Post: : Admin

Thân Giáo nhắm đến là Huynh Trưởng. Là người lãnh đạo, Huynh Trưởng cần phải nhận thức và thực hiện vai trò xung phong nêu gương tốt cho đàn em noi theo.



Suy nghĩ về thân giáo đối với người Huynh Trưởng của tổ chức Gia Đình Phật Tử | Phật học đời sống

Suy nghĩ về thân giáo đối với người Huynh Trưởng của tổ chức Gia Đình Phật Tử | thiết kế: Phật học đời sống

A. Khái niệm:

1/ Thân giáo là bài học mà người Huynh Trưởng bằng hành động của chính mình làm gương cho người khác noi theo. Nghĩa là thay vì chỉ ra lệnh, thì chính mình tự làm trước để người khác thấy mà làm theo. Thân giáo là phương pháp giáo dục tốt nhất, có hiệu quả cao nhất mà người Huynh Trưởng cần lưu ý áp dụng.

2/ Mục tiêu của Thân Giáo nhắm đến là Huynh Trưởng. Là người lãnh đạo, Huynh Trưởng cần phải nhận thức và thực hiện vai trò xung phong nêu gương tốt cho đàn em noi theo.

3/ Thân giáo còn là phương cách giúp người Huynh Trưởng biểu tỏ khả năng của mình, tạo điều kiện nền tảng ý chí làm cho người Huynh Trưởng gắn bó, trung kiên và hy sinh cho lý tưởng, và kết đơn vị thành một khối vững chắc.

4/ Kinh Pháp Cú, Đức Bổn Sư đã dạy:

Trước hết tự đặt mình Vào những gì thích đáng

Sau mới giáo hóa người Người trí khỏi bị nhiễm” (PC-158).

B. Luận chứng:

1- Lỗi lầm của nhà giáo dục: Sẽ di lụy nguy hiểm về cả đạo đức lẫn kiến thức nhiều thế hệ. Huynh Trưởng vừa là nhà lãnh đạo vừa là nhà giáo dục, nên cái Tâm của ngườ i Huynh Trưở ng phải là Tâm Từ Bi, đồng thời phải có kỷ năng sống và quan trọng nhất là phải cống hiến.


II- Ý Nghĩa Thân giáo trong Phật Giáo:

Thân giáo trong Phật Giáo là dùng THÂN -KHẨU -Ý làm phương tiện cho thiện nghiệp vận hành và phát trển. Phật giáo là nền giáo dục nhằm hoàn thiện con người và cuộc sống trên tinh thần Tự Giác - Giác Tha.

C. Hành trì:

I- Nhận trách nhiệm:

Ngay sau khi nhận ra lầm lỗi, người Huynh Trưởng phải nhận trách nhiệm về hậu quả những gì do mình quyết định. Sửa đổi nhưng không bỏ dở nhữ ng công việc, công trình mà mình đang theo đuổi. Đó là sự tự trọng và kính trọng người khác. Đồng thời, người Huynh Trưởng phải tự kiểm điểm để rút ra bài học.


II- Nền tảng:

Các việc làm nên đặt trên nền tảng từ bi, trí tuệ, dũng cảm và kiên trì với mục đích lợi người và lợi mình. Cần phải ươm những hạt giống tốt cho nhau.


III- Chọn lựa mục tiêu phục vụ:

Trong một người bình thường, hai cuộc sống cùng song song hiện hữu. Đó là cá nhân và cộng đồng. Đôi khi, vì quyền lợi, hay danh vọng hai cái gọi là hiện hữu ấy cũng đối nghịch nhau. Với thiên chức, người Huynh Trưởng cần phát nguyện thực hành những đức tính thiết yếu như đã minh thị tại châm ngôn Bi -Trí - Dũng, Năm Điều Luật, Lục Hòa và Ngũ Giới. Tất cả đều là những Pháp giới không được rời xa.


