Phật học đời sống - tin tức Phật giáo - tin nhanh
XUÂN AN LẠC

5 giải pháp chiến lược phát triển truyền thông Phật giáo

05-01-2018 - Admin
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

PHĐS - Truyền thông Phật giáo còn non trẻ, nhân sự, thiết bị, kiến thức truyền thông còn hạn chế đối với Tăng Ni – Phật tử trong việc phục vụ cho Giáo hội....


Bài liên quan:

>>240 Tăng Ni tập huấn báo chí truyền thông PG các tỉnh Miền Tây
>>Kỷ năng xử lý khủng hoảng truyền thông liên quan đến Phật giáo


Những năm gần đây xãy ra nhiều vụ việc gây nên khủng hoảng truyền thông liên quan đến Phật giáo, đã bị một bộ phận xấu lạm dụng khai thác tin tức thiếu chân thật làm tổn hại uy tin và niềm tin của người đối với đạo Phật. Trong thời đại phát triển, Ban thông tin truyền thông Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam đã vạch ra phương hướng phát triển, nội quy Ban thông tin truyền thông.v.v…dựa vào những thế lực ấy, kẻ xấu đã tận dụng mọi cơ hội tạo ra các thông tin không thành, không thể xuyên tạc hoặc cố ý bôi nhọ đời sống phạm hạnh Tăng đoàn và Giáo hội.

5 giải pháp chiến lược phát triển truyền thông Phật giáo

5 giải pháp chiến lược phát triển truyền thông Phật giáo


Ngành hoằng pháp cần định hướng phát triển, mỗi một người có sử dụng thiết bị di động nghe nhìn hiện đại và điện thoại thông minh là một thành viên truyền thông Phật giáo, đồng thời một hoằng pháp viên của thời đại công nghệ kỷ thuật số mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang đến.

Thông tin truyền thông Phật giáo có những điểm nổi bật hiện nay  làm rõ các vấn đề tín ngưỡng trong đời sống xã hội, tạo điều kiện cho những người đang trăn trở với đức tin, với duyên Phật có cái nhìn đúng đắn, khách quan hơn về tôn giáo. Truyền thông đã phát huy được ý thức, đoàn kết dân tộc, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết. Bên cạnh đó góp phần không nhỏ trong việc cổ xúy, định hướng cho việc xây dựng nếp sống truyền thống đạo đực dân tộc.

Sự kết họp của hai ngành, truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp, hiện nay đã được số hóa thế hệ trẻ là nhân tố tiềm năng, sử dụng thành thạo công nghệ, internet. Điều đó chính là một cơ hội tốt nếu người con Phật thực hiện nhiệm vụ hoằng pháp lợi sanh thì mang đến sự tích cực về cái thiện, tinh thần Từ bi – Trí tuệ.

Thấy được hiệu quả hữu ích, lợi lạc nhất cho quần chúng nhân dân, Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đưa ra chương trình phương hướng hoạt động Phật sự tại điểm 8 “Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp…”.


I. Mục tiêu

Thực hiện Phương hướng hoạt động Phật sự của Đại hội 8 (2017-2022) thông qua điểm 8 trong Nghị quyết. Đẩy lùi những thông tin mang tính chất bôi nhọ Tăng đoàn đạo Phật làm mất uy tín của Phật giáo. Đẩy mạnh phát triển Hoằng pháp, Từ thiện xã hội, Giáo dục và các ngành thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam thông qua kênh truyền thông.

Đại đức Thích Minh Nhẫn chia sẻ về chủ đề "5 giải pháp chiến lược phát triển truyền thông Phật giáo". Ảnh: Huệ Nghiêm

II. Thực trạng truyền thông Phật giáo

Thế giới ảo của truyền thông đã đi vào cuộc sống thường ngày và ảnh hưởng toàn diện đến nhân loại. Mạng xã hội đã chính thức thành quyền lực số 5, Phật giáo không thể đứng ngoài.

Với sự phát triển như vũ bão của mạng xã hội, nên người con Phật còn chậm trể thờ ơ với việc ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội để làm công tác truyền thông Phật giáo như một cách nỗ lực và tích cực hơn thì xem như đã bỏ ngỏ cơ hội, nhường thị phần cho kẻ xấu thuận lợi vô tư khai thác tuyên truyền, xuyên tạc, làm tổn hại uy tín đạo Phật và gây bất an trong xã hội.


Phật giáo với chiều dài lịch sử có trên 2000 năm đồng hành cùng dân tộc với tinh thần “Hộ quốc an dân”, hiện có trên 18.000 cơ sở thờ tự, trên 5.000 tu sĩ. Trên 50% dân số có niềm tin và thiện cảm với đạo Phật, có nhiều người đang sử dụng Website. Khá đông Tu sĩ có khả năng thuyết giảng và truyền bá chánh pháp bằng biện pháp tự nguyện phục vụ cho công tác truyền thông Phật giáo trên lĩnh vực Hoằng pháp, Từ thiện, Giáo dục…trên các mạng xã hội và cộng đồng.

