Cà phê trộn pin

Hình Cà phê trộn pin
- Tác giả: admin
Mục lục bài viết:

Chuyện cà phê trộn pin là lần gần nhất làm tôi sửng sốt vì cách mà người Việt có thể “ác” với nhau.

Các chuyên gia hôm qua lên báo phân tích rằng, “cà phê pin” tàn phá hệ thần kinh, xương, răng, gan, thận. Nhưng tôi dám chắc, rằng không cần phải có kiến thức như chuyên gia thì những người sản xuất nó thừa biết họ đang giết khách hàng.

Cà phê trộn pin image-1731943739127

Cơ quan chức năng làm việc với chủ cơ sở cà phê pin.

Đây không phải là lần đầu tiên tôi thấy người Việt “ác” với nhau. Ở Bristol, nơi tôi sống, tôi mới gặp một luật sư chuyên giải quyết những vụ việc nhiều người Việt vị thành niên bị bắt cóc đưa sang Anh. Họ bị buộc phải sống và làm việc bất hợp pháp trong điều kiện tồi tệ ở các tiệm nail người Việt. Vị luật sư ấy, gọi đồng bào tôi là “nô lệ thời hiện đại”.

Nhưng góc khuất đằng sau mà tôi được biết từ những người Việt khác còn kinh ngạc hơn. Nhiều người Việt trốn sang Anh làm nail, kiếm tiền chui, khi bị cảnh sát bắt thì khai mình là vị thành niên, bị bắt cóc ép sang Anh làm nô lệ. Người Việt có ngoại hình nhỏ, khiến cảnh sát Anh tin họ. Khi họ khai bị bắt sang làm nô lệ, nếu không đủ điều kiện được gửi trả về Việt Nam hoặc không có nước châu Âu nào khác nhận, họ sẽ được tạm ở lại Anh bằng nhiều con đường và rồi có thể được nhập tịch. Còn chủ tiệm nail sẽ bị phạt 20 nghìn bảng Anh với mỗi lao động như vậy và có thể bị truy tố, ở tù. Thế là có những chủ tiệm nail này, do ganh ghét chủ tiệm khác, đã âm thầm đi “tố” với cảnh sát là tiệm kia dùng lao động bất hợp pháp hay “nô lệ”, lao động vị thành niên.

Cà phê trộn pin image-1731943740136

Bột đá, pin trộn lẫn với vỏ cà phê cùng hóa chất sẽ cho ra một loại ‘cà phê thơm ngon bổ dưỡng’ dành cho người Việt uống.

Câu chuyện này khiến tôi nhận ra người Việt có thể hại lẫn nhau với nhiều tầng nấc: chủ bóc lột thợ, thợ tố cáo chủ bắt cóc mình rồi ép mình làm nô lệ trong khi họ tự trốn sang Anh đi tìm việc, các chủ tiệm tố cáo lẫn nhau. Đây là một cuộc ăn miếng trả miếng. Không ai là người tốt.

Đó là chuyện ở Anh. Còn ở Việt Nam, “cà phê pin” nếu bị đóng cửa hoạt động, truy tố người đầu trò thì có thể ngăn chặn người ta tiếp tục bán chất độc giết người cho đồng bào mình không? Rau phun thuốc trừ sâu, hoa quả tẩm hóa chất độc hại, thịt thối bán cho nhà hàng, dầu ăn nhiễm độc… đã diễn ra nhiều thập niên nay, quy mô của các vụ phát hiện sau cao hơn vụ trước.

Tôi ngậm ngùi khi nhìn sang một cộng đồng khác, cũng ở Anh. Một người bạn tôi, người Hoa, mở một nhà hàng mới ở đây. Anh chưa vội đăng ký nhà hàng lên mạng quảng bá ngay mà dự định làm sau khi quán “chạy” được một năm, có nhiều khách hàng thân thuộc. Anh bảo, nếu sau này lên mạng, quán bị nói xấu, nhiều khách hàng sẽ vào bênh vực. Anh tự tin: “Môi trường ở đây dễ làm ăn đàng hoàng lắm”.

Tôi thấy nao lòng. Niềm tin ở đó được trao qua đổi lại rồi nhân lên. Người khách tin người chủ làm ăn đàng hoàng, người chủ tin người khách sẽ bảo vệ mình nếu mình đối đãi họ tử tế. Họ cũng sẽ giàu lên, nhưng bằng một con đường khác.

Còn bà con, bạn bè tôi ở Việt Nam, vẫn thường dặn con cái, khi ra đường là phải “coi chừng bị lợi dụng”, đừng để bị thua thiệt, phải nhanh chân tranh giành phần lợi về mình.

Cà phê trộn pin image-1731943740779

Cà phê được làm từ phế phẩm pin và bột đá của cơ sở  bà Nguyễn Thị Thanh Loan ở Đăk Wer Đăk R’lâp

Làm sao chúng ta có thể tử tế với nhau hơn khi chúng ta luôn nơm nớp rằng một người qua đường khác sẽ hại mình?

Cà phê trộn chất độc, tạp chất, thực phẩm không dưỡng người mà lại giết người. Nó là chuyện rất lạ ở nhiều nước, nhưng nó đâu phải chuyện lạ ở Việt Nam. Tôi từng nghe chuyện một cục nước đá gần 10 ban, bộ, ngành quản lý, nhưng nước đá vẫn không an toàn. Người ta cho hóa chất vào để nước mau thành đá, tốn ít điện, bán lời hơn.

Thế thì gần chục bộ, ban, ngành ấy làm gì? Họ vẫn kiểm tra, dù chỉ là đột xuất để phát hiện ra “cà phê pin”, chả lụa hàn the, xúc xích gây ung thư… Nhưng rất nhiều lần, đại diện các cơ quan này than, họ không đủ người, không có đủ công cụ, cơ chế.

Tôi không bênh họ, nhưng đừng vội đổ lỗi cho những người ăn lương và đảm trách việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bởi nhiệm vụ đó không dễ khi thực phẩm giết người tồn tại nhờ sự dung túng của chính mỗi người.

Những người công nhân giúp bà Loan pha chế “cà phê pin”, những người bán nguyên liệu cho bà, những người giúp bà phân phối hàng bẩn, những người thân quen với bà… Kể cả những công dân sống quanh đó, dửng dưng đi qua cơ sở sản xuất mỗi ngày, không ai đã là người lên tiếng phát giác, ngăn chặn hành vi tội ác.

Cà phê trộn pin image-1731943741398

Sự tham lam lợi nhuận cao, khiến con người bà Nguyễn Thị Thanh Loan ở Đăk Wer trở nên ác độc hơn.

của Tất cả các người sản xuất thực phẩm bẩn khác, từ rau củ cho đến thịt cá, đã có thể làm việc ác qua nhiều năm, vì không được, bị ai trong số những người gần gũi bên họ mỗi ngày nhắc nhở, cảnh báo, hay khuyên nhủ.

Các cụ có câu “người mua thua kẻ bán”. Người mua không bao giờ biết hết về món hàng mình bỏ tiền ra, còn người bán thì luôn chắc chắn về giá trị món hàng. Giá tiền, trong nhiều trường hợp, khác xa giá trị.

Giá trị ấy, là phần quan trọng tạo nên niềm tin và vốn xã hội của chúng ta. Nó vẫn đang bị bào mòn thay vì phải dày lên theo quy luật thông thường. Và chẳng mấy ai cảm thấy mình có trách nhiệm bồi đắp hay bảo vệ niềm tin.

Theo: Hồ Quốc Tuấn – vnexpress

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Mục lục bài viết: Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả

Thiết kế thi công Kiệu rước Phật, xe Hoa Phật Đản Vesak 2025

Mục lục bài viết: PHĐS: Nhận thiết kế và thi công Kiệu rước Phật, xe Hoa Phật Đản Đại Lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025. Thiết kế in ấn băng rôn, lễ đài Đại Lễ Phật Đản Vesak 2025. Việc thiết kế Kiệu rước Phật, xe Hoa Phật Đản băng rôn cho lễ Phật Đản

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Mục lục bài viết: Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này

Gập ghềnh con đường đến trường

Mục lục bài viết: Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức

Sống tích cực là con đường tới thành công

Mục lục bài viết: Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Mục lục bài viết: Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Mục lục bài viết: Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Mục lục bài viết: Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều