Post: : Admin

Dù trải qua bao biến thiên của thời cuộc và sự tàn phá của thời gian, nhưng chùa An Lạc vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá. Nét cổ kính với kiến trúc “tứ trụ” thường gặp trong các công trình kiến trúc tín ngưỡng - tôn giáo ởNamBộ xưa.



Một di tích kiến trúc nghệ thuật

Cùng với nhiều ngôi chùa cổ trên địa bàn quận Gò Vấp như chùa Linh Sơn Trường Thọ, chùa Long Huê, chùa An Lạc vẫn giữ được nét cổ kính với kiến trúc “tứ trụ” thường gặp trong các công trình kiến trúc tín ngưỡng - tôn giáo ở Nam Bộ xưa, nay còn được bảo lưu giữ ở các di tích văn hóa - lịch sử nổi tiếng như chùa Phước Tường, chùa Giác Lâm (TP.HCM)… 


Mặt trước của ngôi chùa An Lạc

Điều đáng quý, dù trải qua bao biến thiên của thời cuộc và sự tàn phá của thời gian, nhưng chùa An Lạc vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá, nổi bật là pho tượng Đức Phật Thích Ca bằng đồng tư thế ngồi kiết già trên đài sen, cao 2,4m, dù đã “mặc áo mới” qua các lần trùng tu nhưng vẫn thể hiện rõ những đặc trưng của điêu khắc tượng thờ Việt Nam thế kỷ XIX. Ngoài ra, chùa còn bảo lưu được rất nhiều tượng cổ quý hiếm, là nguồn tư liệu sinh động để nghiên cứu về nghệ thuật điêu khắc Phật giáo thế kỷ XIX ở vùng đất Nam Bộ.

Ngày 27.4.2009, Chủ tịch UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 1765/QĐ-UBND xếp hạng di tích cấp Thành phố đối với Di tích Kiến trúc nghệ thuật chùa An Lạc. Với Bằng công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật chùa An Lạc, Quận Gò Vấp và Phường 4 đã có thêm 1 di tích được xếp hạng, góp phần làm phong phú  kho tàng di sản văn hóa vật thể của thành phố.

Nét cổ kính với kiến trúc “tứ trụ” thường gặp trong các công trình kiến trúc tín ngưỡng - tôn giáo ở Nam Bộ xưa

Mở rộng vòng tay giúp đỡ người nghèo

thừa những giá trị về mặt lịch sử của một di tích, trong những năm qua, Sư cô Thích Nữ Chơn Hiếu tiếp tục duy trì bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử quý báu đó.  Ngôi chùa thật sự là nơi linh thiêng, là chỗ dựa tinh thần cho tất cả mọi người. Trong công tác Phật sự, sư cô trụ trì hướng dẫn Phật tử tu tập theo giáo pháp Đức Như Lai, xây dựng các đạo tràng tu học, tổ chức các thời khóa tu niệm Phật với hàng trăm Phật tử tham dự và ai cũng cảm nhận được sự hoan hỷ, an lạc trọn vẹn … Vào các ngày lễ lớn của Phật giáo như: Đại lễ Phật Đản, Vu Lan…, chùa An Lạc đã tổ chức nhiều hoạt động phật sự thiết thực và ý nghĩa…

Sư cô Chơn Hiếu tổ chức tặng quà cho các trẻ em nghèo tại tỉnh Bình Phước

Với tấm lòng từ bi, bác ái… Sư cô Thích Nữ Chơn Hiếu luôn thực hiện lời dạy của Đức Thế Tôn “Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật”, đem đời sống của người tu sĩ Phật giáo hòa nhập vào cuộc đời.  Bên cạnh các công việc Phật sự, Sư cô trụ trì cũng thường xuyên gắn bó với cuộc sống những người nghèo khổ, khó khăn, tổ chức các chuyến từ thiện nhân đạo đến các vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số để trao tặng đến họ những phần quà, gạo; trao học bổng cho những học sinh nghèo vượt khó; ủng hộ đồng bào lũ lụt, thiên tai; tham gia đóng góp vào các quỹ từ thiện nhân đạo của địa phương … Tất cả những việc làm ấy đều xuất phát tự tấm lòng của một vị sứ giả Như Lai suốt đời tận tụy với hạnh nguyện cứu khổ, ban vui không từ lao nhọc … Sư cô Thích Nữ Chơn Hiếu, trụ trì chùa An Lạc là tấm gương sáng về lòng nhân ái.

Chụp hình lưu niệm cùng với Phật tử trong một chuyến từ thiện

Quang Hạnh