Post: : Admin

20 câu hỏi trắc nghiệm triết học Tây Phương kỳ thi học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp.HCM. Mời quý thí sinh học viện Phật giáo tham khảo để làm bài tốt hơn trong kỳ thi sắp tới.



20 câu hỏi triết học Tây Phương kỳ thi học viện PG VN

TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY KỲ THI HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM


Câu 1:Lịch sử triết học Phương Tây trải qua những giai đoạn nào?

- Triết học Hy Lạp - La Mã Cổ đại (Tk VI BC - Tk V AD)
- Triết học thời Trung cổ - Kinh viện (IV AD - XIV AD)
- Triết học Phục hưng (XV AD - XVI AD)
- Triết học Khai sáng (XVII - XVIII)
- Triết học Cổ điển Đức (cuối tk 18 – đầu tk 19)


Câu 2: Nêu tên những triết gia tiêu biểu qua từng thời kỳ?

- Thời kì Cổ đại:AristotlesSocrate, Platon, Hecralite, Demorite
- Thời kì Trung cổ:Augustine, Tertullien, Roger Bacon, Jean Scot Errigene.
- Triết học Phục hưng: Leonardo Da Vinci, Giordano Filippo, Galileo Galilee, Nicolas Copernicus.
- Triết học Khai sáng:Francis Baco ( Triết học Anh), Rene Descartes ( Triết học Pháp), Balise Pascal ( Triết học Pháp).
- Triết học Cổ điển Đức:Kant, Hegel, Feuerbach,: Schiller, Herder, Lessing.
- Triết gia phương Tây ảnh hưởng Phật giáo:Fridrich Nietzsche (1844 – 1900),  Arthur Schopenhauer ( 1788- 1860)


Câu 3:Nêu hoàn cảnh kinh tế - chính trị - xã hội giai đoạn Triết học Phục Hưng?

- Giai đoạn này khôi phục – kế thừa và Phát triển các giá trị văn hóa cổ đại Hy Lạp – La Mã
- Thời kỳ chuyển từ CNPKiến sang chế độ CNTBản.
- Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến.
- GCTS  GCPK
- Nền khoa học tự nhiên phát triển bắt đầu chuyên sâu vào khoa học thực nghiệm (thuyết Nhật tâm của Copernick, kính viễn vọng của Galile, Colombo tìm ra châu Mỹ)
- Triết học gắn liền với khoa học tự nhiên nhưng  mang đậm tính nhân văn sâu sắc.


Câu 4:Quan điểm chính của triết học phục hưng? Nêu tên các triết gia tiêu biểu:

- Quan điểm chính: Chủ nghĩa nhân văn.
- Các triết gia tiêu biểu: Leonardo Da Vinci, Galileo Galilee, Nicolas Copernicus.


Câu 5:Thời kỳ cận đại Phương Tây thuộc vào giai đoạn nào? Nêu sự kiện lịch sử điển hình của nó.

- TK 17- 18: thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản ở các nước: Hà Lan nửa sau thế kỷ 16, nước Anh (1640), Pháp(1789-1794): Chính là những điểm mốc lịch sử mở ra thời kỳ cận đại ở Phương Tây.


Câu 6:Nêu những biển đổi về kinh tế xã hội thời kỳ Cận đại Phương Tây.

- Về phương thức sản xuất: Phương thức sản tư bản thay thế phương thức sản xuất phong kiến.
- Khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, khoa học trở thành nhân tố chính thúc đẩy xã hội phát triển: máy hơi nước, đồng hồ cơ khí….
- Về tư tưởng triết học: Kích thích tinh thần sáng tạo của cá nhân, xác lập những chuẩn mới phù hợp với thời đại.
- Hình thành các quốc gia tư sản hiện đại. Thời kỳ này: Thời kỳ Cận đại Phương Tây của chủ nghĩa tư bản là thời kỳ năng động nhất, biện chứng nhất so với các giai đoạn trước đây.


Câu 7:Nêu tư tưởng chủ đạo của triết học thời cận đại?

- Đề cao chủ nghĩa nhân văn, triệt để chống CNPKiến, phê phán trực diện đối với trật tự xã hội cũ, học thuyết về xã hội tư bản hình thành: Đề cao chủ nghĩa cá nhân trong một nhà nước lý tính, đề cao các quyền tự do dân chủ của nhân dân.


Câu 8:Tại sao triết học thời kỳ cận đại còn gọi là thời kỳ triết học khai sang?

- Yếu tố lý trí của con người và các phát minh khoa học chiếm trọng tâm.


Câu 9:Triết học thời kỳ cận đại phương tây còn có những tên gọi khác là gì?

- Triết học thời đại lý trí, triết học thời khai sáng, triết học thời kỳ cận đại, triết học mở đầu cho giai đoạn CNTBản.


Câu 10:Ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản đối với việc hình thành hệ tư tưởng triết học thời cận đại?

- Các cuộc CMTSản: Hà Lan, Anh, Pháp,… đánh dấu bước phát triển mới của lịch sử nhân loại.
- Các cuộc CMTSản này làm thay đổi cơ cấu xã hội, chủ thể quyền lực, vị trí con người và nền văn hóa thúc đẩy tiến bộ xã hội.
- Cuộc đấu tranh về ý thức hệ (CNDVật và CNDTâm), về thế giới quan, về quan điểm triết học…Tư tưởng nhân văn và khai sáng khoa học phát triển thể hiện rõ nét nhất trong giai đoạn này.


