Đề cương ôn thi trắc nghiệm Đại giới đàn Tâm Hòa IX tỉnh Tây Ninh tổ chức tháng 11 sắp tới. Chúc các giới tử ôn đạt kết quả cao.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TRẮC NGHIỆM ĐẠI GIỚI ĐÀN TÂM HÒA IX
1. Chữ “Phật” nghĩa là gì?Tiếng Phạn là Bouddha
Tiếng Trung Hoa là Giác giả
1, 2 đều đúng
2. Ba bậc của chữ "Phật" là gì?
Bi, Trí, Dũng
Tự giác, Giác tha, Giác hạnh viên mãn
Giới, Định, Tuệ
3. Sự ra đời của Đức Phật gọi là gì?
Giáng sanh, Đản sanh, Thị hiện
Đầu thai
Nghiệp hoặc lôi kéo chuyển kiếp
4. Về phương diện bản thể, Đạo Phật có từ lúc nào?
Từ Phật Thích Ca ra đời
Từ vô thỉ
Từ trước Dương lịch 544 năm
5. Về phương diện lịch sử, Đức Phật là con của ai?
Vua Ba Tư Nặc
Vua Tịnh Phạn
Vua Tần Bà Sa La
6. Đức Phật Đản sanh tại đâu?
Vườn Lộc Uyển
Vườn Lâm Tỳ Ni
1, 2 đều đúng
7. Tam Tạng kinh điển là gì?
Kinh, Luật, Luận
Phật, Pháp, Tăng
Bi, Trí, Dũng
8. Tạng Luật, Phật chế ra khi nào?
Chúng sanh đang phạm giới
Trước khi chúng sanh phạm giới
Sau khi chúng sanh phạm giới
9. Tạng Luận do ai bàn giải ra?
Do Phật nói ra
Do đệ tử Phật theo kinh bàn giải ra
Do đệ tử Phật tự mình ngộ giải nói ra
10. Vì sao giáo lý Đạo Phật có phân ra Đại Thừa và Tiểu Thừa?
Vì mới tu và tu lâu
Vì hai giới xuất gia và tại gia
Vì căn cơ, nguyện vọng, trình lực chúng sanh không đồng nhau
11. Thế nào là Bắc Tông Phật Giáo?
Đoàn truyền giáo từ Ấn Độ sang hướng Bắc
Đoàn truyền giáo từ Trung Hoa sang hướng Bắc
Đoàn truyền giáo từ Thái Lan sang hướng Bắc
12. Đại Thừa Phật Giáo thuộc Bắc Tông hay Nam Tông?
Bắc Tông là Đại Thừa Phật Giáo
Nam Tông là Đại Thừa Phật Giáo
Cả Nam Tông và Bắc Tông đều có Đại Thừa Phật Giáo
13. Mục đích của Đạo Phật là đem lại những kết quả gì cho chúng sanh?
Được tiền bạc nhiều
Được Chơn thường, Chơn lạc, Chơn ngã, Chơn tịnh
Được sống thọ lâu
14. Đức Phật nhập Niết Bàn tại đâu?
Câu Thi Na
Ba La Nại
Vương Xá Thành
15. Đức Phật thuyết bài pháp đầu tiên cho ai, tại đâu?
Năm anh em Kiều Trần Như, tại vườn Lộc Uyển
Ba anh em Ca Diếp, tại sông Ni Liên
Mục Kiền Liên và Xá Lợi Phất, tại khu vực sông Hằng
16. Bài pháp đầu tiên được Đức Phật tuyên thuyết là gì?
Lục độ Ba la Mật
Tứ vô lượng tâm
Tứ Diệu Đế
17. Đức Phật Thích Ca thành đạo ngày nào?
Mùng 8 tháng 12 ÂL
Mùng 8 tháng 4 ÂL
Mùng 8 tháng 2 ÂL
18. Thái tử Tất Đạt Đa ngồi thiền định dưới cội Bồ Đề suốt thời gian bao lâu mới được thành Phật?
Suốt 49 ngày
Suốt 7 tuần
1, 2 đều đúng
19. Bốn tướng khổ ở đời, theo học thuyết của Phật giáo là gì?
Vô thường, khổ, không, vô ngã
Sanh, lão, bệnh, tử
1, 2 đều đúng
20. Đệ tử đầu tiên của Đức Phật là ai?
Ngài Ma Ha Ca Diếp
Ngài Mục Kiền Liên
Năm anh em Kiều Trần Như
21. Người nữ đầu tiên xuất gia trong giáo đoàn của Đức Phật là ai?
Da Du Đà La
Ma Ha Ba Xà Ba Đề
1, 2 đều đúng
22. Đức Phật đã truyền trao Y, Bát lại cho ai kế thừa?
Ma Ha Ca Diếp
La Hầu La
A Nan Đà
23. Quy y nghĩa là gì?
Tìm đến nương tựa nơi hoàn toàn mới, mình chưa từng biết
Nương tựa nơi giàu sang phú quý danh vọng hơn mình
Nương tựa sự an lành của tiền nhân và trở về nơi an lành sáng suốt mà vì mê mờ mình đã lìa xa
24. Tại sao ta cần phải Quy y?
Vì muốn được giàu sang phú quý
Vì muốn trở về lại bản thể an lành, có sẵn của mình
Vì muốn được danh vọng quyền thế
25. Ba ngôi Tam Bảo là gì?
Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo
Bi Bảo, Trí Bảo, Dũng Bảo
Giới Bảo, Định Bảo, Tuệ Bảo
26. Người đệ tử Phật khi xá chào, niệm danh hiệu Phật có ý nghĩa gì?
Để Phật hay, đến gia hộ
Để số lượng niệm Phật được nhiều
Để cùng nhắc nhau ai ai cũng có tánh Phật
27. Tay đang cầm kinh, muốn xá chào mà không có chỗ để kinh, phải làm sao?
Để kinh vào giữa hai bàn tay chắp lại xá chào
Kẹp kinh vào nách, xá chào
Hai tay ôm kinh vào ngực, cúi đầu chào
28. Phải tụng kinh như thế nào, khi có đông người cùng tụng?
Tụng to hơn, để tiếng mình lớn hơn mọi người
Giữ âm thanh hòa với mọi người
Tụng nhỏ lại, để dưỡng sức mình
29. Giới không nói dối, trường hợp nào Phật khai mở cho phép nói dối mà không phạm tội?
Nói dối mà người không biết, hại người hại mình
Nói dối để lợi mình hại người
Nói dối vị lợi tha, có lợi người lợi mình
30. Sám Hối là gì?
Ăn năn lỗi trước, chừa bỏ lỗi sau
Hối lỗi đã qua
Thú nhận lỗi của mình
31. Trong Đạo Phật có mấy pháp sám hối?
Hai pháp
Bốn pháp
Ba pháp
32. Khi lễ Phật, phải lễ như thế nào mới đúng nghĩa?
Năm vóc sát đất, thân tâm cung kính
Vì cầu cho mọi người thấy mà lễ
Lễ vội vã cho xong, lòng không thành kính
33. Năm món diệu hương là gì?
Giới hương, Định hương, Huệ hương, Giải thoát hương và Giải thoát tri kiến hương
Hương hoa sen, hoa Huệ, hoa Lài, hoa Vạn thọ, hoa Cúc
1, 2 đều đúng
34. Mục đích của việc tụng kinh là gì?
Cầu Tam Bảo gia hộ và ban phước
Hiểu nghĩa lý về lời dạy của Phật để tu tập
Để tiêu trừ tội lỗi và nghiệp chướng
35. Mục đích của việc Niệm Phật là gì?
Diệt trừ ma chướng, không quấy phá tinh thần
Mong được sở nguyện sở cầu như ý
Tưởng nhớ danh hiệu và công hạnh của Đức Phật, để noi theo tu tập
36. Hãy kể tên những pháp niệm Phật?
Trì danh và Tham cứu
Kim Cang, Quán tưởng và Trì Danh
Trì danh, Tham cứu, Quán tưởng và Thật tướng
37. Ý nghĩa của ăn chay, như thế nào mới đúng nghĩa?
