Ý nghĩa rằm tháng 10 - Tết Hạ Nguyên
PHĐS - Theo phong tục dân gian Tết Hạ Nguyên được tiến hành vào ngày mồng Một hoặc mồng Mười, cũng có thể là ngày Rằm tháng 10 Âm lịch hàng năm. Còn gọi là tết Song Thập, Ở nông thôn Việt Nam, ngày này người ta thường làm bánh nếp, nấu chè kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc..
Ý nghĩa rằm tháng 10 - Tết Hạ Nguyên
Thu sắp tàn, Đông sắp đến, gió lạnh thổi về, lá vàng rơi lác đác để lại những thân cây trụi lá, đánh đấu ngày hội lễ Hạ nguyên gần kề. Trong khi mỗi gia đình, cũng như chùa chiền, đang sửa soạn cho ngày lễ hội, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của ngày lễ hội thuần túy của dân tộc.
“Rằm tháng Mười, mười người mười cởi
Rằm tháng Bảy, người cởi người không”
“Mái chùa che chỡ hồn dân tộc,
Nếp sống muôn đời của tổ tông.”
Mái chùa xưa và nay, dù ở nơi đất Tổ hay trời phương ngoại vẫn là nơi hội tụ của muôn ngàn con dân đất Việt chung giòng máu Lạc Hồng, chung một ý niệm đồng bào ruột thịt. Và rằm tháng Mười giờ đây không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là Tết Hạ nguyên mà trở thành một nếp sống tâm linh của người con Phật. Trong ngày lễ Hạ nguyên, người Phật tử dâng trọn tấm lòng tưởng niệm ân đức sâu dày của chư Phật, chư Bồ tát, chư Hiền Thánh Tăng, đã từng khai sáng và trùng hưng huyết mạch của Đạo Phật tại thế gian này.
Hàng đệ tử chúng ta, những người mang sứ mệnh truyền thừa chánh pháp của Thế Tôn, mang đuốc tuệ vào lòng thế cuộc, vận chuyển bánh xe chánh pháp giữa rừng đời phải chọn một ngày thích hợp như lễ Hạ nguyên để “Tiên tri Tam đức, hậu báo tứ ân” nhằm thắp sáng tiền đồ hoằng dương Phật pháp.
Lễ Hạ nguyên ở chùa tuy hình thức có phần đơn sơ hơn so với các lễ hội Phật giáo khác như Đại lễ Phật đản, Đại lễ Vu Lan, nhưng về nội dung vẫn phản ánh đậm nét mầu sắc tâm linh, và nhắc nhỡ người con Phật hãy sống như chánh pháp, hành xử theo chánh pháp theo gương các bậc Tiên hiền cổ thánh ngàn xưa.
Ngày nay, ngày rằm tháng Mười, Rằm Hạ nguyên đã trở thành ngày lễ hội mang nhiều giá trị tâm linh đối với người dân Việt. Nhất là đối với phật tử, rằm tháng Mười là dịp để mọi người con Phật hướng tâm tu tập, trên nhờ hồng ân chư Phật mười phương gia hộ, kế đến là tổ tiên ông bà che chở. Nhưng quan trọng hơn hết là mỗi người phải biết kết nối truyền thống gia đình trong ý nghĩa tri ân và báo ân.
Sau khi vụ lúa tháng Tám vừa gặt hái xong, công việc đồng áng cả năm bắt đầu nhẹ nhàng, thư thả. Lúa đã đầy bồ, rơm rạ đã chất thành đống khô ráo, tươm tất. Đông tiết lạnh lẽo mà lại được mùa, có lúa mới, mọi người nghĩ ngay đến ơn nghĩa của trời đất mưa thuận gió hòa, trong năm không bị lụt lội làm hư hại mùa màng; cho nên đến ngày rằm tháng Mười đem những gì đã được hu hoạch, chế tạo thức ăn theo phong tục địa phương tự ngàn xưa như: Xôi, chè, bánh ít, bánh cúng, bánh bột lọc, bánh gạo… cùng với mâm cơm dâng cúng tổ tiên, ông bà, thổ thấn, âm linh, các bác… Ngày rằm tháng Mười được coi như là lễ tạ ơn. Lễ tạ ơn này là một trong tứ trọng ân của Phật giáo mà đức Phật đã dạy khi Ngài còn tại thế. Sau khi cúng tạ ơn, cả gia đình sum họp quanh bếp lửa hồng của mùa đông giá rét với một bữa cơm đoàn tụ, ấm cúng.
Ý nghĩa rằm tháng 10 - Tết Hạ Nguyên
Tết Song thập (Chữ Hán: 十成節, Hán Việt: Song thập tiết) (mùng 10 tháng 10 hoặc 15 tháng 10 Âm lịch) còn gọi là tết của các thầy thuốc, hay Tết Cơm mới tháng mười. Ở nông thôn Việt Nam, ngày này người ta thường làm bánh nếp, nấu chè kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc. Có nơi tổ chức Tết Cơm mới tháng mười (còn gọi là Tết Hạ nguyên) vào ngày rằm Tháng Mười hay ngày 31 tháng 10 để nhớ đến công của Tiên Nông (tiên của ruộng đồng) và để ăn mừng việc gặt hái của vụ mùa đã xong.
Theo phong tục dân gian Tết Hạ Nguyên được tiến hành vào ngày mồng Một hoặc mồng Mười, cũng có thể là ngày Rằm tháng 10 Âm lịch hàng năm. Theo quan niệm của ông bà ta ngày xưa, những ngày này Thiên Đình cử thần Tam Thanh xuống trần gian để xem xét việc tốt xấu về tâu với Ngọc Hoàng. Do vậy, mọi nhà phải tiến hành làm lễ để thần Tam Thanh ban phúc lành, tránh tai họa và cũng là dịp "'tiến tân" cơm gạo mới cúng tổ tiên.
Nhân Tết Hạ Nguyên mọi người đều mua quà và gạo nếp ới cùng những đặc sản lúc giao mùa Thu Đông biếu ông, bà, cha mẹ và những bậc được tôn kính để tỏ lòng hiếu thuận, biết ơn bề trên.
Đệ Nam
- Câu đối chùa Pháp Hoa tỉnh Đăk Nông
- Câu đối xuân, lời chúc tết Tân Sửu 2021
- Câu đối thuần Việt chùa Hải Quang quận Tân Bình
- Những câu đối liễn trong tang lễ Hòa thượng
- Câu đối Cổng tam quan chùa Pháp Bảo - Đăk Lắk
- Bộ tranh treo tường phòng khách 3D vải canvas đẹp
- Băng rôn 12 loại cô hồn dành để treo trai đàn giải oan bạt độ, chẩn tế
- Câu đối, hoành phi thiền môn dành cho việc xây dựng chùa tháp
- Câu đối, liễn các tang lễ Phật giáo
- Câu đối Tu Viện Quảng Đức - Australia
- Mẫu thiệp mời Đại Lễ Phật Đản PL.2566 - DL.2022
- Sắp tới Lễ khánh thành Thiền viện Trúc Lâm An Giang
- Chương trình Tang lễ cố HT.Thích Giải Thiện
- Những mẫu thiệp chúc mừng Đại lễ Phật đản Vesak PL: 2562
- Những mẫu thiệp Phật đản Vesak 2017
- 12 mẫu thiết kế Kinh Pháp Cú
- Mẫu thiệp thỉnh, thiệp mời lễ Khánh Thành chùa
- Những câu lộc chúc xuân trong Phật giáo
- Thiệp mời húy kỵ ân sư chùa Giác Ân
- Thiết kế bao lì xì Phật giáo