Post: : Admin

Nhạc lễ là nghề dân gian, có sự truyền nối nhiều đời, đặc biệt đây là loại hình truyền miệng. Đề xuất của một số lãnh đạo TP.Đông Hà sử dụng nhạc lễ bằng USB



Đã nói đế Nghi lễ thì phải nhắc đến "lễ giáo, khuôn phép, lễ nghi truyền thống văn hóa dân tộc làm sao chúng ta lược bỏ...". Ảnh: Một buổi biểu diễn nhã nhạc tại khu đại nội cung đình Huế


Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại, Nhã nhạc có những giá trị, nét đặc sắc riêng cần được nhìn nhận như di sản quốc gia.


Tại địa phương Quảng Trị, khi đất nước kinh tế phát triển, đời sống nhân dân vươn tới tầm cao mới, Nhã nhạc được lan rộng trong quần chúng, được thực hiện qua các lễ hội Tôn giáo, các nghi lễ Tế tự và đặc biệt được dùng nhiều trong đám tang. Dùng loại nhạc này đã hình thành một nếp sống văn hóa dân gian của người dân địa phương chúng ta.


Nguy cơ nhạc lễ mai một

Hiện nay trên địa bàn một số phường thuộc TP.Đông Hà đang chủ trương dùng Nhã nhạc cúng tế bằng phương án sử dụng nhạc thu sẵn USB hoặc mở youtube.


Như chúng ta đã biết, loại hình Nhã nhạc (nhạc Lễ) là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Nếu ta sử dụng dòng nhạc này bằng phương tiện thu âm sẵn, sử dụng USB mở máy thì thử hỏi thế hệ hậu sanh liệu có còn ai theo học...


Chủ trương bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa được thực hiện qua các hình thức này có thật sự đúng hướng?

Dùng USB thay nhạc công trong đám tang theo một số lãnh đạo địa phương là để tiết kiệm cho người dân. Nếu tiết kiệm chúng ta có nhiều cách, có thể từ khâu nhỏ nhất là ăn uống không nên linh đình, bày trí các vật dụng trong rạp đám đơn giản hơn, hay thay vì phúng điếu các vòng hoa đắt tiền ta dùng số tiền đó để hổ trợ cho gia đình có tang...

Theo đề án số 01/ĐA-MTTQ của UBMT thành phố Đông Hà về việc “Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang lễ…" Tuyên truyền, vận động là phải có sự đồng thuận của cả 2 phía, nhưng thực tế là có sự áp đặt, có thể nói là cưỡng chế tang gia không thuê nhạc lễ, không mời nhạc công…vậy lý do là gì?



Bạn đọc bình luận tại page. Ảnh chụp màn hình

Cũng có số ít lãnh đạo địa phương hà khắc trong suy nghĩ với những người làm nhạc lễ, họ mất thiện cảm và lấy sự so sánh với các vùng không dùng nhạc lễ để loại bỏ loại hình nghi lễ đặc sắc này.


Nhạc lễ là nghề dân gian, có sự truyền nối nhiều đời, đặc biệt đây là loại hình truyền miệng. Đề xuất của một số lãnh đạo TP.Đông Hà sử dụng nhạc lễ bằng USB thì thế hệ con em sau này có hiểu nhạc lễ là gì? Hay là chỉ phát ra tiếng cho có âm thanh?


Nhạc lễ có yếu tố truyền khẩu là chủ yếu, do đó muốn lưu giữ được loại hình nghệ thuật này các nghệ nhân cao tuổi phải vừa hướng dẫn vừa chỉnh đốn vừa từng bước truyền nghề cho các thế hệ...


Hy vọng quý cấp lãnh đạo, bà con nhân dân xem xét để Nhã nhạc (nhạc lễ) được bảo tồn, thế hệ con em tiếp bước lưu truyền.


Trân trọng.

Nhã Nhạc Cung Đình - Nét Văn Hóa Truyền Thống

Bài viết theo văn phong của page facebook https://www.facebook.com/100677575049783/posts/104073281376879/


nhã nhạc cung đình, nhạc lễ, đám tang, ma chay, tang lễ, kèn ve, trống bản, trống nắp, sáo trúc, hom, bóp thoét, nam ai, chấp lệnh, chiêng, bì rì, nhạc đám ma, nhạc hiếu, đờn nhị, đàn cò