Thông tin truyền thông Phật giáo Việt Nam còn non trẻ (2013) với số lượng Tăng ni – Phật tử đã tham gia vào ngành còn quá ít, thiết bị kỷ thuật truyền thông chưa có sự đầu tư và đồng bộ thống nhất, chưa thu hút được nguồn kinh phí từ các tín đồ phật tử quan tâm hỗ trợ cúng dường để đảm bảo đủ trang thiết bị hoạt động.

Truyền thông Phật giáo còn non trẻ, nhân sự, thiết bị, kiến thức truyền thông còn hạn chế đối với Tăng Ni – Phật tử trong việc phục vụ cho giáo hội. Trong thời gian qua, một bộ phận kẻ xấu đã tận dụng khai thác triệt để ở lãnh vực mạng xã hội với hình thức cá nhân của Tăng Ni làm mất uy tín nhà Phật, từ đó thành phần xấu cố ý bôi nhọ, xuyên tạc chuyện không thành có, chuyện nhỏ xé ra to tạo ra nhiều vụ việc đáng tiếc tạo ra những khủng hoảng truyền thông có liên quan đến Phật giáo.

5 giải pháp chiến lược phát triển truyền thông Phật giáo


III. Giải pháp chiến lược phát triển Truyền thông

Để thực hiện tốt chiến lược phát triển truyền thông Phật giáo, chúng ta người tham gia truyền thông cho giáo hội phải cùng nhau thực hiện đúng Phương hướng hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VIII (2017-2022) tại điểm 8 “Đẩy mạnh truyền thông như một kênh Hoằng pháp.v.v…”, gồm các giải pháp:

Thứ nhất: Cần có sự quan tâm đến sự đồng thuận của Chư tôn đức giáo Phẩm niên cao lạp trưởng, đảm bảo tất cả được quán triệt về tư tưởng, quan điểm phát triển truyền thông Phật giáo như một kênh hoằng pháp của Giáo hội, để khái niệm “Thông tin truyền thông Phật giáo” nhanh chóng trở nên gần gũi đối với chư vị Tăng – Ni cao niên.

Tổ chức học tập, tập huấn, tọa đàm và hội thảo; phải có lớp đào tạo dài hạng thực hiện đúng nghị quyết và triển khai phương hướng hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VIII của Trung ương Giáo hội, khai giảng khóa học của tập thể nhân sự Ban thông tin truyền thông của các Tỉnh, Thành phố quán triệt các thông tin liên quan đến truyền thông, đó là giải pháp thứ hai.

Thứ ba: Nâng cao kỹ năng, kiến thức nghiệp vụ chuyên môn cho các nhân sự chuyên ngành của Ban thông tin truyền thông của giáo hội các cấp, nhằm đạt hiệu quả tác nghiệp nhanh, chính xác đúng sự thật của các vụ việc và có năng lực sử dụng các ứng dụng liên quan đến mạng xã hội. Phối hợp liên kết về công tác truyền thông Phật giáo bằng kỹ năng viết báo, kênh truyền hình kỹ thuật số trên Fanpage, Facebook, youtube, đăng tải các hoạt động Phật sự của ngành Hoằng pháp, Từ thiện xã hội, Giáo dục,.v.v…đạt hiệu quả cao góp phần phụng đạo yêu nước.


Thứ tư: Đẩy lùi các thông tin mang tính xuyên tạc với ý đồ làm tổn hại uy tín của Phật giáo và Giáo hội. Thường xuyên tuyên truyền đến Tăng, Ni, Phật tử nên giữ gìn oai nghi người con Phật khi sử dụng mạng xã hội.

Thứ năm: Xây dựng đào tạo mỗi Tăng, Ni, Phật tử trở thành một Hoằng pháp viên sử dụng điện thoại thông minh phát triển truyền thông Phật giáo như một kênh hoằng pháp.


IV. Kết Luận

Truyền thông có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển xã hội ngày hôm nay. Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẽ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức.

Có nhiều phương tiện truyền thông đại chúng khác nhau, phổ biến nhất là phát thanh, truyền hình, báo chí và internet, trong thời đại bùng nỗ công nghệ thông tin, truyền thông đại chúng có vai trò quan trọng đối với đời sống xã hội.

Đây là cơ hội phát triển và thực hiện tốt điểm 8 trong phương hướng hoạt động Phật sự của Đại hội kỳ 8 với nội dung: “Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng Pháp và chuyển tải các hoạt động Phật sự vào đời sống xã hội nhằm nêu cao giá trị Từ bi – Trí tuệ của đạo Phật, hình ảnh tốt đẹp của Tăng, Ni, Phật tử, của tổ chức Giáo hội các cấp trong sự nghiệp phụng đạo yêu nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa”.


Huệ Nghiêm ghi

Các tin đã đăng:
Tòa soạn: 207A - Võ Thị Sáu - Phường 7 - Quận 3 - Tp. HCM - ĐT: 0777719559 - VPĐD: 76 Lê Thị Trung - P.Phú Lợi - Tp. Thủ Dầu Một - Bình Dương - ĐT: 0122.771.9559