Lễ giao thừa hay còn gọi là lễ ”trừ tịch”. thực hiện vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ và mới. Ý nghiã của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón nhận những điều tốt đẹp của năm mới, lễ trừ tịch còn gọi là lễ ”khử trừ ma quỷ”, do đó có từ”trừ tịch”.
Tin liên quan:
– Đôi điều trao đổi về nghi lễ cúng tất niên
– Vì sao lại cúng sao giải hạn?
– Một số phong tục Tết cổ truyền không phải ai cũng biết
Bà cùng cháu lễ bạc lòng thành khấn nguyện lễ cúng giao thừa nghinh xuân trước bàn tổ tiên tại tư gia. Ảnh minh họa
Đêm trừ tịch là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm khi các gia đình sum họp chuẩn bị đón năm mới với những điều tốt lành, may mắn sẽ đến và tiễn trừ năm cũ với những điều không may đã qua. Đêm trừ tịch là đêm cuối năm rất tối trời, cho nên nhân gian có câu:” tối như đêm ba mươi”, nhưng nửa đêm về sáng lại là thời gian của ánh sáng. Bởi vậy đêm trừ tịch được coi là khoảng thời gian yên nghỉ, giũ bỏ những muộn phiền, là đêm của tĩnh lặng và thiêng liêng. Tối ba mươi chúc mừng gọi là”Biếu Tuế”, mời người khác đến nhà mình ăn gọi là ”Biệt Tuế”, ăn cơm xong mọi người chúc tết lẫn nhau rồi ai về nhà nấy gọi là ”Tản Tuế”, các bậc con cháu chào ông bà cha mẹ, ông bà cha mẹ căn dặn chúc tết con cháu gọi là ”Tử Tuế”.
Lẽ trời đất có khởi thủy phải có tận cùng, có bắt đầu ắt phải có kết thúc, bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa.
Cho nên nói đến lễ giao thừa thì có rất nhiều điều dong dài để bàn tới, vì đây là một nghi lễ thuộc về bản sắc văn hóa tâm linh của dân tộc Việt được truyền tụng quá lâu đời trong dân gian, có lẽ đối với mọi người thì ít nhiều ai cũng hiểu và đã từng linh cảm trong giây phút đó.
Tuy nhiên, khi tiến hành nghi lễ này có thể mỗi miền vùng, hoặc mỗi gia đình bày biện mỗi thể thức khác nhau, do tùy thuộc vào khả năng quan niệm… về tâm linh hoặc do điều kiện kinh tế…,nhưng tựu trung vẫn là cái đích chung lễ cúng đêm giao thừa đêm 30 tháng chạp, khi sang canh, giờ tý ngày mùng một tết, các gia đình đều sắp lễ để thắp hương đón năm mới, lễ đón năm mới ( nghênh tân), theo truyền thuyết cho rằng, mỗi năm có một quan Hành Khiển chịu trách nhiệm điều hành các việc trong năm đó là trên Thiên Tào vẫn gọi Đương Nhân Hành Khiển, 12 năm từ Tý đến Hợi luân lưu thay đổi mỗi năm mỗi vị. Thông lệ lễ nghênh đón quan Hành Khiển mới là bày dọn trước cửa nhà, ngoài trời đủ các lễ vật gồm xôi gấc, gà trống giò, hoa quả trà rượu, đèn nến, bài sớ và đủ tiền vàng màu sắc của đồ mã, tùy theo từng năm mà thay đổi.Sau khi sắp lễ xong có thể lệ theo bài: Quốc hiệu….tỉnh…thành phố…huyện…phường…đường phố…xã…thôn…số nhà. Ngày… tháng… năm…
Tên tuổi (cả nhà)…,Lời khấn :đồng gia kính cẩn sắm lễ vật hương hoa thành tâm dâng lên Vương Hành Khiển cùng Đức Phán Quan, kính mong Đại Vương chứng giám ban ân báo đức.
Cử hành lễ cúng giao thừa theo nghi thức truyền thống dân gian này, từ nghìn xưa đến nay người ta vẫn mang ý niệm rất thiêng liêng và được lưu truyền mãi.
Cho nên: ”tết là có dịp cho chúng ta tìm về nguồn, để tiếp xúc được, tiếp cận được với gốc rễ của chúng ta. Cây có cội, sông có nguồn, con người có tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Một người bị mất gốc, bị cắt đứt mối liên hệ với tổ tiên thì không thể một người có hạnh phúc. Cây cũng vậy, không có gốc rễ cây không sống được, nếu chúng ta không tìm gốc rễ chúng ta cũng không sống được”.
Đêm giao thừa khi cử hành nghi lễ, chúng ta thắp nhang lên bàn thờ tổ tiên ông bà, tâm ta quán niệm thật sâu lắng và dâng lời thành kính để khấn nguyện,tự nhiên trong linh cảm của mình như thiết lập được đường giây liên lạc và đang được tiếp xúc, hội ngộ cùng một cõi với người thân của mình đã quá vãng.
Bài:”Thất Ngôn Bát Cú” dưới đây, xin kết thành món quà xuân, quý tặng đến bầu bạn xa gần,vừa là thay lời kết cho bài viết.
ĐÊM GIAO THỪA
Giao thừa”trừ tịch” đón xuân sang
Trời đất giao duyên sắc huy hoàng
Đêm qua gà gáy trên đỉnh núi
Muôn nghìn tinh tú xuống trần gian.
Thắp nén tâm hương nhớ tổ tiên
Nối lại nguồn xưa bến cửu tuyền
Âm dương hai cõi không chia cách
Xuân về ta hát hội đoàn viên.
Lê Đình / Phật học đời sống