Ðức Phật biết hết sao không nói về tương lai?

Hình Ðức Phật biết hết sao không nói về tương lai?
- Tác giả: admin
Mục lục bài viết:

HỎI: Lịch sử Phật giáo trải qua nhiều sự thăng trầm, sự phân chia bộ phái, sự xuất hiện của Đại thừa… với nhiều quan điểm khác nhau, cho đến ngày nay vẫn chưa có sự thống nhất giữa các truyền thống, tông phái. Xin hỏi, Đức Phật có thiên nhãn minh, biết rõ diễn biến ở tương lai, tại sao trong Kinh tạng Nikāya không có đoạn nào Ngài nói về tương lai? Phải chi trong Kinh tạng Nikāya có đoạn Phật nói về hạnh Bồ-tát, về thân Trung ấm, về Tịnh độ, về sự phân chia bộ phái… thì hay biết mấy, đỡ cho người đời sau phải suy đoán, tranh cãi. Tôi nghĩ vậy không biết có đúng không, mong được quý Báo sẻ chia.(HIỀN HÒA, [email protected])

Ðức Phật biết hết sao không nói về tương lai? image-1732291902536

ĐÁP: Bạn Hiền Hòa thân mến!

Vấn đề bất đồng, phân phái trong nhận thức giáo pháp (Dhamma) của chúng Tăng đã được Đức Phật dự báo, tiên liệu khá rõ trong Kinh tạng Nikāya (Kinh Trung bộ, kinh Làng Sāma – Sāmagāma Sutta, số 104). Nhân chuyện Nigantha Nataputta vừa mới từ trần, trong hội chúng của ông đã khởi lên tranh chấp, đấu đá, bất đồng nên Tôn giả Ananda đã đem vấn đề này trình lên Đức Phật, thỉnh ý Ngài có những di huấn cho chúng Tăng về sau để không tranh chấp, bất hòa, phân phái.

Bấy giờ, Thế Tôn đã đúc kết tinh túy giáo pháp của Ngài bao gồm trong 37 phẩm trợ đạo, hiện tất cả đệ tử đều tùy thuận, không có bất đồng hay chống trái gì về giáo pháp này. Tôn giả Ananda cũng xác quyết: “Bạch Thế Tôn, những pháp Thế Tôn dạy cho con với thượng trí, như Bốn niệm xứ, Bốn chánh cần, Bốn như ý túc, Năm căn, Năm lực, Bảy Bồ-đề phần, Thánh đạo tám ngành, con không thấy cho đến hai Tỷ-kheo đối với những pháp này tuyên bố sai khác nhau”.

Tuy nhiên liền sau đó, bằng tuệ giác siêu việt, Thế Tôn đã cẩn trọng lưu ý: “Này Ananda, sự tranh luận khởi lên giữa Tăng chúng về con đường (magga) hay về đường hướng tu hành (patipada), sự tranh luận ấy mới đưa đến bất an cho đa số, thất lợi cho đa số, bất an, đau khổ cho loài Trời, loài Người” (Sāmagāma Sutta).

Đức Phật đã chỉ rõ bốn sự có thể gây tranh cãi “Tránh sự khởi lên do tranh luận, tránh sự khởi lên do chỉ trích, tránh sự khởi lên do phạm giới tội, tránh sự khởi lên do trách nhiệm” và “Có bảy diệt tránh pháp này để giải quyết diệt trừ các tránh pháp thỉnh thoảng khởi lên”. Mặt khác, Ngài đã chỉ rõ có sáu căn bản tranh chấp “Phẫn nộ, tật đố, xan tham, xảo trá, ác dục, chấp thủ”, tu tập sáu pháp khả niệm “an trú từ thân nghiệp, an trú từ khẩu nghiệp, an trú từ ý nghiệp, san sẻ các lợi dưỡng, sống thành tựu những giới luật, thành tựu tri kiến thánh thiện đưa đến xuất ly” sẽ tác thành tôn kính, đưa đến đoàn tụ, không tranh luận, hòa hợp, đồng nhất.

Kinh tạng Nikāya là kinh điển của Phật giáo Theravāda (một trong 18 bộ phái Phật giáo, phái này từ Ấn Độ du nhập vào Tích Lan khoảng thế kỷ thứ III trước Tây lịch). Theo các nhà nghiên cứu Phật học, Kinh tạng Nikāya được xem là gần với lời Phật dạy nhất. Tuy vậy, Kinh tạng Nikāya cũng có đặc điểm hình thành, ghi chép và phát triển riêng, không nguyên thủy hoặc nguyên chất tuyệt đối như nhiều người vẫn nghĩ. 

Đọc Kinh tạng Nikāya, nếu tinh ý sẽ nhận ra Đức Phật đã nói khá nhiều về: 1. Hạnh Bồ-tát (các chuyện tiền thân trong Jàtaka), 2. Thân Trung ấm (Kinh Trung bộ, Đại kinh Đoạn tận ái, số 38, Đức Phật đã xác quyết rằng: Này các Tỳ-kheo, khi nào cha mẹ có giao hợp, và người mẹ trong thời có thể thụ thai, và hương ấm [Gandhabba] có hiện tiền; có ba sự hòa hợp như vậy, thì bào thai mới thành hình. Kinh Tương ưng [S.ii.11], Này các Tỳ-kheo, có bốn loại đồ ăn này khiến cho các loại sanh vật hay các loại chúng sanh được tồn tại hay khiến cho các loại sắp sanh thành được thọ sanh [Sambhavesīnaṃ]. Kinh Tiểu bộ, kinh Từ bi, Các loài sẽ được sanh [Sambhavesī]), 3. Cõi Tịnh độ (Trong kinh điển Pāli, Tịnh độ là Suddhāvāsa. Có tất cả 5 cõi Tịnh độ, nằm trong 16 cõi Phạm thiên Hữu sắc, và là chỗ tái sanh của các bậc Bất lai, Thánh A-na-hàm), 4. Sự phân chia bộ phái (Kinh Trung bộ, Sāmagāma Sutta).

Như vậy, tranh luận và tranh chấp trong vấn đề liên hệ đến Thánh đạo và con đường tu tập Thánh đạo trong chúng Tăng (dẫn đến phân phái) đã được Thế Tôn dự báo khi còn tại thế. Đức Phật đã xác quyết 37 phẩm trợ đạo (nhất là Bát Thánh đạo) là cốt tủy giáo pháp của Ngài cùng với các pháp để diệt trừ tranh cãi. Nên những gì cần thì Đức Phật đã nói hết. Vấn đề là trách nhiệm của hàng đệ tử Phật, cần phải học tập để hiểu rõ và thực hành đúng Chánh pháp.

Chúc bạn tinh tấn!

Quảng Tánh

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, trang web Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Mục lục bài viết: Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả

Tây Ninh: Bế mạc Khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 trong niềm hoan hỷ

Mục lục bài viết: PHĐS: Lễ bế mạc Khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 được khép lại trong niềm hoan hỷ của người con Phật, buổi lễ bế mạc được tổ chức lúc 9h sáng, diễn ra tại giảng đường Giác Huệ, tịnh xá Trúc Lâm xã Tây Thạnh, huyện Tân Biên,

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Mục lục bài viết: Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này

Gập ghềnh con đường đến trường

Mục lục bài viết: Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức

Sống tích cực là con đường tới thành công

Mục lục bài viết: Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Mục lục bài viết: Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Mục lục bài viết: Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Mục lục bài viết: Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều