Phát huy chánh kiến trước những luận điệu xuyên tạc đạo Phật

Hình Phát huy chánh kiến trước những luận điệu xuyên tạc đạo Phật
- Tác giả: admin
Mục lục bài viết:

HỎI: Tôi là một Phật tử trẻ, đang tìm hiểu về Phật pháp để ứng dụng trong đời sống. Hiện tôi đang phân vân về giá trị của đạo Phật bởi một số ý kiến phản biện như sau: Họ nói, đạo Phật chỉ thích hợp với người già, người lớn tuổi, người về hưu… vì những người này gần như đã buông bỏ tất cả các nhu cầu về cuộc sống, cần một bến đỗ bình yên, tâm hồn thanh thản trước khi rời khỏi cuộc sống này. Đạo Phật mang khuynh hướng từ bỏ tất cả mọi thứ như mong muốn vật chất, tình yêu…,

nên giới trẻ đến với đạo Phật sẽ không năng động, không mang tinh thần cầu tiến, cống hiến, từ đó sẽ làm cho xã hội không phát triển được, nói chung là mang ý nghĩa tiêu cực nhiều hơn. 
Họ lại nói, nếu cho con trẻ đi chùa, ăn chay, học Phật thì dần dần tính cách của chúng sẽ điềm đạm, hiền từ, chỉ biết buông xả… nên lớn lên vào đời sẽ rất khó thành công. Tôi rất mong được quý Báo giải đáp và chia sẻ để thiết lập niềm tin vững chắc vào đạo Phật.
(PHÚ QUỐC, [email protected])

Phát huy chánh kiến trước những luận điệu xuyên tạc đạo Phật image-1732293281475

ĐÁP: Bạn Phú Quốc thân mến!

Đạo Phật ra đời vì lợi ích, vì an lạc cho tất cả chúng sinh. Có thể nói, khi nào con người còn vô minh, tham ái, phiền não, khổ đau thì còn cần đến các giải pháp trị liệu và chuyển hóa của đạo Phật. Tùy theo tuổi tác, điều kiện, hoàn cảnh và đặc điểm riêng của mỗi người mà có cách ứng dụng Phật pháp vào đời sống khác nhau. Cụ thể, một người từ khi bắt đầu thọ thai, đến lúc sinh ra và lớn lên học tập, cho đến khi trưởng thành có sự nghiệp, lúc nghỉ hưu, già yếu và chết đi, cả đời người đều cần đến các giá trị của đạo Phật.

Nên nói, “đạo Phật chỉ thích hợp với người già, người lớn tuổi, người về hưu…” là phiến diện, không đúng. Tham gia các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, xã hội, cộng đồng là đặc điểm nổi bật của người già, vì có tác động tích cực lên đời sống tinh thần của họ. Sở dĩ người lớn tuổi, người nghỉ hưu đi chùa, tham dự các lễ hội, những khóa tu nhiều hơn những người khác, đơn giản vì họ có thời gian hơn. Không phải chỉ có người già mới “cần một bến đỗ bình yên, tâm hồn thanh thản” mà tất cả mọi người, nhất là tuổi trẻ đều rất cần. Có điều, người trẻ có cách tiếp cận với đạo Phật khác với người già. Vì không có nhiều thời gian nên họ chỉ tranh thủ đến chùa những lúc có thể, nên khi nhìn vào những buổi lễ ở chùa thấy người trẻ ít hơn. Trong quá trình học tập và làm việc, những người trẻ rất cần đến các giá trị đạo đức Phật giáo để tự răn và hoàn thiện mình, để làm chủ bản thân trước mọi cám dỗ. Dù không có thời gian để đi chùa nhiều nhưng giới trẻ luôn ứng dụng Phật pháp để tạo ra những “khoảng lặng” cần thiết nhằm nghỉ ngơi, thư giãn, thanh lọc và làm mới thân tâm, đồng thời chiêm nghiệm về các giá trị nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, để sống có ý nghĩa, lợi mình và lợi người.

Kế đến, nói “đạo Phật mang khuynh hướng từ bỏ tất cả mọi thứ như mong muốn vật chất, tình yêu…” cũng rất phiến diện và thiển cận. Đạo Phật không hề phủ định các giá trị của vật chất, tình yêu… mà chỉ phê phán sự tham lam, khát khao sở hữu chúng một cách mù quáng, vô độ mà thôi. Buông xả vì tham lam, vun vén cho riêng mình nhiều quá sẽ không tạo ra hạnh phúc, thậm chí ngược lại chỉ tạo ra đau khổ. Vật chất, tình yêu…, hay mọi thứ cần cho cuộc sống nói chung đều được đạo Phật trân trọng nhưng chỉ xem đó là phương tiện.

Luôn vận dụng sự tỉnh thức, dùng trí tuệ để soi sáng nhằm đem vật chất phục vụ đời sống, không để mình phải phụ thuộc, bị vật chất sai khiến. Với tình yêu cũng vậy, tham ái và chiếm hữu sẽ giết chết tình yêu, thành ra yêu nhiều thì đau khổ nhiều. Muốn tình yêu mang đến hạnh phúc thực sự thì thay thế tham ái bằng từ ái, không chiếm hữu mà trân trọng và hiến dâng, yêu người như yêu mình. Đạo Phật kêu gọi tu tập buông xả, chuyển hóa tâm tham ái và chiếm hữu chứ không phủ nhận hay chối bỏ các phương diện của đời sống. Nên quy kết “giới trẻ đến với đạo Phật sẽ không năng động, không mang tinh thần cầu tiến, cống hiến, từ đó sẽ làm cho xã hội không phát triển được, nói chung là mang ý nghĩa tiêu cực nhiều hơn” là một sự xuyên tạc có dụng ý riêng.

Nói “cho con trẻ đi chùa, ăn chay, học Phật thì dần dần tính cách của chúng sẽ điềm đạm, hiền từ, chỉ biết buông xả… nên lớn lên vào đời sẽ rất khó thành công” lại càng sai lầm. Ai cũng biết, đạo đức vốn cần thiết hơn cả tài năng, “có tài mà không có đức là người vô dụng”. Đạo đức cần dạy dỗ từ khi còn tấm bé, như măng được uốn nắn thì tre mới thẳng. Nên cần nói ngược lại, nếu trẻ mà không được dạy dỗ cho hiền từ, điềm đạm, biết xả buông… đến khi lớn khôn vào đời chắc chắn sẽ thất bại. Để thành công trong cuộc sống, con người cần có nhân cách đạo đức, trầm tĩnh và nghị lực, thông minh và khéo léo (đạo Phật gọi là Giới-Định-Tuệ) chứ không phải nhờ tranh đoạt, mạnh được yếu thua, khôn ranh lõi lọc, lợi mình mà hại người.

Hiện nay, mọi người đều sống trong sự bất an, chất lượng cuộc sống ở mọi phương diện bị suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt là sự xuống cấp đạo đức xã hội, nhất là trong giới trẻ. Đây là quả báo xấu có nhân duyên một phần từ việc chối bỏ, thậm chí hủy hoại các giá trị đạo đức và tâm linh truyền thống mà tổ tiên đã dày công tạo dựng. Trong các mối nguy thì tà kiến (quan điểm sai lầm, nhận thức không đúng) sẽ khiến cho nhiều thế hệ bị ảnh hưởng và hệ lụy. Mặt khác, người Phật tử cần cảnh giác, phát huy chánh kiến trước những luận điệu xuyên tạc từ những phần tử xấu, cố tình bóp méo nhận thức về đạo Phật để tiến hành cải đạo.

Hiện nay, các giá trị đạo đức, nhân văn của đạo Phật được các bậc trí thức trên thế giới tôn vinh, họ hy vọng giáo lý từ bi và trí tuệ của Phật giáo sẽ cứu vãn cho các xung đột, bất an trên thế giới. Bạn đã có duyên lành quy y rồi thì cố gắng học tập, nghiên cứu giáo pháp. Đạo Phật chủ trương “đến để thấy”. Một khi đã nhận thức đúng đắn về Chánh pháp (chánh kiến) ắt sẽ có hành động đúng và giúp bạn kiến tạo cuộc sống với đầy đủ thành công, cống hiến, hạnh phúc và an vui.

Chúc bạn tinh tấn!

Nhiên Như – Quảng Tánh

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Mục lục bài viết: Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả

Tây Ninh: Bế mạc Khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 trong niềm hoan hỷ

Mục lục bài viết: PHĐS: Lễ bế mạc Khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 được khép lại trong niềm hoan hỷ của người con Phật, buổi lễ bế mạc được tổ chức lúc 9h sáng, diễn ra tại giảng đường Giác Huệ, tịnh xá Trúc Lâm xã Tây Thạnh, huyện Tân Biên,

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Mục lục bài viết: Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này

Gập ghềnh con đường đến trường

Mục lục bài viết: Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức

Sống tích cực là con đường tới thành công

Mục lục bài viết: Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Mục lục bài viết: Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Mục lục bài viết: Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Mục lục bài viết: Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều