Post: : Admin

Ngay khi vào đại dịch, khủng hoảng trong tiêu thụ nông sản đã xuất hiện và diễn trình ngày càng nghiêm trọng.



Giải cứu nông sản - nốt thăng hoa của tình đồng bào

Giải cứu nông sản - nốt thăng hoa của tình đồng bào tại Hải Dương trong Đại dịch Covid-19


Ngay khi vào  đại dịch, khủng hoảng trong tiêu thụ nông sản đã xuất hiện và diễn trình ngày càng nghiêm trọng. Ở một sự kiện tôn giáo ở Rạch Giá người viết đã nghe câu chuyện về những đoàn xe công te nơ xếp dài ở cửa khẩu mang đầy ắp cây trái nhiệt đới. Rồi trên tàu hỏa xuyên Việt, trực quan thanh long và những đặc sản khác của miền Trung chín nát trên rẫy không thu hoạch hay cảnh bán đổ tháo vói giá không đủ bù chi phí vận chuyển. Đại dịch, lại tới tấp thiên tai như cú đánh bồi, nông phu điêu đứng.


Đoạn cuối của đường hầm có ánh sáng le lói phát đi từ tấm lòng bà con cả nước chung tay chia sẻ với nông dân qua tiêu thụ nội địa. Chưa có bao giờ các sản phẩm cây trái nhiệt đới vốn chủ yếu dành cho xuất khẩu gần xa lại tiêu thụ  nhiều như thế ở trong nước. Thị xã nhỏ quê tôi ở gần cuối nước Việt ở phía Nam đón một dòng cây trái hoa củ từ các nơi đổ về tràn ngập các chợ lớn nhỏ và dìu dặt cùng tiếng rao trên đường. Có đủ: xoài, thanh long, mít, mận, ổi, nhãn… Mênh mang cây trái miệt vườn bán với giá khó tin, như xoài chín loại thường 5.000 đồng/ ký, xoài cát núm nổi tiếng mỗi ký chỉ 20.000 đồng… Cầm tờ tiền 20.000 đồng mua trái cây xách nặng. Dù túi tiền thắt chặt, bà con vẫn mua nhiều trái cây hoa củ khi đi chợ, dân mình có dịp thưởng thức hoa trái xứ mình thật nhiều. Tiêu thụ nội địa giúp nông phu và thị trường nông sản cầm cự qua khủng hoảng.

Qua truyền thông thấy được tình hình mọi nơi bắc- trung- nam đều như vậy, và xuất hiện những hành động có tổ chức mang tính  nhân văn- xã hội cao từ người trẻ, đấy là các chiến dịch giải cứu nông sản qui mô bài bản, bà con từ các đô thị lớn có điều kiện chẳng những giúp tiêu thụ nông sản tại chỗ, còn trực tiếp đến nông thôn mua giúp đồng bào và mang về bán lại có khi với giá .. 0 đồng, một hoạt động không mang tính thị trưởng, thuần túy chia sẻ, nghĩa cử đẹp biết bao nhiêu. Cứ nghĩ khoảng cách Hải Dương và Sài Gòn xuyên Việt càng thấm thía tình đồng bào cật ruột hữu sự sẻ chia đúng chất con cháu Lạc Hồng trong mặc định của truyền thống dân tộc.


Quê tôi, ngày đêm văng vẳng tiếng rao “ xoài cát 5.000 đồng/ ký đây” hay “nhãn 10.000 đồng” giọng nam giọng nữ từ loa dông theo xe gắn máy khắp nẻo, và bà con mua giúp theo nghãi bàu bí đồng bào.

Cây trái xứ mình nắng gắt mưa dầm phù sa nuôi nấng, mới ngọt làm sao…


Nguyễn Thành Công