IV- Các nguyên tắc dẫn đạo:

Muốn thành công, người Huynh Trưởng cần phải lưu ý đến năm nguyên tắc căn bàn sau đây:

1. Thành thật, không tư lợi

2. Lời nói song hành với việc làm tức miệng nói, tay làm (ngôn hành hợp nhất).

3. Tha thiết thực hiện công việc do mình đề nghị.

4. Kính trọng người trên, thương yêu đùm bọc cấp dưới.

5. Xây dựng tiềm năng đồng đội trên nền tảng đồng thuận và minh bạch.


V- Những Huynh Trưởng bất toàn:

Tiếc thay, trong thành phần Huynh Trưởng, vẫn còn có những Huynh Trưởng lãnh đạo chưa hoàn hảo. Vì thiếu ý chí dấn thân, hay vì Bồ Đề Tâm chưa tròn đầy, nên đánh mất cơ hội tu trì và tận hiến. Không đủ kiên trì trên con đườ ng phụ c vụ lý tưở ng đã phát nguyện trước lương tâm và Như Lai. Những Huynh trưởng ấy bỏ đi, quay lưng; khiến đàn em mất đi sức mạnh nương tựa dìu dắt, xã hội thêm những trở ngại nhằm tiến đến bình an và hoàn thiện. Nhưng nếu những Huynh Trưởng ấy nhận thức được rằng Huynh Trưởng là những cây Sa La, thì sớm muộn gì, những Huynh Trưởng ấy cũng sẽ trở về bên đàn em thơ dại, luôn cần sự nâng đỡ và giáo huấn.


D. So sánh phương pháp Thân Giáo và các phương pháp giáo dục khác:

I- Nền Giáo Dục Thân giáo:

1/ Nền tảng của giáo dục:

Thân Giáo là phương pháp giáo dục của những tổ chức xã hội, thiên về thiện nguyện và nhân ái, như tổ chức Gia Đinh Phật Tử là thí dụ điển hình. Nền Giáo Dục của Thân Giáo không xây dựng trên nền tảng lợi nhuận hay địa vị, uy quyền xã hội, mà nhắm đến sự an bình cho xã hội.

2/ Thân giáo và những trở ngại: Tuy Thân giáo là phương pháp giáo dục rất hữu hiệu vì nhanh chóng tác động lên đối tượng. Nhưng muốn thực hiện, người Huynh Trưởng phải đối diện những thách đố và phải vượt qua những thách đố ấy từ ngoại cảnh đến nội tâm, đơn cử: a/ Phải chiến thắng Bản Ngã: Cái Tôi là cửa ải đầu tiên mà Huynh Trưởng cần chiến thắng: Kinh Pháp Cú câu 103, đức Bổn Sư dạy:

“Dầu tại bãi chiến trường

Thắng ngàn ngàn quân địch,

Tự thắng mình tốt hơn,

Thật chiến thắng tối thượng.”

-Trong Tương Ưng Bộ Kinh, đức Phật chỉ 4 hạng người. Khi nhận diện rồi, thì Huynh Trưởng tự khắc biết phải làm gì cho việc hành trì Thân Giáo của mình.

• Hạng người thứ nhất: Thích nói về cái tốt của mình dù không ai hỏi.

• Hạng người thứ hai: không thích nói cái cái tốt của người khác dù có ai hỏi.

• Hạng người thứ ba: Thích nói về cái xấu của người khác dù không ai hỏi.

• Hạng người thứ tư: Che giấu cái xấu của mình dù có ai hỏi đến.


b/ Tu Tập Trí tuệ:

để hiểu biết, phân biệt, tốt xấu giúp cho quyết định chính xác. Người Huynh Trưởng phải “Biết mang ơn và biết đền ơn”. Theo Tăng Chi Bộ Kinh, người Huynh Trưởng cần huân tập những đức tính như sau, nhằm vượt thoát những cám dỗ: -Dám cho những cái khó cho nhất.. -Dám làm những việc khó làm nhất. -Kham nhẫn những việc khó nhẫn nhất.

c-Kiên trì theo con đường đã phát nguyện: Cuộc mưu sinh cho gia đình và cá nhân không phải là thách đố, mà là lẽ đương nhiên. Cuộc mưu sinh nầy làm cản trở, chiếm đoạt thời gian và cơ hội của người Huynh Trưởng cống hiến tài trí cho tổ chức; để san bằng trở ngại nầy, truyển thống Huynh Trưởng có câu: “Một ngày Huynh Trưởng, suốt đời Huynh Trưởng”, hay trong bài hát “Giây Thân Ái”, cố Huynh Trưởng Lê Lững đã nhắn gởi rằng:”Tay sắp xa nhưng tim không xa” - và “Đường tuy xa nhưng tình bao la” - để rồi “Dù cách xa ngàn dặm nhưng gần”. Như vậy, chúng ta hãy lạc quan và bước tiếp những đoạn đường đã phát nguyện.