Câu 11:Tóm tắt quan điểm triết học của Francis Bacon?

- Tác phẩm: công cụ mới (1620).
- Quan điểm triết học: Phương pháp thực nghiệm và phép biện chứng; tri thức là sức mạnh; thế giới là sự vận động.
- Câu nói thời danh của Bacon:“ tri thức là sức mạnh” trở thành tuyên ngôn của thời đại khai sáng.


Câu 12:Nêu quan điểm triết học của Rene Descartes?

- Tác phẩm tiêu biểu :‘Luận về phương pháp’ (1637)
- Quan điểm triết học : Phương pháp duy lý, giải thích các thuộc tính của thượng đế bằng siêu hình học ; vật lý học là cơ sở chân lý của vật chất ; y học, cơ học, đạo đức học đều được Descartes sử dụng để chứng minh quan điểm triết học của mình.


Câu 13:Tại saoRene Descartes là tín đồ thiên chúa giáo trở thành cha đỡ đầu của triết học Phương Tây?

- Descartes là tín đồ thiên chúa giáo nhưng không xem thượng đế là vị thần sáng tạo ra muôn loài, đối với ông thượng đế là sự hoàn thiện, là tri thức tuyệt đối con người muốn hướng đến. Vì vậy nhà thờ cấm lưu hành sách của Descartes không cho truyền giảng triết học của ông. Khi CMTS pháp thành công tên tuổi Ông được đặt ở vị trí vinh quang nhất.


Câu 14:Khái quát quan điểm triết học thời đại khai sáng ?

- Đề cao chủ nghĩa nhân văn triệt để chống CNPKiến.
- Đề cao lý trí và quyền tự do dân chủ của nhân dân.
- Khoa học không còn là thuần túy mà đi vào đời sống phục vụ con người.


Câu 15:Nêu hoàn cảnh chính trị-xã hội và khoa học của triết học cổ điển Đức?

- Giai đoạn cuối Tk 18 đầu Tk 19. CNTBản thiết lập phát triển mạnh mẽ trên hầu hết các nước Tây Âu. Thành quả của các cuộc cách mạng công nghiệp, văn hóa, khoa học kỷ thuật nở rộ ở các nước Ý, Anh, Pháp, Hà Lan … nhưng nước Đức vẫn duy trì chế độ phong kiến, nước Đức của TK 18 vẫn bị chia rẽ thành 360 vương quốc khác nhau.
- Khoa học : Lomonosov (1711-1765) : Với định luật bảo toàn năng lượng, Line (1707-1778) hệ thống phân loại thực vật và học thuyết tế bào.


Câu 16:Nêu tên các triết gia khai sáng của giai đoạn triết học cổ điển Đức.

- Herder
- Lessing
- Schiller
- Goethe :
Ngoài bài: “Tự do và ái tình vì các ngươi ta song,
Vì tình yêu lồng lộng ta xin hiến đời ta,
Vì tự do muôn đời ta hi sinh tình ái,
Vì tự do tất cả ta hi sinh tất cả.”


Câu 17:Tư tưởng các triết gia khai sáng giai đoạn triết học cổ điển Đức?

- Đề cao tinh thần của người Đức, tự hào là người Đức phê phán quyết liệt tư tưởng vọng ngoại của giai cấp quý tộc phong kiến, đề cao chủ nghĩa nhân đạo và tinh thần yêu tự do.


Câu18:Tại sao nói Emmanuel Kant là một trong những triết gia vĩ đại nhất của lịch sử tư tưởng phương Tây trước Mác?

- Triết gia phê phán vĩ đại của triết học cổ điển Đức.
- Nêu đầy đủ khái niệm về vật tự thể (coi con người là chủ thể của mọi kết quả hành vi và hoạt động. Là triết gia đi đầu về CNDTâm - bản chất của nền triết học cổ điển Đức.


Câu 19: Nêu quan điểm triết học của Hegel và Feuerbach?

- Hegel: Phương pháp luận biện chứng.
- Feuerbach: Người đầu tiên của triết học cổ điển Đức đến với thế giới quan duy vật.


Câu 20:Nêu tên các triết gia Phương Tây ảnh hưởng Phật giáo và quan điểm triết học của các vị này?

Arthur Schopenhauer:
- Tác phẩm tiêu biểu: Thế giới như là ý chí và biểu tượng của tôi.
- Câu nói thời danh: “ Đời là bể khổ”, “thế giới là cái nhìn của tôi”.
- Quan điểm triết học: Lý thuyết siêu hình (với ba quan điểm: Chủ thể là một trong những tính chất cơ bản của triết học hiện sinh; ý chí là yếu tố nền tảng của con người; chủ thể tri thức là một tư cách nhân vị xác định).
Friedrich Nietzsche: Cha đẻ của thuyết siêu nhân.
- Tác Phẩm tiêu biểu: “Zarathustra đã nói như thế”.
- Quan điểm triết học: Thượng đế đã chết, ý chí hùng lực và con người siêu nhân.
- Câu nói thời danh: “Thượng đế đã chết”.