Post: : Admin

Trong cuộc sống không ít lần trong mỗi chúng ta có vài lần vấp ngã, bị gặp cản trở, gặp chứng ngại, khó khăn trong cuộc sống hay trong con đường tu tập, nhưng những thất bại thật sự thất bại chỉ khi chúng ta nhụt chí bỏ cuộc giữa chừng mà không chịu đứng dậy đi tiếp mà thôi.



Sức mạnh của niềm tin

Sức mạnh của niềm tin


Và có những khi đang khó khăn chúng ta được ai đó cho lòng tin, củng cố niềm tin, lời khuyên, sự cảm thông, sự tin tưởng thì giúp  chúng ta lại vực dậy lòng tin và sự quyết tâm để làm lại từ đầu hay tiếp tục vượt qua những trở ngại nhằm tiến tới mục đích hay mục tiêu đã dự định, hoạch định. 


Cuộc đời là vô thường nên không gì là không thể xảy ra, không ai trải qua bước đường đời hay trong quá trình tu tập mà toàn gặp điều may mắn mãi được. Và con đường có khi thuận khi nghịch, nhưng hãy lấy nghịch cảnh làm thầy để học hỏi kinh nghiệm, làm thầy chỉ dẫn cho bước đi tiếp theo được an lành tốt hơn. Trong tu đạo thì chính nhờ nghịch cảnh, nhờ vô thường, nhờ khổ đau phiền não mà ta thấy rõ bản chất cuộc đời mà từ đó cố gắng tinh tấn tu tập thoát khổ đau. Và tu tập lấy niềm tin làm gốc rể cho quá trình tu tập. Và niềm tin hay còn gọi là "tín" là cuội nguồn mọi công đức, mọi nếp tốt, khởi nguồn các hạnh lành trong bản thể tâm an, thân lành, ý thiện.  

Sức mạnh của niềm tin

Sức mạnh của niềm tin


Chỉ có niềm tin mới giúp chúng ta tin tấn tu tập cho tốt để đạt sở nguyện, hoàn thành sở hạnh mà thôi. Nhưng niềm tin có vững chắc có đúng hay không thì cần dựa trên cái trí nhận biết rõ thực hư, nhận biết đâu là thiện pháp đâu là ác pháp, nhận biết đâu là thiện đâu là ác, nhận biết đây là đúng đâu là sai mà hành động cho đúng, nghĩ cho phải, nói cho hợp với pháp hành. Chứ niềm tin không có trí huệ thì lại dễ rơi vào tà kiến, dễ rơi vào mê tín lúc nào không hay. Nên đạo Phật là đạo trí huệ, chỉ có trí huệ nhận biết thấu rõ thực tướng các pháp từ đó niềm tin tự tăng trưởng, giúp hoàn thành các sở nguyện và sở hạnh. Nên tu đạo Phật nên dùng niềm tin chân thật mà tin cho đúng, chứ đừng vội nghe ai nói cũng tin, nghe ai bảo cũng làm mà phải có cái trí tuệ trong đó nữa. Như đức Phật có nói :" Những điều ta nói thì các đệ tử đừng tin vội, như muốn biết vàng thật giả thì phải dùng lửa thử vàng, và người tu đạo thì dùng sự tu tập mà thực chứng những lời nói của ta coi ra sao thì mới nên tin". Vậy khi tin có trí thì gọi là chánh tín là lòng tin chân thực, tin và không trí thì gọi là mê tín là lòng tin không chân thực. Tu là hành đạo trong tâm, và niềm tin là sự khởi đầu của đạo, nên trong quá trình tu tập nên học hỏi các thầy, học tập kinh điển, nghe giảng kinh, đi chùa tụng kinh...để tăng cái trí và củng cố niềm tin chân chính. Còn nếu các phật tử tại gia ở ngoài đời vì lý do công việc hay gia đình bận rộn quá thì cũng nên tranh thủ dành ít thời gian lúc nghĩ ngơi, lúc nhàn rỗi mà tự chiêm nghiệm lời chư Phật, chư vị tổ sư, các thầy dạy để biết rộng, hiểu thông, từ đó chuyển hóa dần cái tâm vô thường trong cõi mộng trần lao này. Và niềm tin là cuội nguồn đạo, là nếp tốt của mọi công đức. 

Quang Minh