Ăn chay để trả lời vái, lời thề
Ăn chay để được nhẹ thân thể bay lên được
Ăn chay vì lòng từ bi và bình đẳng, vì muốn tránh quả báo luân hồi, vì muốn tránh nhiễm máu huyết uế trược của thú vật
38. Sự vận hành của nhân quả, phải qua những yếu tố nào?
Nhân, duyên, quả
Nhân, nghiệp, quả
Nhân, quả
39. Hiểu luật nhân quả có lợi ích gì?
Không còn tin tưởng sai lầm vào Thần quyền, mê tín dị đoan
Tin tưởng vào chính năng lực của mình, không chán nản, không trách móc
Hai câu trên đều đúng
40. Con người sau khi chết đi về đâu?
Chết là mất hẳn không còn gì tồn tại
Chết rồi vẫn sanh lại làm người, không bao giờ thay đổi
Tùy nghiệp nhân đã tạo, chuyển kiếp luân hồi thọ nhận nghiệp quả
41. Tu nhân gì được sanh thiên
Thực hành năm giới
Tu tập mười điều thiện
Tụng kinh, niệm Phật
42. Trong những giới Phật chế ra cho người tu tập hành trì, có giới nào áp dụng chung cả hai hàng: Xuất gia và tại gia?
Giới Tỳ Kheo
Giới Bồ Tát
Giới Bát Quan Trai
43. Đối với người tạo mười ác nghiệp, ta nên có thái độ như thế nào với họ?
Nguyền rủa họ, bỏ mặc
Trừng phạt họ cho đáng
Tội nghiệp họ, khuyến hóa
44. Đối với người tu tập tăng tiến hơn ta, ta có thái độ thế nào với họ?
Ganh tị họ, mai mỉa
Tùy hỷ theo họ, thực hành theo
Ghét bỏ họ, xa lánh
45. Con người đẹp hay xấu, khỏe mạnh hay đau yếu, khổ hay vui, giàu hay nghèo khác nhau là do nguyên do gì?
Do định mệnh an bài
Do đấng Tạo Hóa ban cho
Do nghiệp lực chiêu cảm
46. Trong mười điều dữ, những điều nào gọi là Tam Độc?
Tham lam, sân hận và si mê
Sát sanh, trộm cướp và tà dâm
Nói dối, nói thêu dệt và nói lời hung ác
47. Trong ba cách bố thí, cách nào lợi lạc nhất trong sự tu tập?
Tài thí
Pháp thí
Vô Úy thí
48. Bố thí Ba La Mật là thế nào?
Bố thí mà vô chấp, không phân biệt
Bố thí để cầu phước báo nhân thiên
Bố thí để cầu danh lợi
49. Lời dạy cuối cùng của đức Phật cho hàng đệ tử và tín đồ như thế nào, trong sự tu tập giải thoát ?
Hãy thờ cúng lễ lạy ta, ta ban cho sự giải thoát
Hãy siêng niệm danh hiệu ta, để được giải thoát
Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, tinh tiến tu tập để tự giải thoát
