Post: : Admin

Để hướng dẫn chư ni tu tập đúng đường lối của Hệ phái, vào ngày 20 tháng 06 năm Đinh Dậu (nhằm ngày 13 – 07 – 2017), Hòa thượng Giác Tuấn – Trị sự trưởng Giáo đoàn VI chỉ đạo chư Tôn đức Ban trị sự thành lập khóa tu “Nên Tập Sống Chung Tu Học” lần thứ nhất tại đạo tràng tịnh xá Phước Hưng. Đây là Khóa tu nội bộ dành cho ni giới trong Giáo đoàn VI theo đúng mô hình Khóa tu Truyền thống của Hệ phái.



BẾ MẠC KHÓA TU NI GIỚI LẦN I CỦA GIÁO ĐOÀN 6


CHƯ TÔN ĐỨC DÂNG HƯƠNG BẾ MẠC KHÓA TU


Được biết khóa tu có 26 vị hành giả Ni từ các tịnh xá trực thuộc Giáo đoàn VI về tu tập. (Phước Hưng: 12 vị, Ngọc Sanh: 5 vị, Ngọc Tuyền: 4 vị, Ngọc Hưng: 1 vị, Ngọc Tân: 2 vị, Ngọc Chu: 1 vị, Ngọc Huệ: 1 vị). Trong số đó: Ni sư: 2 vị, Tỳ kheo ni: 17 vị, Thức xoa: 5 vị, Sa di ni: 2 vị.

THƯỢNG TỌA GIÁC NHUẬN TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC KHÓA TU BAN ĐẠO TỪ


Trong khóa tu TT. Giác Nhuận – Trưởng ban Tổ chức Khóa tu đã diễn giải ý nghĩa tu tập ngang qua phần đầu của quyển Chơn Lý số 1: Võ Trụ Quan cho Đại chúng hiểu và cũng trong những ngày tu tập đó ĐĐ. Minh Sĩ và ĐĐ. Minh Điệp đã chia sẻ về tinh thần tu tập qua ý pháp “Nên Tập Sống Chung Tu Học” là tiêu chí của Khóa tu.

DẠI ĐỨC GIÁC MINH ĐỌC LỜI BẾ MẠC KHÓA TU


Qua bài pháp thoại của Nhị vị Đại đức đại chúng lắng nghe về việc gì nên làm và không nên làm. Cần nhất là phải tập sống chung hòa hợp, đồng tu giới luật và thực hành giáo pháp, có như vậy tăng ni trong Giáo đoàn mới đạt được sự an lạc trong những ngày đồng tu phạm hạnh, bước vào khóa tu, hành giả phải nâng cao tinh thần cần cầu học tập của người hành giả. Khi tham dự khóa tu, khóa sinh nên tuân thủ nội quy, thời khóa và tuân thủ tuyệt đối sự hướng dẫn của Ban Tổ chức để không phụ công ơn của chư Tôn đức lãnh đạo.


ĐẠI ĐỨC MINH SĨ CHIA SẺ TINH THẦN TU TẬP QUA Ý PHÁP “Nên Tập Sống Chung Tu Học”


Ngoài việc học giới và kinh sách ra, Ban Trị sự Giáo đoàn còn hướng dẫn các khóa sinh tu tập đều đặn theo thời khóa với 3 nội dung chính:

- Hành thiền

Thiền là linh hồn của Phật giáo. Nhờ thiền mà thái tử Tất Đạt Đa chứng đắc quả Chánh đẳng giác, nhờ thiền mà đức Tổ sư thể nhập chơn lý để nối truyền Thích Ca chánh pháp. Do đó, trong khóa bồi dưỡng này, ban Quản chúng hướng dẫn các khóa sinh thực tập thiền tọa trong 4 thời: canh khuya, sáng sớm, xế chiều và chiều tối.


CHƯ TÔN ĐỨC TĂNG NGỒI THIỀN


CHƯ TÔN ĐỨC NI THAM THIỀN


- Cúng ngọ

Với 35 hành giả bao gồm lưỡng bộ tăng ni, nên Chư tôn đức hướng dẫn toàn thể đại chúng hòa âm tụng kinh chú nguyện và thực hiện phép ăn hòa chúng. Đây là thời khắc tiếp xúc với nguồn hạnh phúc từ phẩm vật, tuy nhiên cần phải thực tập chánh niệm để ghi nhận các trạng thái tâm tham, tâm sân, tâm si trong từng muỗng cơm đều đặn.

KHẤT THỰC



Một bát cơm ngàn nhà, Thân chơi muôn dặm xa

Mắt xanh xem trần thế, Mây trắng hỏi đường qua.



ĐỘ NGỌ


- Sám hối

Sau một ngày tu học, để cho chư hành giả được trong sạch lỗi lầm, Ban Quản chúng dành một tiếng đồng hồ để chứng minh và giáo giới cho những trường hợp sai phạm.

PHẬT TỬ NGỌC HOA SÁM HỐI TRƯỚC ĐẠI CHÚNG


Nhìn chung, trong khóa tu, các hành giả không vi phạm những giới điều trọng đại. Các lỗi lầm chủ yếu là do thiếu chánh niệm nên tạo tiếng ồn làm động chúng, các oai nghi phép tắc chưa được thông hiểu nên chưa biết cách ứng xử …. đều được các khóa sinh tác pháp sám hối giữa đại chúng.

Sau 3 ngày tu học, các hành giả đã trải qua thời gian sống chung an lạc dưới bóng mát của Tổ thầy. Đây là một phước báu hy hữu trong thời đại vật chất tiến bộ nhưng tình thần đạo đức đang xuống cấp.


CHƯ TÔN ĐỨC TĂNG CHỨNG MINH


ĐẢNH LỄ CHƯ TÔN ĐỨC TĂNG - NI


ĐẠI ĐỨC MINH ĐIỆP DẪN CHƯƠNG TRÌNH


NIỆM PHẬT BẾ MẠC


SƯ CÔ HẠNH LIÊN ĐỌC BÀI CẢM TẠ


SƯ CÔ NHUẬN LIÊN PHÁT BIỂU CẢM TƯỞNG TRONG KHÓA TU


SƯ CÔ LIÊN PHƯƠNG BÁO CÁO


XÁ CHÚNG