Post: : Admin

Truyền thông trong cơ chế thị trường và hội nhập sâu rộng cần bảo vệ người tiêu dùng nhưng cũng và cần bảo vệ bà con làm ăn lương thiện, căn cứ vào lẽ phải. Ngày nay, làm truyền thông cũng là làm ăn, làm kinh tế, một ngành kinh tế quan trọng....



Xử lý khủng hoảng truyền thông theo tinh thần Phật giáo
Tiến sĩ Lê Doãn Hợp: 3 kinh nghiệm cho truyền thông Phật giáo
Tác dụng phát ngôn của Giáo hội trong khủng hoảng truyền thông

Trong những ngày sôi động rối nhiễu thông tin về nước mắm chứa arsen – thạch tín, cũng như trong thời khắc người dân miền Trung điêu đứng với fomosa, tôi nhận được email của người Thầy- cựu giảng viên báo chí Đại học khoa học xã hội và nhân văn TP HCM: viết cái gì đấy ủng hộ bà con làm nghề này! Là cây bút vụng về cạn cợn, tôi lướt trên google và lúng túng trước ngổn ngang ngồn ngộn tin tức xấu với nghề nước mắm truyền thống, các kênh truyền hình, báo in và tin tức vỉa hè cứ như cất dàn đồng ca bè theo họng súng của Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đấm thẳng không thương tiếc vào nghề nước mắm Việt lâu đời, một trong những món quốc hồn quốc túy: nước mắm Phú Quốc, xà bông Cô Ba, nước suối Vĩnh Hảo....

Khủng hoảng truyền thông và đạo đức nghề báo

Khủng hoảng truyền thông và đạo đức nghề báo

“Luận điểm” của bên tấn công có thể tóm tắt không khó: theo khảo sát thực tế các mẫu ngẫu nhiên, hàm lượng arsen – thạch tín  vô cơ và hữu cơ trong nước mắm vượt ngưỡng an toàn, gây hại cho người sử dụng, và chỉ như thế đã đủ gây nốc ao bên sản xuất tiêu thụ sản phẩm quen thuộc trên thị trường trong nước và quốc tế. VTV đưa tin: do nước mắm Phú Quốc là hàng hóa được bảo hộ và có đăng kts chỉ dẫn địa lý nên một tổ chức nước ngoài đã chính thức yêu cầu giải thích về sự cố asen, chuyện đã rất nghiêm túc.
Trong hai kháo tập huấn nghiệp vụ truyền thông vừa diễn ra, tôi – một cây bút nghiệp dư- đã được nghe giảng viên nhấn mạnh về khủng hoảng truyền thông và xử lý. Trong diễn biến liên quan đến arsen trong nước mắm- điển hình về khủng hoảng truyền thông-thấy nổi lên mấy vấn đề:

Dàn đồng ca một chiều kết án nước mắm Việt theo kiểu quân ta đánh quân mình đã vô cùng vội vàng khai thác “cơ hội” tăng doanh thu từ phát hành và lượt truy cập mà không cho thấy rõ đạo đức và sự cẩn trọng của nghề báo trước hiệu ứng xã hội của truyền thông với một vấn đề sinh – tử với một nghề quan trọng liên quan nồi cơm bao nhiêu con người. Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng VN không cần đưa ra một công trình khảo sát khoa học có độ tin cậy cao và có gía trị pháp lý nhưng giới truyền thông vẫn thấy đủ căn cứ để “thi hành án”! Vội vàng quá, cả Hiệp hội và truyền thông.

Người đứng đầu cơ quan của chính phủ về truyền thông đã chấn chỉnh với những phát ngôn kịp thời song sự cân bằng cái nhìn trong hệ thống truyền thông không thấy rõ, những tiếng nói bình tĩnh sáng suốt ít thấy để đối phó “dàn đồng ca”, điều này đáng lo trước những vụ khủng hoảng có thể có trong tương lai khi nhà sản xuất lương thiện không được bảo vệ ngay trong môi trường dư luận.

Sáng nay 24-10-2016, cầm tờ nhật báo Tuổi Trẻ, trang bìa chạy tít “Báo X xin lỗi và gỡ 5 bài báo về arsen”- khủng hoảng truyền thông đã có dấu chấm, người dân- người đọc người nghe có quyền đặt câu hỏi: đằng sau tất cả là gì, động cơ? Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng VN đứng trước trách nhiệm pháp lý hiển nhiên, vậy nhật báo X – một tờ báo có lượng phát hành cao ngất hàng top- ngoài những câu nhã nhặn hiếm thấy: xin niệm tình tha lỗi.. còn có trách nhiệm gì không sau khi gỡ 5 bài viết cấp tập nã vào..nước mắm? Và rấy nhiều “đồng minh” báo in báo mạng? Những bà con làm nghề nước mắm, sản xuất kinh doanh sản phẩm này, theo luật, có quyền “tính sổ” giới truyền thông đã “lâm trận” vội vàng.
Truyền thông trong cơ chế thị trường và hội nhập sâu rộng cần bảo vệ người tiêu dùng nhưng cũng và cần bảo vệ bà con làm ăn lương thiện, căn cứ vào lẽ phải. Ngày nay, làm truyền thông cũng là làm ăn, làm kinh tế, một ngành kinh tế quan trọng, vậy chuyện làm ăn của nhật báo X và những người anh em xâm hại chuyện làm ăm của bà con làm nghề nước mắm cũng phải sòng phẵng, đó là lẽ đương nhiên không cần tranh biện.
Kinh nghiệm này không hề rẻ, và tất nhiên không thể “rút kinh nghiệm” một cách mạn tính như lâu nay.
Làm truyền thông, như mọi nghề, cần có đạo đức.

Vậy thôi...

Bạc Liêu 24-20-2016
Thành Công