Đạo Phật là một triết học hay một tôn giáo?

Hình Đạo Phật là một triết học hay một tôn giáo?
- Tác giả: admin
Mục lục bài viết:

Khi bạn hỏi tôi rằng đạo Phật có phải là một triết học không, một tôn giáo không… tôi sẽ trả lời bạn rằng: ”Chẳng quan hệ gì lắm những cái tên gọi ấy, bởi vì đạo Phật không phải chỉ là một triết học, hay là một tôn giáo, một khoa học…”

Trước mắt tôi là một quyển sách. Nếu bạn hỏi rằng vì sao tôi thấy được cuốn sách đó, tôi sẽ trả lời: vì tôi có đôi mắt. “Vì có đôi mắt”, lý ấy ai cũng công nhận…
Câu trả lời tuy không sai, nhưng cũng chưa đúng hẳn. Phải muốn thấy được cuốn sách, ta cần phải có đôi mắt, nhưng đồng thời cũng cần có ánh sáng, có không gian, và ít ra, cuốn sách đó không có cái gì ngăn che lại… Bao nhiêu điều kiện cần thiết để tôi có thể thấy được cuốn sách! Những điều kiện ấy tương hợp để giúp tôi có thể thấy được một sự vật.

Đạo Phật là một triết học hay một tôn giáo? image-1731934451818

Đạo Phật là một triết học hay một tôn giáo?

Khi bạn hỏi tôi rằng đạo Phật có phải là một triết học không, một tôn giáo không… tôi sẽ trả lời bạn rằng: ”Chẳng quan hệ gì lắm những cái tên gọi ấy, bởi vì đạo Phật không phải chỉ là một triết học, hay là một tôn giáo, một khoa học…”

Đạo Phật không phải chỉ là một siêu hình học, dù đạo Phật có đề cập đến những thắc mắc siêu hình. Siêu hình chỉ là một phương diện của đạo Phật, và ngoài phương diện ấy, đạo Phật còn có nhiều phương diện khác nữa. Đạo Phật có phải là một triết học không? Phải. Có phải là một huyền học không? Phải. Có phải là một luân lý học không? Phải. Đạo Phật là tất cả; cái gì cũng có trong đạo Phật. Nhưng nếu chỉ nghiên cứu sâu xa về một mặt mà bảo rằng đạo Phật chỉ là triết học hoặc chỉ là một luân lý hay một tôn giáo, thế là đã nhìn đạo Phật một cách phiến diện.

Câu chuyện năm người mù rờ voi giúp chúng ta hiểu thêm về vấn đề nầy. Người rờ chân, bảo voi là cái cột nhà. Người rờ đuôi, bảo voi là cái chổi. Nhưng thực ra, voi không phải như cái cột nhà, dù nó có bốn chân giống như bốn cột nhà, không phải như cái chổi, dù nó có cái đuôi giống như cái chổi. Cũng như thế, người chú trọng đến phương diện triết học sẽ cho đạo Phật là triết học, kẻ chú trọng đến phương diện tôn giáo sẽ cho đạo Phật là tôn giáo…Kỳ thực, đạo Phật không phải chỉ là triết học hoặc tôn giáo, hay luân lý. Đạo Phật bao gồm tất cả triết học, luân lý, tôn giáo, huyền học.

Có người sẽ bảo rằng đạo Phật tuy không phải chỉ là một triết học, một luân lý, nhưng có thể gọi là một tôn giáo, bởi vì có hình thức đầy đủ của một tôn giáo. Nhưng có nhiều người – mà nhất là người Tây Phương – thấy đạo Phật không thờ phụng một đấng tạo hóa nào, thì lại chủ trương ngược lại rằng Phật giáo không phải là một tôn giáo mà chỉ là một triết học. Họ nói ”Nếu đạo Phật là một tôn giáo (une religion) thì có gì minh chứng rằng đạo Phật là một chân lý thần khải (une révélation)? Nguyên lý thần truyền nào làm nền tảng cho sự thành lập tôn giáo này?”

Câu hỏi đó thường được nêu ra luôn trong giới học giả Tây Phương. Nhưng thực ra, chẳng có gì quan hệ. Dù ta có gọi đạo Phật là một tôn giáo hay một triết học đi nữa thì đạo Phật cũng vẫn là đạo Phật, đạo Phật không vì thế mà thay đổi đi chút nào. Tiếng ”tôn giáo” là một tiếng mới. Trong tam tạng kinh điển ngày xưa, ta không thấy một tiếng nào có nghĩa tương đương.

Người đặt ra nghi vấn trên cho rằng ”Tôn giáo thì phải có thần khải, phải có yếu tố thần truyền, thiêng liêng”. Định nghĩa này có vẻ tạm thời quá. Chúng ta thử mở một cuốn sách từ điển ra, và sẽ thấy ”Tôn giáo = sự liên lạc giữa người ta với một thượng đế hữu ngã”. Nhưng không phải ai cũng công nhận như thế. Nếu ta đem hỏi một nhà triết học , một tư tưởng gia, một nhà huyền học… thì ta sẽ thấy mỗi người định nghĩa tôn giáo một cách khác tùy theo sự suy nghĩ và sự hiểu biết của họ. Và trong số các lối định nghĩa, sẽ có những định nghĩa không bắt buộc rằng tôn giáo phải là một sự thần khải, phải thờ một đấng Thượng Đế, hay phải có một yếu tố linh thiêng.