Hãy tự làm thầy để tự giải thoát
50. Hãy minh định rõ danh hiệu ba vị Phật trong Tam thế Phật ?
Phật Di Đà, Quan âm và Thế Chí
Phật Thích Ca, Phật Di Đà và Phật Di Lặc
Phật Tỳ Bà Thi, Phật Dược Sư và Phật Ca Diếp
1, 2, 3 đều đúng
51. Danh xưng thông thường nhất để gọi thầy Bổn Sư, Y chỉ Sư, hoặc các vị Tăng thân cận là gì ?
Thầy
Hòa Thượng
Đại Đức
Thượng Tọa
52. Phương pháp đối trị lòng tham muốn quá độ là gì?
Nhẫn nhục và từ bi
Ít muốn và biết đủ
Vị tha và hoan hỷ
An phận thủ thường
53. Sáu cõi phàm luôn làm chúng sánh hay luân chuyển là gì?
Hiền, Thánh, A la Hán, Bồ tát, Thinh văn, Thiên
Thiên, Nhân, A tu la, Súc sanh, Ngạ quỷ, Địa ngục
1, 2 đều đúng
Trời, người, súc sánh, ngạ quỷ, phi nhân, thần linh
54. Bốn quả Thánh là những quả nào ?
Thinh văn, Duyên giác, Bồ tát và Phật
Hiền, Thánh, A la hán, Bồ tát
Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán
1, 3 đều đúng
55. Thế nào là nghiệp ?
Ý nghĩ, hành động vừa mới bắt đầu
Ý nghĩ hành động đã quen không thể bỏ được
Ý nghĩ, hành động tạo tác đã lâu
Hành động cố ý và hành động vô tình
56. Đức tánh Hòa hợp có liên hệ thiết thực với ngôi vị nào trong 3 ngôi tam Bảo?
Phật Bảo
Pháp Bảo
Tăng Bảo
1, 2, 3 đều đúng
57. Muốn được sanh về cõi Tịnh độ, trước tiên cần phải đủ ba điều kiện thế nào?
Bố thí, vị tha và tinh tấn
Đức tin chắc, lập hạnh nguyện vững và thực hành đúng
Căn lành phước báo, nhân duyên lớn
2, 3 đều đúng
58. Ba đường ác trong luân hồi là gì?
Thân ác, khẩu ác và ý ác
Địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh
Dục giới, sắc giới và vô sắc giới
Ác nhân, ác đức và ác tâm
59. Dùng khẩu nghiệp lành nhiếp hóa chúng sanh, là phần nào trong Tứ nhiếp pháp?
Đồng sự nhiếp
Ái ngữ nhiếp
Lợi hành nhiếp
Bố thí nhiếp
60. Tam pháp ấn là gì?
Vô thường, khổ và vô ngã
Nhân quả, luân hồi và nghiệp báo
Vô thường, vô ngã và Niết bàn
1, 3 đều đúng
61. Biểu tượng Phật Thích Ca ngồi an tọa, đôi mắt ngó xuống là ý nghĩa gì?
Nhìn xuống để xem chúng sanh lễ Ngài có thành kính không
Dạy chúng sanh tu tập, phải luôn quay lại quán sát nội tâm của mình
Dạy chúng sanh tu tập, phải ngồi yên bất động ai làm gì cũng mặc
1, 2, 3 đều đúng
62. Biểu tượng Phật Di Lặc với 5 đứa bé bu quanh nói lên ý nghĩa gì?
Tu tập phải có nhiều người cùng tu
Tu tập để có bụng to như Ngài
Tu tập phải luôn hoan hỷ, có lòng vị tha và xả bỏ mọi chướng ngại xung quanh
Tu tập để có nụ cười như Ngài
63. Quả vị giải thoát trong pháp tu Thập thiện là gì?
Không có quả vị giải thoát
Phước báo cõi trời
Giàu sang phú quý
Phước báo và tuổi thọ
64. Trong con đường tu tập, gặp chướng ngại ta phải làm sao?
Cầu Phật giải dùm chướng ngại
Cầu Chư Thiên Hộ Pháp giúp đỡ
Nương mười điều tâm niệm Tổ dạy, lấy chướng ngại làm môi trường thử thách, tự mình dũng chí vượt lên
1, 2 đều đúng
65. Trong kinh Chuyển Pháp Luân, bài pháp đầu tiên, phật dạy về con đường Trung đạo. Vậy con đường Trung đạo là gì?
Tránh hai cực đoan ép xác khổ hạnh và đam mê dục lạc
Tu tập khổ hạnh ép xác
Buông thả theo dục tánh tự nhiên, mơ tưởng siêu hình
Sống khổ hạnh và không đam mê dục lạc
66. Cái gì là vô thường thì khổ hay vui? Vì sao?
Cái gì là vô thường thì khổ, vì chịu sự biến hoại
Cái gì là vô thường thì vui, vì chịu sự biến hoại
1, 2 đều đúng
1, 2 đều sai
ĐỀ ÔN VẤN ĐÁP TỲ KHEO / TỲ KHEO NI - ĐẠI GIỚI ĐÀN TÂM HÒA IX
1. Hãy đọc tựa kinh Lăng Nghiêm?2. Hãy kể tên Thập Đại Đệ tử của Phật?
MA-HA-CA-DIẾP-ĐẦU ĐÀ ĐỆ NHẤT
A-NAN-ĐÀ–ĐẠI VĂN ĐỆ NHẤT
XÁ-LỢI-PHẤT–TRÍ HUỆ ĐỆ NHẤT
TU-BỒ-ĐỀ GIẢI KHÔNG ĐỆ NHẤT
PHÚ-LÂU-NA-THUYẾT-PHÁP ĐỆ NHẤT
MỤC-KIỀN-LIÊN – THẦN THÔNG ĐỆ NHẤT
CA-CHIÊN-DIÊN – LUẬN NGHỊ ĐỆ NHẤT
A-NA-LUẬT –THIÊN NHÃN ĐỆ NHẤT
ƯU-BA-LI - GIỚI LUẬT ĐỆ NHẤT
LA-HẦU-LA – MẬT HẠNH ĐỆ NHẤT
3. Kể tên 5 vị Tổ đầu tiên của Ấn Độ?
01. Tổ thứ nhất Ma-Ha-Ca-Diếp02. Tổ thứ hai A-Nan
03. Tổ thứ ba Thương-Na-Hòa-Tu
04. Tổ thứ tư U-Ba-Cúc-Đa
05. Tổ thứ năm Đề-Đa-Ca
Năm Đức của người xuất gia? Kể tên
1) Phát tâm xuất gia, hoài bội đạo cố.2) Huỷ kỳ hình hảo, ứng pháp phục cố.
3) Cát ái từ thân, vô thích mạc cố.
4) Uỷ khi thân mạng, tôn sùng đạo cố.
5) Chí cầu đại thừa, vị độ nhân cố.
Mười Hai Bộ Kinh gồm những gì?
