Post: : Admin

Tôi ghét từ thiện bởi với tôi càng không có đói rét, càng không có tối tăm, càng không có sự đau khổ thì càng tốt. Tuy nhiên nếu vậy thì không phải là xã hội không phải đúng theo những quy luật nhân quả mà chính con người tạo ra.



Đại đức Thích Giác Tuệ Hiếu trong một lần làm từ thiện cho trẻ em vùng cao vào năm học mới. Ảnh: nhân vật cung cấp

Đại đức Thích Giác Tuệ Hiếu trong một lần làm từ thiện cho trẻ em vùng cao vào năm học mới. Ảnh: nhân vật cung cấp


Từ thiện là vấn đề muôn thủa nhưng ý nghĩa có 2 chữ từ thiện đều cho ta thấy được con người đều xuất phát từ việc tâm từ bi và lòng thiện. Tuy nhiên không phải cứ cho đi là từ thiện, cứ thấy họ khổ hơn mình rồi cho đi mà được gọi là từ thiện. Từ thiện không chỉ giúp người vượt qua đói rét ốm đau mà từ thiện chính là vô uý, là cho đi và làm cho người nhận sự an toàn. 


Nhân chi sơ tính bổn thiện, lòng từ bi chỉ xuất hiện đôi khi lại chỉ đơn giản là cứu giúp người miếng bánh khi bị đói, tấm chăn khi bị rét, liều thuốc khi ốm đau nhưng từ thiện đôi khi không hẳn xuất phát từ lòng từ bi mà là do cảm nhận về chênh lệch mà cho đi như vậy sự cho đi mang tính chất thấy họ thua thiệt hơn mình mà cho đi. Nhưng dù sao cũng là giúp người lúc khó khăn thì dù sao đi nữa cũng rất trân trọng và tất nhiên là sẽ gặt được những nhân quả tốt lành. 


Xã hội càng phát triển thì từ thiện cũng xuất hiện nhiều sự cho đi nhưng không phải sự cho đi nào cũng nhận dc kết quả cho cả người cho đi và người nhận. 


Ngược dòng lịch sử vào thời Vua Lương Võ Đế khi gặp sư tổ Bồ Đề Đạt Ma nhà vua đã khoe với sư tổ rằng ông đã xây rất nhiều chùa chiền liệu công đức có nhiều chăng thì sư tổ Bồ Đề Đạt Ma trả lời rằng : Không một chút công đức. Tại sao vậy, nhân quả cho việc gieo việc tốt thì phải có công đức chứ - Vua Lương Võ Đế hỏi? Sư tổ mới trả lời rằng nhà vua mặc dù đã xây dựng rất nhiều chùa chiền lẽ ra công đức vô lượng nhưng vì nhà vua ham khoe khoang, là mong muốn nhận được sự trả ơn thì coi như không nhận được chút công đức gì cả. 

Tôi ghét từ thiện!

Tôi ghét từ thiện!

Trở lại với hiện tại, đất nước ta còn rất nhiều nơi còn nghèo khó, nhiều nơi bị ảnh hưởng của thiên tai và dịch bệnh, còn rất nhiều đứa trẻ không được đến trường, rất nhiều bản làng không có điện đường trường trạm hay thậm chí có rất nhiều ngôi chùa cần được xây dựng để làm nơi hoằng dương Phật Pháp ..... Người dân ta cũng từng có những câu ca dao như: Bầu ơi thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống  nhưng chung 1 giàn hay lá lành đùm lá rách. Tất cả đã nói lên tinh thần yêu thương đùm bọc, giúp đỡ, cho đi của mỗi người dân Việt. Nhưng việc cho đi ( từ thiện ) nên thể hiện đúng với ý nghĩa của nó và tạo lên lợi lạc cho cả người cho đi cà người nhận. 

Với góc nhìn Phật pháp, Từ thiện thể hiện tinh thần từ bi nhưng phải gắn liền với trí tuệ. Hơn nữa bậc cổ nhân có câu: Của cho không bằng cách cho, không ít trường hợp sự cho đi lại là tổn thưởng người nhận hoặc cho đi nhưng lại mong nhận lại và đặc biệt nhất là làm từ thiện để khoe mẽ, đánh bóng tên tuổi. 

Tôi ghét từ thiện!

Tôi ghét từ thiện!

Thời buổi mạng xã hội 4.0 càng phát triển thì việc tiếp cận với các hoàn cảnh cần được cho đi rất nhanh chóng làm kết nối người có tấm lòng từ thiện tới người nhận. Nhưng đôi khi có những người làm từ thiện chỉ để khoe mẽ rằng tôi làm từ thiện nhằm đánh bóng tên tuổi. 
Với tôi quan điểm từ thiện là ngoài sự đúng người đúng lúc thì sự cho đi gieo trồng được tâm từ bi và tinh thần thương yêu. Từ thiện với đôi khi là chính với bản thân tôi, người thân xung quanh tôi cả những người xa lạ và tôi sẵn sàng hết mình vì tôi và vì người nhận chứ không phải tôi cảm thấy họ đáng thương, họ nghèo hơn tôi ..... món quà từ thiện của tôi không chỉ là vật chất mà còn là nụ cười, sự quan tâm kịp thời, sự san sẻ  và hơn nữa tôi cũng mong chia sẻ cho họ về sự an toàn không sợ hãi . 

Tôi mong không phải từ thiện bởi vì lúc đó là mọi người đã được hạnh phúc cho dù điều đó không hoàn toàn xảy ra. 


Tôi sẽ vẫn làm từ thiện tôi vẫn sẽ cho đi cho du tôi không mong cầu được (phải) đi từ thiện. Điều tôi mong cầu chính là mọi người được an bình và hạnh phúc.


Thích Giác Tuệ Hiếu