John Stuart Mill bảo: ” Sự chủ yếu của tôn giáo là hướng tất cả mọi xúc cảm và mọi ước muốn của mình một cách nhiệt thành về một đối tượng lý tưởng được xem như siêu tuyệt nhất” (L’essence de la religion est la direction forte et zélée des émotions et des désirs vers un objet idéal reconnu comme de la plus haute excellence).

Voltaire cho rằng tôn giáo là ”một thứ vô lý đặt ra để bắt đa số phục tùng”. Một cuốn tự điển của Nga Sô bắt chước theo quan niệm của Voltaire, cho rằng ”Tôn giáo là sự tin tưởng vào thần linh, một sự tin tưởng không căn cứ trên nền tảng khoa học nào cả”. Auguste Comete cho rằng: ”Tôn giáo là sự thờ phụng nhân loại”. Whitehead bảo: ”Tôn giáo là sự sinh hoạt của cá nhân trong đơn độc vắng lặng. Nếu anh không sinh hoạt trong vắng lặng đơn độc thì anh không phải là người có tôn giáo”.

Và Aldous Huxley bảo: ”Tôn giáo là một lối giáo dục nhờ đó mà con người có thể tự giới ” (la religion est un système d’éducation par le moyen duquel les êtres humains peuvent se discipliner).

Vậy thì không có một công thức nhất định nào cả. Và lối định nghĩa nào cũng có lý riêng của nó. Ta có quyền nhận hay không nhận định nghĩa của kẻ khác, tùy theo ý ta. Nếu bạn muốn dùng định nghĩa của Voltaire hay của cuốn tự điển Nga Sô thì tùy ý bạn, nhưng người khác như tôi thì lại không nhận được định nghĩa đó. Miễn là bạn đừng bắt mọi người phải nhận định nghĩa bạn là đúng và cho tất cả các định nghĩa khác là sai.

Ý tưởng thần khải là một ý tưởng có từ rất lâu. Không những kinh Vệ Đà được xem như là thần khải mà khoa dược khoa học ngày xưa của Ấn Độ, của Trung Hoa cũng được xem là thần khải nữa.

Văn phạm Sanscrit, dân Ấn Độ tin rằng cũng là một thứ thần khải, Chính trong hiện thời, ở Ấn Độ và ở Trung Hoa cũng còn nhiều người tin rằng khoa y dược là một khoa do thần nhân truyền dạy. Cho đến phép cấy lúa, bói toán cũng là do thần nhân chỉ bảo. Ý tưởng thần khải, như thế, đã là một ý tưởng rất xưa và rất sơ khai. Vậy thì có quan hệ gì lắm đâu ở chỗ ”thần khải” hay không ”thần khải”? Nếu một tôn giáo mà tôi không có sức hiểu và thực hành theo được, nếu tôn giáo ấy không có ảnh hưởng và hậu quả gì đến tôi, thì dù nó có thần khải hay không, đối với tôi nó vẫn là vô nghĩa.

Trái lại, nếu một ”tôn giáo” không có thần khải mà tôi hiểu được, thực hành được, có thể đem lại cho tôi nhiều ảnh hưởng tốt và những hậu quả tốt thì tôi vẫn tôn thờ phụng sự như thường.

Vậy ta không cần thắc mắc ở chỗ thần khải hay không thần khải, đạo Phật là tôn giáo hay không là tôn giáo. Ta phải vượt ra ngoài những loại định nghĩa kia, như thế mới hiểu được đạo Phật là gì. Ta cũng có thể gọi Đạo Phật là một triết học, một tôn giáo, nếu ta muốn, nhưng không phải vì thế mà ta biến cải được đạo Phật. Đạo Phật là đạo Phật, hoặc nói rõ hơn, đạo Phật là những giáo lý của Phật dạy.

Theo Giao Điểm online

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Mục lục bài viết: Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả

Mẫu Thiết Kế In Ấn Lịch Tết 2025 – Phật Học Đời Sống

Mục lục bài viết: PHDS: Lịch Tết đối với các chùa không chỉ đơn thuần là một vật dụng để theo dõi thời gian, mà còn là một phần trong công tác tín ngưỡng và phong tục truyền thống. Đặc biệt, lịch Tết 2025 cho các chùa thường được thiết kế với hình ảnh những

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Mục lục bài viết: Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này

Gập ghềnh con đường đến trường

Mục lục bài viết: Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức

Sống tích cực là con đường tới thành công

Mục lục bài viết: Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Mục lục bài viết: Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Mục lục bài viết: Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Mục lục bài viết: Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều