Post: : Admin

Từ xưa đến nay, phần nhiều những người tu trong đạo Phật, có người thì chứng quả bực cao, có kẻ thì chứng quả bực thấp, lại cũng có người thì ở trong cõi nhơn-thiên hưởng phần khoái-lạc, có kẻ thì bị đọa vào ác-đạo chịu nỗi khổ tân.



Vậy chúng ta có biết vì cớ sao mà thành ra như thế hay không?

Hòa thượng Liên Tôn: Quy cảnh của người xuất gia

Thọ giới hữu hà nan, nan giả chung thân trì tịnh giới. Thiết kế: Phật học đời sống


Bởi vì giáo-nghĩa của nhà Phật, cao hơn núi, sâu hơn biển, rộng khắp hư-không, lớn trùm sa giới, khiến người ngửa không thấy, dò không cùng, hết ngỏ đo-lường, không đường so-sánh, nên trừ những bực căn-trí siêu-việt ra, còn bao nhiêu thì phưởng- phất mồ-hồ, kẻ thì chấp cái thuyết nầy là phải, người thì chấp cái thuyết nọ là nhằm, cứ theo chỗ tri-giải của mình mà ức-đạc, dường như trẻ đui biện sữa, thầy bói rờ voi, không có chổ nào là chánh đáng cả.


Nhưng cái nguyên-nhơn sai lầm đã nói trên đó, có sự gì lạ đâu ; chỉ vì không hiểu cái giáo-pháp của Phật, chánh là tùy theo căn-trí và tình chấp của người mà phát-minh ra, chớ vốn không nhứt định. Như đối với người căn-trí cao-siêu, thì nói ra các pháp viên-đốn ; đối với người căn-trí chậm lụt, thì nói ra các pháp quyền-thừa. Còn đối với người chấp về sự tướng, thì nói ra cái thuyết lý-tánh ; đối với người chấp về lý-tánh, thì nói ra cái thuyết sự tướng.


Vậy thì phải biết rằng một lời nói hay là một câu chuyện gì của Phật-Tổ nói ra, đều là vì chúng ta phá chỗ chấp trừ chỗ nghi, mà gạn đãi cho hết cái tinh thức ý giải của mình, đặng đem về cõi chánh-tri chánh-kiến của Phật-Tổ đó thôi, chớ ngoài ra thì không có cái gì đặc biệt khác nữa.

Thế mà nhiều người không hiểu cái giáo-pháp quyền-nghi của Phật, cũng như phương thuốc trị bịnh, tùy theo chứng mà lập phương, chớ không phải giống nhau một mực. Nếu không tường dược- tánh, không rõ thang-danh, mà gặp thuốc uống càn, thì chắc là phải hại. Cái cảnh-giới của người học Phật, bị mê chấp theo pháp mà phải sai lầm, lý cũng như vậy.


Nhưng mà chúng ta phải biết rằng, bởi vì căn-trí của người có hơn thua, tinh chấp của người có riêng khác như nói trên đó, nên nói pháp Phật mới thành ra có phàm-phu, có tiểu-thừa, có tiệm-thứ, có viên- đốn không đồng, chớ phải là Phật-pháp có cao có thấp, có lớn có nhỏ mà làm cho chia rẽ con đường xu-hướng của người học-đạo khác nhau như vậy đâu ?


Sao gọi là «phàm-phu» ? Nghĩa là giữ giới ăn chay, tụng kinh niệm Phật, làm đều phước lợi, gắng sức tu-hành, chỉ vì lo phần sự tướng, mà không thấy đặng tâm-thể của mình, nên không ra khỏi sanh-tử, không chứng đặng Niết-bàn. Đó là có sự mà không lý, nên gọi là « phàm-phu ».

Sao gọi là « tiểu-thừa »? Nghĩa là tu phép tứ-đế, quán-hạnh vô-thường, lánh chốn trần-hiêu, tìm nơi thanh-tịnh, ghét đường sanh-tử, sợ nẻo luân- hồi, xem thấy khỗ-quả mà sanh nhàm, chăm trừ tập-nhơn cho dứt hết, chứng diệt-quả thì tỏ lý vô- vi, tu đạo-nhơn thì lo phần tự-độ, không lòng đại- thệ, không nguyện lợi-tha, tuy là chứng bực «hữu- dư Niết-bàn mà không thấy đặng toàn-thể của pháp- giới. Đó là có lý mà không sự, nên gọi là «tiểu-thừa ».


Sao gọi là « tiệm-thứ »? Tiệm-thứ có hai cách:

Một là do sự vào lý, nghĩa là tu-trì tụng niệm, cần khổ công-phu, làm đủ các sự phước-duyên, mà không có lòng tự-lợi, hay là trong các pháp « Thiền -quán» và « Tịnh-độ», mà chuyên chú một pháp, tinh tấn một lòng, không có chút gì là tạp niệm, rồi tự-nhiên có ngày lửa nhen đèn huệ, bụi vẹt gương lòng, mà tỏ thấy đặng cái chỗ nhiệm mầu của đạo.


Hai là do lý mà vào sự; nghĩa là giải đặng «không- lý» chút đĩnh, thấy đặng «pháp-thân » ít nhiều, mà rõ biết được muôn-pháp do-tâm, không lòng chấp trước, nhưng vi tập khí chưa trừ hết đặng, còn phải nhờ cái năng-lực của các pháp «Lục-độ vạn hạnh » mà đối trị, làm cho tập-khí càng ngày càng tiêu, pháp-thân càng ngày càng rộng, mà chỗ chứng ngộ lại càng tăng-tấn lên.

Vì hai cảch nói trên đó, phải do «giai-cấp» mà lên lần có thứ lớp như vậy, nên gọi là «tiệm-thứ».


Sao gọi là «viên-đốn» ? nghĩa là những người huệ-căn sáng-suốt, nghe một biết ngàn, rõ thấu nguồn-chơn, dò cùng biển pháp, tợ hồ rừng hoa nở thắm muôn cảnh đều xuân, bóng nhựt rạng hồng tám phương đều sáng, nguyên không thứ lớp, chẳng phải trước sau cả trong pháp-giới dung thông, có ai biện là phàm là thánh. Pháp vẫn như vậy, nào phí công-phu, khen ngợi khôn cùng, nghĩ lường khó tới, sự cũng được, lý cũng được, sự lý giao thông cũng được, và sự lý vô ngại cũng được, đó là một pháp-môn rất tôn rất quí, tuyệt-diệu tuyệt- huyền, không phải như các pháp-môn kia do theo thềm bực mà lên lần, nên gọi là «viên-đốn».


Xét lại như giáo-lý của Phật nói trên đó, thiệt là sâu rộng không ngằn, mà căn-trí của người có hơn kém khác nhau như vậy, thì đủ rõ rằng pháp viên- đốn ấy thiệt là Phật-Tổ lấy làm tôn chuộng lắm. Nhưng vì ít gặp đặng người, cho nên kinh Hoa- nghiêm nói rằng: «Tất cả chúng-sanh đời mạt thế, ít người cầu tới bực thinh-văn ». Xét đó thì biết cầu bực Thinh-văn còn ít người, huống chi cầu tới bực Duyên-giác, bực Bồ-Tát và bực Viên-đốn, thì có phải là ít có người hay không ?


Thế mà người đời nay xưng rằng viên-đốn, không làm sự, không cứu lý, không giữ giới, không ăn chay, không tụng kinh, không niệm Phật, không tập định, không quán «không», cũng không dứt phiền-não vô-minh, lại không hiểu cội gốc muôn-pháp, nói giỏi luận hay, mà không có chút gì thiệt chứng, học đòi theo cái lý-thuyết, «sự-sự vô-ngại», mà rõ là ruỗi ngựa lục tình, chạy theo hoàn-cảnh, lung-lăng trong sự tham-đục, không coi nhơn-quả ra gì, xem thấy ai cần-tu khô-hạnh, thì cười là phàm- phu, thấy ai tập-định quán-không, thì chê là tiểu- thừa, rồi cứ trau-giồi cái bộ dạng người đại-căn đại- khí, mà tự xưng rằng vô-ngại ; thiệt là không hiểu người lấy sự giữ giới làm lành cho là phàm tiểu, thì có lẻ lấy sự phá-giới làm ác mà cho là Bồ-Tát hay sao ? Tưởng thiệt bực viên-đốn chắc không đến nỗi như vậy.


Ôi ! Ngài Ẩm-Quang là một người của Phật Thích- Ca truyền đạo ban đầu hết, thì tưỏng lại không ai tỏ đặng cái lý viên-đốn ấy cho bằng ngài, mà ngài còn làm khổ-hạnh đầu-đà, giữ tinh giới-luật ; chớ có nghe rằng phá-giới mà không tuân theo Phật đâu. Huống chi ở bên nước Thiên-trúc thì từ ngài Át-Nan truyền xuống ngài Đạt-Ma, còn bên nước Tàu thì từ ngài Thần-Quang truyền xuống ngài Lục- Tổ, trước sau trải đến ba mươi hai đời, ấn Tổ rạng ngời, đèn thuyền nối sáng, cho đến ngài Mả-Tổ, ngài Bá-Trượng, ngài Lâm-Tế, ngài Đức-Sơn đều là con cháu đích cốt của Phật-Tỗ, đã chứng đặng pháp viên- đốn, mà cũng không nghe có ngài nào khinh luật phá giới cả.


Vã lại cái pháp giới « sự-sự vô-ngại » ấy chánh là ở trong biển giáo-lý Hoa-nghiêm, mà tỏ thấu cái tôn chi Hoa-nghiêm, tưởng lại không ai hơn đựợc ngài Đổ-Thuận, ngài Hiền-Thủ, ngài Táo-Bá, ngài Thanh-Lương, mà các ngài ấy có khi nào dám khi dể phép Phật mà bỏ giới-luật đâu.
Xét như vậy thì bực viên-đốn đời xưa như thế đó, còn bực viên-đốn đời nay như thế không có, lẽ các vị Nghịch-hạnh Bồ-tát ấy hơn đặng ngài Ẩm- Quang, ngài Đạt-Ma, mà người phàm mắt thịt không dòm biết đặng hay sao ? Nếu quả như các vị Nghịch- hạnh Bồ-tát đặng nhiều như vậy, mà khi Phật Thích- Ca ở trong hội Hoa-nghiêm còn lấy sự ít người mà than thở là sao ?

Chúng ta phải biết rằng, từ hồi vô-thỉ đến ngày nay, vô-minh che khuất, ác-tập chứa đầy, nếu không lấy giới-luật mà đối trị, thì cái tâm vọng-tưởng tham bậy, muốn xằng, mê duyên, đắm cảnh, như chó cuồng chạy theo cục đất, như ngựa thả chạy rông ngoài đường, tưởng không thể nào ngăn cấm được. Cho nên những người óc trí còn non, lòng trần chưa sạch mà muốn tỏ đặng chổ huyền-thâm của Phật, thì phải lấy bốn chữ «sự-lý tánh-tướng » để làm cái phương-châm nhập-đạo, cái giai-cấp đăng cao, thì mới có thể trông mong một ngày kia thoát khỏi ải Thiên-ma ngoại-đạo mà vào nhà Chánh-giác Như-lai đặng.


Vậy nên Tôn-Túc xưa có nói rằng: « Thiệt tế lý địa, bất lập nhứt trần, nhi Phật sự môn trung, bất xả nhứt pháp»,  nghĩa là chỗ cực-điểm của chơn- lý không một mảy trần, mà sự thường-hành trong Phật-môn làm đủ muôn pháp. — Vậy thì sự-tướng phải tu, lý-tánh phải rõ, chớ không nên chấp theo lý-tánh mà bỏ sự-tướng, cũng không nên chấp theo sự-tướng mà bỏ lý-tánh, là vì xưa nay không có lý-tánh nào mà ở ngoài sự-tướng, cũng không có sự-tướng nào mà ở ngoài lý-tánh cả.
Bỡi vậy nên ngài Vĩnh-Gia đọc kinh Duy-ma mà rõ đặng tâm-địa, ngài Khuê-phong tụng kinh Viên- Giác mà tỏ thấu chơn-nguyên. Đó có phải là do sự- tướng mà phát-minh đặng lý-tánh hay không?
Còn ngài Thiện-Tài đã chứng đặng trí căn-bổn rồi, còn đi tham phỏng đến năm mươi ba người trí- thức mà học đạo Bồ-tát, đó có phải là ngộ lý-tánh rồi mà không rời sự-tướng hay không ?
Xét đó thì đủ rõ sự-lý vẫn một, tánh-tướng không hai, chúng ta có lẽ thiên chấp về phía nào đâu đặng.

Nếu đem lòng ngạo-mạn mà nói sự cao-kỷ, không bắt chước tiên-hiền, cứ giữ bề tự-phụ, mà trở lại khinh dể những kẻ cần-tu khổ-hạnh cho là phàm- phu, thì tướng phàm-phu ấy tuy không rõ lý-tánh, chưa chứng đặng thánh-vị, chớ cũng còn ở trong cõi Nhơn-thiên, hưỏrng phần khoái-lạc, chỉ sợ cho mấy bực đàm-huyền thuyết-diệu sự-lý đều bỏ mà giả danh viên-đốn, làm bộ đại-thừa, chẳng những không thoát khỏi sanh-tử, mà lại chắc đọa vào trong chốn Nê-lê (địa-ngục) nữa.


Thương thay! ngày nay cười người ta là phàm- phu, là tiểu-thừa, mà ngày khác phải chui đầu trong lò hừng vạt nóng, rừng kim non đao, xương thịt rả rời, hồn thần ám muội, cầu cho an nhàn trong một giây phút cũng không thể đặng, huống chi mà hi vọng đến bực phàm-phu và tiễu-thừa ấy đặng đâu.


Đến lúc thọ khổ-báo ấy thì mới biết là sự tại mình làm bộ đại-thừa giả danh viên-đốn, khinh khi giới- luật, bỏ các hạnh tu, mà thành ra thiệt hại như vậy.. Than ôi! có ngờ đâu cái họa viên-đốn mà thảm- trạng như thế. Chừng ấy, chúng ta có lấy làm ghê gớm chưa?


Liên Tôn - Thích Huyền Ý