
Họa sĩ Nguyễn Hoàng Anh chế tác hàng nghìn trang phục dân tộc cho búp bê


PHĐS - Họa sĩ Nguyễn Hoàng Anh bắt đầu công việc chế tác phục trang dân tộc Việt Nam cho búp bê từ năm 2011, vì muốn lan tỏa bản sắc dân tộc ra thế giới..
Trong căn phòng 40 m2 tại quận Hoàng Mai, Hoàng Anh trưng bày hàng trăm búp bê thủ công, trong trang phục truyền thống của 54 dân tộc do anh tự thiết kế.
Ý tưởng làm búp bê mặc trang phục dân tộc được Hoàng Anh ấp ủ khi nhiều lần thấy khách du lịch ngó lơ các sản phẩm búp bê bằng giấy, len trong quầy lưu niệm. "Tôi muốn khách du lịch khi vừa nhìn vào búp bê Việt Nam sẽ bị cuốn hút, thay vì các sản phẩm phủ đầy bụi, xếp xó trong kệ hàng", anh kể.
Để thực hiện kế hoạch của mình, anh dành hai năm đi khắp các bản làng vùng núi phía Bắc để tìm hiểu về truyền thống văn hóa, đặc điểm của từng dân tộc và bộ trang phục của họ. Nam họa sĩ cùng ăn ở, sinh hoạt với đồng bào, lắng nghe chia sẻ, xem cách họ may mặc, để lấy cảm hứng chế tác.
"Tôi mê mẩn khi được tận tay sờ vào từng miếng vải dệt tay và cả các trang phục các bà, các mẹ mất hàng năm để hoàn thiện", Hoàng Anh nói.
Giá bán dao động từ 3,5 triệu đến 4 triệu đồng tùy từng sản phẩm.
Hoàng Anh đã thực hiện hàng nghìn bộ quần áo tinh xảo, giống hệt bản gốc của người dân tộc Dao, Mông, Thái, Tày, Hà Nhì, Lô Lô...
Hiện, anh sở hữu khoảng 5.000 búp bê với hai kích cỡ là 25 cm và 35 cm của 45 trong số 54 dân tộc. Tuy nhiên, mỗi dân tộc lại chia thành nhiều chi, nhánh khác nhau, nâng tổng số mẫu thiết kế lên 60 bộ.
Để chế tác một sản phẩm gồm nhiều công đoạn. Đầu tiên là nghiên cứu trang phục về kiểu dáng, chất liệu vải, sau tiến hành làm phôi bằng composite. Tiếp đến là tạo hình và vẽ mặt cho búp bê với yêu cầu khuôn mặt hồn hậu và xen chút mộc mạc, giản dị. Cuối cùng là may trang phục và gắn phụ kiện như gùi, chiêng, trống, khăn, mũ cho từng sản phẩm.


Với hàng trăm sản phẩm trưng bày tại nhà, Hoàng Anh có thể thuyết minh tỉ mỉ trang phục của từng đồng bào cùng các đặc trưng. Ví dụ, hoa văn trên trang phục Tà Ôi là thổ cẩm dệt cườm; của người Dao phải bôi sáp ong lên mặt vải rồi mới nhuộm màu, phần áo vạt dài, thêu đính cầu kỳ hơn; trong khi trang phục người Mường thường là áo cõn, mở cúc ngực khoe mảnh thổ cẩm trong áo yếm còn phụ nữ H'Mông thường may váy nhiều tầng lớp và có kiểu thêu ngược đặc biệt...
Theo: Quỳnh Nguyễn vnexpress.net
Họa sĩ Nguyễn Hoàng Anh chế tác hàng nghìn trang phục dân tộc cho búp bê
- Câu đối chùa Pháp Hoa tỉnh Đăk Nông
- Câu đối xuân, lời chúc tết Tân Sửu 2021
- Câu đối thuần Việt chùa Hải Quang quận Tân Bình
- Những câu đối liễn trong tang lễ Hòa thượng
- Câu đối Cổng tam quan chùa Pháp Bảo - Đăk Lắk
- Bộ tranh treo tường phòng khách 3D vải canvas đẹp
- Băng rôn 12 loại cô hồn dành để treo trai đàn giải oan bạt độ, chẩn tế
- Câu đối, hoành phi thiền môn dành cho việc xây dựng chùa tháp
- Câu đối, liễn các tang lễ Phật giáo
- Câu đối Tu Viện Quảng Đức - Australia
- Mẫu thiệp mời Đại Lễ Phật Đản PL.2566 - DL.2022
- Sắp tới Lễ khánh thành Thiền viện Trúc Lâm An Giang
- Chương trình Tang lễ cố HT.Thích Giải Thiện
- Những mẫu thiệp chúc mừng Đại lễ Phật đản Vesak PL: 2562
- Những mẫu thiệp Phật đản Vesak 2017
- 12 mẫu thiết kế Kinh Pháp Cú
- Mẫu thiệp thỉnh, thiệp mời lễ Khánh Thành chùa
- Những câu lộc chúc xuân trong Phật giáo
- Thiệp mời húy kỵ ân sư chùa Giác Ân
- Thiết kế bao lì xì Phật giáo