1. Khế kinh (Trường hàng): Phật dạy được ghi lại bằng thể văn xuôi.
2. Trùng tụng (Ứng tụng): Phật nói kệ tụng dùng để tóm tắt ý nghĩa của Khế kinh.
3. Ký biệt (Thọ ký): Phật thọ ký cho chúng đệ tử sẽ chứng quả vào đời vị lai.
4. Phúng tụng (Cô khởi): Phật dạy bài kinh dùng toàn kệ tụng (không phải thể loại Trùng tụng).
5. Tự thuyết: Phật tự mở lời khai thị mà không có người thỉnh cầu chỉ dạy.
6. Nhân duyên: Phật nêu lên cái nhân duyên đưa đến trường hợp thuyết giáo - thường là phẩm “Tựa” ở đầu mỗi bộ kinh.
7. Thí dụ: Phật dùng thí dụ trong lúc giảng thuyết để giúp thính chúng hiểu ý kinh dễ dàng hơn.
8. Bản sinh: Phật thuật lại các kiếp tu hành đời trước của Ngài.
9. Bản sự: Phật thuật lại những công hạnh của các vị Thánh đệ tử trong các kiếp trước.
10. Phương quảng: Phật nói các kinh có văn từ phong phú, giáo nghĩa sâu xa rộng lớn.
11. Hy pháp (Vị tằng hữu): Phật nói những sự việc ít có của Ngài và chư Thánh đệ tử.
12. Luận nghị: Phật luận giảng nghĩa lý rành mạch, rõ ràng nhằm giúp thính chúng hiểu rõ về thể tánh của vạn pháp.
4. Tứ Phần Luật của Tỳ Kheo gồm những gì?
Chương một: Pháp Ba-la-di (Bất cộng trụ, 4 điều)
Chương hai: Tăng-già-bà-thi-sa (Tăng tàn, 13 điều)
Chương ba: Pháp bất định (2 điều)
Chương bốn: Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề (Xả đọa, 30 điều)
Chương năm: Ba-dật-đề (Đơn đọa, 90 điều)
Chương sáu: Ba-la-đề Đề-xá-ni (Hướng bỉ hối, 4 điều)
Chương bảy: Pháp chúng học (100 điều)
Chương tám: Pháp diệt tránh (7 điều)
5. Bài Pháp đầu tiên Đức Phật thuyết là gì? ở đâu? Ai được nghe?
Tứ Đế - Vườn Lộc Uyển – 5 snh Ngài Kiều Trần Như
6. Người Nữ đầu tiên đước Xuất gia trong giáo đoàn của Phật là ai?
Ma-ha ba-xà ba-đề Kiều-đàm-di
7. Ngũ phần Chân hương là gi?
Hương Giới, hương Định, hương Tuệ, hương Giải thoát, hương Giải thoát tri kiến.
8. Có bao nhiêu oai nghi? Kể ra 5 oai nghi đầu.
3.000 Oai nghi của vị đại tỳ kheo
24 Oai nghi của người xuất gia
ĐI-ĐỨNG-NGỒI-NẰM-NÓI NĂNG
1. Kính Bậc Đại Sa Môn 2. Phép Thờ Thầy 3. Theo Thầy Ra Đi 4. Nhập Chúng 5. Tùy Chúng Thực9. Đức Phật truyền Y Bát lại cho ai kế thừa? Ngài Ma Ha Ca Diếp
Sám hối nghĩa là gì?
Sám chữ Phạn là Samma, Sám là ăn năn lỗi trước, Hối là chừa phạm lỗi sau.
Sám hối là biết lỗi cũ sai lầm nên ăn năn hối hận và nguyện sau này không tái phạm tội lỗi như thế nữa.
10. Phật thuyết pháp được chia làm mấy thời?
5 thời
Thời kì Hoa Nghiêm, A-Hàm, Phương Đẳng, Bát Nhã, Pháp Hoa-Niết Bàn
11. Tứ Y là gì? Kể ra.
y pháp bất y nhân, y nghĩa bất y ngữ, y trí bất y thức, y liễu nghĩa kinh bất y bất liễu nghĩa kinh
12. Lục Độ Ba La Mật là những gì?
Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định, Trí Huệ
13. Kể tên 6 vị Tổ đầu tiên của Trung Hoa?
1. SƠ TỔ BỒ ĐỀ ĐẠT MA
2. NHỊ TỔ HUỆ KHẢ
3. TAM TỔ TĂNG XÁN
4. TỨ TỔ ĐẠO TÍN
5. NGŨ TỔ HOẰNG NHẪN
6. LỤC TỔ HUỆ NĂNG
14. Kể từng Pháp tu của Ngũ thừa Phật giáo?
nhân thừa, thiên thừa, thanh văn thừa, duyên giác thừa và bồ-tát thừa.
15. Ba cõi, sáu đường là những gì?
1) chư thiên,
2) loài người,
3) loài a-tu-la,
4) loài ngạ quỷ,
5) loài thú vật,
6) loài đọa địa ngục.
THAM là cõi DỤC, SÂN là cõi SẮC, SI là cõi VÔ SẮC
16. Hãy kể tên Thập Nhị nhân Duyên?
vô minh duyên ra hành, hành duyên ra thức, thức duyên ra danh sắc, danh sắc duyên ra lục nhập, lục nhập duyên ra xúc, xúc duyên ra thọ, thọ duyên ra ái, ái duyên ra thủ, thủ duyên ra hữu, hữu duyên ra sinh, sinh duyên ra lão tử.
17. Thế nào là Bắc Truyền và Nam Truyền Phật giáo?
Tam Bảo có mấy bậc?
Có 3 bậc:Bậc thứ nhất: Thế gian trụ trì Tam Bảo
Bậc thứ nhất: Thế gian trụ trì Tam Bảo
Bậc thứ ba: Đồng thể Tam Bảo