3/ Hệ quả của giáo dục Thân giáo:

Những hy hiến của cá nhân Huynh Trưởng, trước hết là mang lại niềm an lạc cho bản thân. Theo đó, người Huynh Trưởng cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa, vì ít nhiều cũng đã báo đền được những món nợ ân tình đã thọ ơn ngay khi chào đời. Chiếc nón Tứ Ân trên đầu, luôn nhắc nhở người Huynh Trưởng không được xao lãng. Phải chăng đó là chiếc bè mà người Huynh Trưởng dùng làm phương tiện qua bến, đến Bờ Giác!


II- Lãnh đạo và chỉ huy, là hướng nhắm đến của thân giáo:

1/ Xã hội hoàn thiện là nhờ vào những tế bào tốt kết nên. Gia Đình Phật Tử là tế bào đáng cho xã hội kỳ vọng. Nhưng để đặt chân chân dến bờ của sự kỳ vọng, thì Gia Đình Phật Tử cần phải có những Huynh Trưởng có đủ năng lực về thế chất và kỷ năng, và những nhà lãnh đạo với tinh thẩn dấn thân, biết hy sinh cho lý tưởng, phải kiên trì mẫu mực và lấy hành động làm phương tiện giáo huấn.

2/ Do vậy, Huynh Trưởng phải là người lãnh đạo, có tầm nhìn xa và rộng để đề xướng những chương trình, tiên liệu những khó khăn hay thuận lợi, biết lượng giá công việc để chia thời gian cho mỗi giai đoạn mà điểm đến là thành công. Huynh Trưởng còn phải là người chỉ huy, thực hiện kế hoạch, hay đề án, cùng chia những vui buồn, gian khổ hay hoan hỷ rạng rỡ bên đàn em, những người vừa là cộng sự viên đắc lực, vừa là mục tiêu cho sự hành hoạt phục vụ của mình.

3/ Thân giáo đặ t nặ ng vấ n đề nêu gươ ng tố t. Chất liệu tạo nên gương tốt của Huynh Trưởng là tin yêu lý tưởng, Nếu không vì những trở ngại không thể vượt qua, thì người Huynh Trưởng không bao giờ rời xa lý tưởng đã phát nguyện dù phải đương đầu với chông gai. Kỷ thuật lãnh đạo, và thiện chí của Huynh Trưởng là tấm gương, thuyết phục người khác bằng hành động.

4/ Thành công của Huynh trưởng được đo bằng sự hợp tác tự nguyện tuân phục của người khác mà không cần đến quyền uy, mệnh lệnh.


III- Những nền giáo dục khác:

Những nền giáo dục như học đường hay dạy nghề là nhằm cung cấp kiến thức hay đảo tạo chuyên viên. Trọng tâm của những nền giáo dục nầy là nhắm đến địa vị, chức quyền, lương bổng hay lợi nhuận. Nên kỷ luật cùa nền giáo dục đó là cưỡng bách, không cần hoặc cần rất ít đến sự dấn thân, và tự giác. Ví dụ đối với một giáo sư dạy Toán. Học sinh chỉ cần hiểu và thu nhận kiến thức Toán học của thầy mà không cần để ý tới tư cách, đạo đức, lối sống, đời tư… của thầy. Thầy cũng không cần phải đưa ra ý thức dấn thân hay tự nguyện, tự giác. Học sinh, nếu không làm bài, hay yếu kém là bị đánh rớt, ảnh hưởng rất lớn cho cuộc sống về sau, nền giáo dục nầy không cần tới thân giáo mà vẫn hoàn thành nhiệm vụ. Học sinh chỉ học những gì thầy dạy, còn nhân cách, đạo đức, của thầy không liên quan đến kết quả giáo dục.


E. Những hiện trạng gây thiệt hại cho Gia Đình Phật Tử:

I- Chương trình huấn luyện: Cần xem xét chương trình huấn luyện, để Huynh Trưởng có đủ về niềm tin, về lý tưởng, hãnh diện về tổ chức.


II- Ủy thác trọng trách vì những lý do bất minh:

Không nên ủy thác trọng trách Huynh Trưởng cho những người không xứng hợp, cho những người chưa đủ kỷ năng lẫn phẩm cách giáo hạnh.


