”: - Vì chúng-sanh mê tự tâm, nên toàn thể chon-tâm hoá ra hư-vọng. - Vọng-niệm đã khởi, nên có vô-số phiền-não sanh-diệt. –Ví như đám mây đen vừa nổi lên, thì mặt trăng tỏ liền bị che khuất; - ở trong cảnh-giới đêm trường mù-mịt ấy, người ta đâu có nhận thấy chon-tướng của sự-sự vật-vật nữa.
Vậy nên: mê ở mắt, thì khởi nghiệp-dụng hư-vọng biết sắc tốt xấu; - mê ở tai, thì khởi nghiệp-dụng hư-vọng biết tiếng hay dở; - mê ở mũi, thì khởi nghiệp dụng hư-vọng biết mùi thơm thúi; - mê ở lưỡi, thì khởi nghiệp-dụng hư-vọng biết vị ngon dở; - mê ở thân, thì khởi nghiệp-dụng hư-vọng biết cảm xúc vui khổ, - và ở ý khởi nghiệp-dụng hư-vọng phân biệt lành dữ, vân vân…. hễ mê thì sự hành-động thiện ác đắp đổi sanh diệt không ngừng.
1. Hằng ngày tâm suy-nghĩ ác và hành-động ác cực điểm (bực thượng), toàn không còn có một chút hành-động lành, ấy là: Địa-ngục-tâm.
2. Trọn đời tâm-hạnh đều làm ác (bực trung), kém thua bực trước, mà nhứt là tham-lam bỏn-sẽn, ấy là: Ngạ-quỷ-tâm.
3. Quanh năm tâm-niệm và hành-vi đều là ác (bực hạ), thua hai bực trước, mà nhứt là vong ơn bội nghĩa, thương luân bại lý, vân vân… ấy là: Súc-sanh-tâm.
Ba hạng trên đây than-tâm toàn là ác-nghiệp, dầu có khởi chút thiện-nghiệp cũng liền tiêu mất; ví như trong lò lửa bừng rời một giọt tuyết vào đó, thì liền thấy tiêu tan.
4. Còn như những kẻ hằng ngày tâm nghĩ việc lành, thì làm việc lành (bực hạ), mà nhứt là còn giận dữ, ganh ghét, kiêu ngạo, vân vân…ấy là: A-tu-la-tâm.
5. Còn như những người trọn đời tâm-niệm và hành-vi đều lành (bực trung), mà nhứt là có lảnh thọ pháp tam-qui ngũ-giới của Phật, ấy là: Nhơn-tâm.
6. Còn như những người quanh năm tâm-niệm và hành-vi toàn là nghiệp-thiện bực thượng, mà nhứt là gồm có bố-thí, trì-giới, và tu thiền-định, ấy là: Thiện-tâm.
Ba thực trên đây dầu thuộc thiện-nghiệp, song sau lại còn tạo ác-nghiệp nữa, luống bị luân-hồi mãi trong ba cõi, nên cũng nhiếp về trong hàng mê-muội.
Nói tóm lại, tâm có thiên hình vạn trạng, không thể kể xiết, hết lớp mê nầy đến lớp mê khác, mê trở nên mê từ hồi nào đến bây-giờ mà chưa hề giác-ngộ; có khác gì như hết Xuân sang Hạ, hết Thu sang Đông, lại kế đến Xuân nữa, năm này đến năm sau, biết bao giờ cùng tận, nếu không một phen giác-ngộ!
2.”Ngộ-nghiệp-dụng”: - Các bực thánh-hiền nhờ trí quan-sát thông-đạt, thể-tánh thanh-tịnh bình-đẳng, tuỳ thuận thể-tánh ấy mà tu hành dứt sạch mê-vọng tập khí từ vô-thỉ kiếp, chuyển mê ra ngộ, cả toàn thể chơn-tâm lưu-lộ; - ví như một trận gió lớn thổi tan đám mây-mù, làm cho mảnh-trăng trong sang xuất hiện.
Nhưng tâm giác-ngộ có nhiều bực khác nau!
1. “Tâm Thanh-văn”, - tâm nầy nhỏ hẹp, tu pháp Tứ-đế, để cầu sự giải-thoát an-vui nơi cảnh-giới Niết-bàn tịch-tịnh.
2. “Tâm Duyên-giác”, - tâm nầy tuy phần nhiều lo phần tư-lợi, song cũng phần ít nghĩ đến sự lợi-tha, chuyên tu pháp Nhơn-duyên để cầu giác-ngộ.
3. “Tâm Bồ-tát”, - tâm nầy rộng-lớn vô cùng, đối với trên mong cầu thành Phật, dưới thì lo hoá-dộ chúng-sanh, lấy việc lợi-ích toàn-thể làm tư-lợi, nên tu cả sáu độ muôn hạnh; phàm việc gì có lợi-ích cho mình và chúng-sanh thì đều làm cả, không luận việc lớn hay việc nhỏ.
Lại thông-đạt tất cả cảnh-giới đều là tự-tâm biến hiện; long đại-bi nhận thấy chúng-sanh với mình đồng một thể-tánh, hễ chúng-sanh vui tức là mình vui, chúng-sanh khổ tức là mình khổ, nên phát đại-nguyện thường qua lại trong biển sanh-tử, để cứu độ chúng-sanh ra khỏi sông mê bước lên bờ giác.
4. “Tâm Phật”. – Tâm Phật tức là Bồ-tát-tâm viên mãn, vì Bồ-tát là “nhơn” mà Phật là “quả”, - “nhơn” gồm trong biển “quả”, “quả” lại suốt cả nguồn “nhơn”.
Chẳng những thế thôi, Phật-tâm lại ở trong tất cả chúng-sanh-tâm, mà các chúng-sanh-tâm cũng không ngoài Phật-tâm, nên kinh nói: Tâm, Phật, và chúng-sanh, ba món ấy vẫn không sai khác, song vì mê ngộ mà thành thánh phàm sai biệt.
Đó là nói toàn-thể chung của các bực giác-ngộ; nếu nói riêng các môn tâm thì có: thệ nguyện-tâm, bao-la không bờ mê, - thiền-định-tâm bền-chắc không dời=đổi, - tinh-tấn-tâm chắc-thật không bao giờ gián-đoạn, - từ-bỏ-tâm vô-lượng, làm cho mọi loài chúng-sanh đều được an vui, ví như mùa Xuân thấm nhuận các loài cây cỏ bội phần tốt tươi, - hỷ xã-tâm vô-lượng làm cho tất cả chúng-sanh đều được nhờ ơn giáo-hoá, như gió Xuân dịu-hoà êm-ái, làm cho muôn vật thêm phần trưởng dưỡng.
Lại còn có Bồ-đề-tâm tăng-trưởng như cây cổ-thọ sum-sê, thần-thông-tâm mầu-nhiệm biến hoá vô cùng, cho đến vi-diệu-tâm, quảng-đại-tâm,, thù-thắng-tâm…toàn là diệu-dụng của thường-trụ chon-tâm cả.
3. Qủa-báo
Quả-báo cũng có hai thứ: 1. Mê-quả-báo, và 2.Ngộ-quả-báo.
“Mê-quả-báo” chi làm hai loại:
A. - Quả-báo về hữu-lậu-ác
1. Địa-ngục tâm-hạnh: cảm quả báo thiêu đốt, gông-cùm, đói lạnh ở Đại-ngục.
2. Ngạ-quỉ tâm-hạnh: cảm quả-báo than hình gầy-ốm, suốt đời không kiếm được bữa ăn, hễ thấy cơm thì cơm hoá ra lửa, thấy nước thì nước biến thành huyết ở cõi Ngạ-quỉ.
3. Súc-sanh tâm-hạnh: cảm quả-báo ở Súc-sanh, than phần hèn-hạ, suốt đời chỉ bị mọi người sai-sử, lúc kéo cây, khi mang vật, lại có khi bị người giết để đền trả nợ trước.
Ba hàng ấy chỉ vì long tham, giân, ngu-si quá độ, tạo ác-nghiệp vô-lượng, nên phải chịu than đoạ-đầy trong chốn đau-khổ.
B. - Quả-báo về hữu-lậu-thiện
1. Nhơn-đạo tâm-hạnh cảm quả-báo ở trong loài người, tâm khi chịu điều bức-khổ mà lắm lúc cũng hưởng được sự an-lành.
2. A-tu-la tâm-hạnh: cảm quả-báo bị khổ thiếu các món ăn ngon và bị nạn chiến-đấu khốc-liệt, mặc dầu hạng nầy có thần thông phép lạ hơn người.
3. Chư-thiên tâm-hạnh: cảm quả-báo sống lâu hơn loài người và từ than-hình cho đến thức ăn thức mặc, nhứt-nhứt các món thọ-dụng đều được tốt đẹp sẵn sang chìu theo ý muốn.
Ba hạng nầy tuy tạo nhiều nghiệp lành, nhưng tâm-hạnh còn trong vòng hữu-lậu, tham đắm theo ngũ-dục, mong cầu quả-báo nhơn-thiên, nên dầu hưỡng được sự an-vui, song vẫn còn cuộc trong vòng luân-hồi sanh-tử.
Tóm lại, những cảnh-giới trên nầy gọi là: cảnh-giới lục-phàm; bỡi tâm-niệm còn sanh-diệt mê-lầm, chưa hồi tâm theo con đường giải-thoát, nên tạo nghiệp gì thì đều có quả-báo của nghiệp ấy, - Nghiệp dữ thì y-báo và chánh-báo đều xấu xa và thống khổ,- nghiệp lành thì cảm y-báo và chánh-báo tốt đẹp cùng an vui…
Bỡi thế, nên biết thân có khổ có vui, có sanh, già, bịnh, chết, - cảnh-giới có xấu, có tốt, có thành, trụ, hoại, không, cũng đều theo tưởng-tâm và nghiệp-lực chuyển biến; - tâm đã sanh-diệt, thì cảnh-giới cũng xoay đổi không ngừng; nên Xuân qua rồi Hạ lại, cho đến hết Xuân năm nay sang Xuân năm khác…Nhưng tâm còn tạp-nhiễm điên-cuồng, thì được mấy khi hưởng thú vị của Xuân bao giờ!
Quả-báo về giác-ngộ có hai thứ:
1. Quả-báo về Tiểu-thừa. – Nói về Thanh-văn thì do tu tập Tứ-đế mà chứng ngộ vô-dư Niết-bàn; còn nói về Duyên-giác thì do tu Nhơn-duyên-quán mà chứng nhập Bồ đề. - Cảnh-giới của hai bực nầy đã siêu-việt ra ngoài ba cõi; than không còn bị sanh, già, đau chết, tâm thì đã dứt sạch phiền-não hệ-luỵ, chỉ một mình ann hưởng trong cảnh-giới tịch-tịnh Niết-bàn.
2. Quả báo về Đại-thừa. – Nói về quả-báo của Bồ-tát, thì bực nầy là “nhơn”, mà Phật là “quả”. – Trong bực Bồ-tát có nhiều địa-vị sai khác, có bực mới phát tâm, gọi là: Sơ phát tâm Bồ-tát, - có bực tu hành đã nhiều kiếp gọi là: Đăng-địa Bồ-tát, - có bực đã gần Phật-quả, chỉ còm một đời là ra kế-vị Phật, để hoằng-hoá chúng-sanh, gọi là: Nhứt-sanh Bồ-xứ Bồ-tát.
Ấy cũng đều do tâm-trí và công-hạnh có cao thấp mà hiện ra hoặc than, hoặc cảnh, đều tốt đẹp vô cùng, của-cải dư-dật, quyến-thuộc đông nhiều, trí-huệ viên-mãn, thần-thông tự-tại, gần bằng địa-vị Phật mà không tham-đảm, ở trong luân-hồi mà không bị nhiễm ô, nên mặc dầu ra vào trong ba cõi hoá-độ quần-sanh; lúc ở cõi Trời, khi sanh cõi Người, cũng có khi làm quấc-vương, làm tướng-sĩ, làm thiện-hữu, làm minh-sư hoặc theo loại chúng-sanh mà hiện than cứu-độ, dắt-dìu tất cả đều xa lìa cảnh-giới buộc rang, hưởng cảnh-giới an-vui giải-thoát.
Nói về Phật-quả, tức là bực Bồ-tát trước kia nhiều kiếp tu hành, công viên quả mãn, bao nhiêu vô-minh nghiệp-chướng đều đã dứt bặt mà nhứt-thế-trí hiện bày, chứng thành Phật quả, lấy trăm ức thế-giới làm một nơi sở-hoa, trong thế-giới ấy đều trang-nghiêm vô cùng, đất toàn vàng ròng bằng phẵn như mặt nước khi gió đã ngừng, lại xen lẫn lưu-ly, bạch-ngọc để trau-dồi, thành những hàng câu-lan bảy lớp, thành những bờ ao sang-ngời, cho đến lâu-dài cây-cối toàn sáng chói bằng những chất thất-bão hiệp thành; thật không kể xiết!
Lại trong ao chùa toàn nước bát công-đức ngọt, thơm, trơn dịu, nhẹ nhàn, uống chẵng những đở khát, lại còn tư-nhuận than-phần càng thêm tươi-đẹp; trong nước ấy lại mọc lên các chồi hoa sen to-lớn, đủ các màu xanh vàng đỏ trắng. - Kể đến trên hư-không thì có muôn vàng thiên-nhạc xướng-ca hoà nhịp với tiếng kêu hót của các loài chim Anh-vũ, Cọng-mạng, Bạch-hạt, trên cành cây thất-bão. - Tiếng chim kêu, bài thiên-nhạc, cho đến những tiếng nước chảy gió rung, đều diễn ra pháp-âm nhiệm-mầu khêu gợi những người tu học, vân vân…
Y-báo đã thế, thì Chánh-báo cũng không khác gì, - Nói đến Phật thì đủ cả ba than tự-tại, bốn tri viên-dung ở nơi than đã vô cùng tướng-bão, lại toả ra những đạo hào quang sang-ngời, ngồi trên toà hoa sen, thuyết pháp độ sanh, xung-quanh lại có vô số Bồ-tatsm phước-trì trang-nghiêm làm quyến-thuộc và giúp đỡ sự hoằng-hoá của Phật; - dưới nữa là những người đã tu tập tất cả pháp lành cùng sanh về trong đó, đều coi Phật là một đấng tự-phụ, là chỗ nường nhờ, thường theo lời dạy-bão mà tu hành, không bao giờ thối-nhuyễn.
Và lại trong cõi Phật không có ba đường dữ: Địa-ngục, Ngạ-quĩ và Súc-sanh, không thân đàn-bà, không tướng xấu-tốt, không có người gian-gião, từ Phật cho đến chúng đệ-tử đều sống lâu vô cùng, nên không kẻ già người trẻ, dẫu chư-thiên cũng quần-tiên cũng không sao sánh kịp.
Lại ở cõi Phật thì ai nấy đều có yêu sang, quấc-độ toàn bằng ngọc báu chói ngời, chiếu thấu vô-lượng mười phương, không cần có mặt trăng mặt trời và cũng không đêm ngày.
Lại trong cõi Phật đủ tất cả các món thọ-dụng tráng-nghiệm, từ đồ ăn chí thức mặc, tự-nhiên sẵn sang, muốn ăn thì có ăn, muốn mặc thì có mặc, không cần người hầu-hạ sắp đặt.
Lại trong cõi Phật, nhơn-dân than-thể nhẹ nhàng, bay qua lại trên hư-không rất lanh lẹ, mỗi buổi mai lượm bóng bay đạm đi cúng-dường mười phương Chư-Phật rồi trở về nước không trễ bữa ăn.
Trong cõi Phật, khí-hậu được điều-hoà mát-mẻ, bỡi không đong hạ đổi thay, tâm chẳng hải-hùng, bỡi thiên-ma thú dữ không khổ vì oán thù gặp gỡ, chẳng lo rầu vì ân-ái chia phôi, ăn xong lại dạo dĩ, hoặc tụ-họp nơi hàng cây báu hoặc bàn-luận phép tu hành, từ người nầy đến kẻ khác, từ vật nọ đến vật kia, đời đời kiếp kiếp được an hưởng cảnh khoái-lạc, nhà-hạ tiêu-diêu, nên không mùa Xuân như ta mà người người đều vui thú, không ngày Xuân như ta mà lúc nào cũng vẫn ôn-hoà không cảnh Xuân như ta mà vật-vật đều đượm-nhuần tươi tốt.
Thật là không Xuân mà vẫn Xuân hoài; - cái Xuân ấy không cuộc thời-gian, không cuộc không-gian, chỉ là cảnh-giới nhiệm-mầu của tự-tâm thanh-tịnh, dầu cho mô tả hay đem cảnh Xuân của cõi Trời, cảnh Xuân của Bắc-châu, cảnh Xuân của Chuyển-Luân-Vương, và cảnh Xuân của đời Đường-Ngu, vân vân… mà so sánh, thì trăm phần không dễ được một.
Nên biết cảnh Xuân của cõi Phật không thể lấy lời mà nói, hay lấy tâm lượng mà suy lường, chỉ chúng ta ngừng tâm lại dủ bỏ tất cả những sự mê-lầm phân-biệt mới có thể chứng nhận được một đôi phần. - Thế thì cái Xuân của chúng ta đua nhau vui hưởng đây có gì mà tang than, mà ước-ao, mà hòng cảm khái ư?
3. Quán hạnh
Bỡi các lẽ trên đó, nê tooi lấy hai chữ “Xuân tâm” làm đầu đề, để chỉ rõ rằng Xuân là cái biễu-hiệu của tama, mà tâm là cơ-quan tạo thành ra Xuân.
Nếu muốn được cái Xuân ở cảnh Phật, thì chúng ta nên luyện tập theo tâm Phật; - muốn được thành tâm Phật, thì phải gọt sạch tâm-niệm sai-lầm của chúng-sanh; vì tâm chúng-sanh là tâm si-mê đã huấn luyện từ lâu ngày, chồng-chập nhiều lớp đã dầy lại sâu. – Ví như cái áo đã nhuộm đen nhiều nước, nay muốn làm cho hết đen hoá trắng, tất phải mất nhiều công-phu, cách-thức hoá-học mà giặt diệm thì còn mong có ngày kết-quả.
Chúng ta muốn cho tâm sang-suốt hiện bà, thì phải dùng phương-pháp và công-phu tu trì, cũng không khác nào sự giặt áo kia vậy; - chỉ làm cho sạch chững-tử tập-khí hư-nguỵ trong tâm thì chon-tâm hiện bày.
Trong các pháp-môn của Phật dạy duy có pháp-môn Tịnh-độ là dễ tu hơn cả, hoặc tu theo pháp điều-tâm đây cũng là một pháp dễ-dàng, - Pháp ấy có ba điều cần-yếu:
1. Nhận biết sanh-tử là việc lớn, vô-thường chóng mau, không ai tránh khỏi và cũng không ai hứa-hẹn được;
2. Nhận biết các pháp đều như chiêm-bao, như huyền-hoá, chẵng có gì đáng tham tiếc, đáng yêu-chuộng, nên đối với các việc: than thích oán thù, danh lợi, quyền chức, vân vân…đều chẳng đễ vào tâm.
3. Lập chí vững bền, quyết định tiến lên mãi, không bao giờ thối-chuyển, đâu có tật binh cũng không đổi dời, nếu chưa kiến-tánh thành Phật.
Sắm đủ ba môn tâm cần-yếu nầy rồi, thì đề-khởi một câu thoại-đầu, nghĩa là niệm “Nam-mô A-Di-Đà-Phật” đủ mười lần, rồi tự hỏi rằng: “Niệm Phật ấy là ai”, thầm-thầm đề-khởi một câu ấy, sẽ-sẽ tham-cứu một câu ấy, không xem một tâm-niệm gì làm rối loạn, chớ để cảnh vật làm thiên-di, không thuận cảnh ưa, không chống cảnh nghịch, phải trái đều bỏ ngoài tai, hơn thua không cần để ý, cứ ghi một câu ấy nơi tâm, đi cũng tham, ngồi cũng tham, cho đến chỗ hết ngỏ dụng-công, tham cho đến lúc không thể để ý, thì bỗng nhiên giác-ngộ, toàn thể Phật vẫn ở nơi tâm mình, mà tâm mình bổn-lai là Phật.
Lúc ấy tuỳ duyên mà làm tất cả Phật-sự, không một điều gì trở ngại.
Mùa xuân năm nay, Từ Bi-Âm giới thiệu quí-vị Độc-giả vớ một cảnh Xuân rất là xing-đẹp an-vui, rất tự-tại nhứt, là rất trường-cữu vô cùng, mà cảnh ấy chẳng phải ở đâu xa lạ. - Nếu quí ngài vui lòng muốn hưởng thọ cảnh Xuân ấy, thì cứ tịnh-tâm tham cứu.
Sau khi xong lễ trừ tịch rồi (đêm 30 tháng chạp đễ dụ trừ hết tập-khí củ, thì mới giác-ngộ thành Phật), một tiếng pháo nổ bùng ra, thì cảnh Xuân hiện bày trước mắt.
Hòa thượng Trí Độ