II- Cấp Bậc trong Gia Đình Phật Tử:

1/ Ý nghĩa của Cấp trong Gia Đình Phật Tử:

a/ Theo cố Huynh Trưởng Tâm Đạo Phan Xuân Sanh (trích từ: thuviengdpt.info), thì Gia Đình Phật Tử là tổ chức đủ mọi lứa tuổi, mọi thành phần xã hội. Những khác biệt thế gian bị xóa bỏ. Gia Đình Phật Tử nhằm vào tiêu chuẩn đạo hạnh và khả năng điều khiển. Cho nên cấp bậc Huynh Trưởng là duy trì trật tự, và phát triển của một đoàn thể.


b/ Nếu luận xét từ những ý nghĩa căn bản về Người Huynh Trưởng GĐPT đối với Dân Tộc, đối với Đạo Pháp ghi trong Bản Nội Quy GĐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ và Bản Quy Chế Huynh Trưởng GĐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ thì chân dung của người Huynh Trưởng hiển hiện rõ ràng. Hai văn bản nầy là tấm bản đồ, là cái la bàn mà Người Huynh Trưởng làm hành trang để dấn thân phục vụ tha nhân: -Trong phần Lời Mở Đầu của Bản Nội Quy GĐPT VN tại Hoa Kỳ hiện hành có đoạn viết: - “Phát sinh từ phong trào chấn hưng Phật Giáo, Gia Đình Phật Tử Việt Nam đã trải qua những giai đoạn thăng trầm, thịnh suy để xây dựng và hình thành một tổ chức giáo dục Thanh, Thiếu Nhi, theo chân tinh thần Phật Giáo.” - “Sự thành tựu đó kết tinh bằng những nguyên lý giáo dục sâu sắc, những phương pháp giáo dục vững vàng, từng đào tạo những thế hệ đoàn sinh ưu tú.” - “Sinh ra từ trong lòng của Dân Tộc và Phật Giáo Việt Nam, tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam đã từng đóng góp vào công cuộc vận động để bảo vệ Tổ Quốc và mưu cầu tự do, an lạc cho dân tộc trong khi cùng chung lòng xây dựng nền Phật Giáo Việt Nam”. Hay trong Chương Mở Đầu “Sứ Mệnh Huynh Trưởng” của Quy Chế Huynh Trưởng, GĐPT VN tại Hoa Kỳ ghi rất rõ: “Nghĩ rằng trong sứ mệnh giáo dục thanh thiếu nhi, Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tự khoác vào mình tính chất đặc thù mà khả năng và đạo đức không thể tách rời, tri thức và kinh nghiệm phải được thực hiện nương nhau”. Như thế, rõ ràng cấp càng cao trách nhiệm càng nặng, hạnh nguyện càng lớn đòi hỏi hy sinh, là tấm gương đạo hạnh. Cấp bậc là sự dấn thân nhận lãnh trách nhiệm, điều cần yếu là đạo hạnh và kỷ năng. Không nên có dã tâm, chỉ vì chút hư danh hão mà đi ngược lại mục đích của tổ chức. Cấp bậc là chứng tích của sự rèn luyện kiên trì và tinh tấn. Chỉ là kẻ xu nịnh bất tài, thiếu phẩm hạnh mới lạm dụng cấp bậc.

2/ Di lụy về cấp bậc bất minh:

a/ Cấp bậc bất minh làm hạ thấp giá trị cá nhân Huynh Trưởng và tổ chức. Trách nhiệm nầy, nằm ở những Huynh Trưởng cao cấp, nắm giềng mối Gia Đình Phật Tử.

b/ Dù người có ý tưởng hay, lời nói đẹp mà việc làm không chánh trực, Thân giáo không trang nghiêm, lời nói không đi đôi với việc làm thì không thuyết phục và cũng không chuyển hóa được ai. Do vậy, thân giáo là chuẩn mực, là quy phạm để người Huynh trưởng nhìn lại chính mình.

3/ Ích lợi của Thân giáo: Là làm ngườ i Huynh Trưởng biết lắng nghe, biết nhìn người bằng tấm lòng từ bi, luôn là mẫu mực cho mọi người noi theo. Thân giáo rất cần thiết cho thành phầ n lãnh đạo. Trách nhiệm và bổn phận.Huynh Trưởng là kiên trì với hạnh nguyện nhập thế .


G. Đề Nghị:

Những bài Luận Khóa, Kết khóa của các cấp in thành tập và phổ biến công khai, quan trọng nhất là cấp Tấn và cấp Dũng, vi đó là những Huynh Trưởng cao cấp, lãnh đạo, những ý kiến, những nhận định trong bài luận văn, luận khóa là bề dày kinh nghiệm đã từng trải qua, đàn em xem đó như là tài liệu vừa giáo khoa, vừa thực nghiệm.


H. Kết Luận:

1/ Điều cốt lõi của người Huynh Trưởng là không thể thiếu vắng ba cái BI - TRÍ -DŨNG.

2/ Hỡi người Huynh Trưởng, hành trang đã đủ chư a, để lên đường.


Quảng Tuệ - Tống Phước Hiến