Dành trọn tâm linh cho phút giao thừa thiêng liêng, người Việt Nam chúng ta sau giờ phút ấy mong muốn cho mình một chút ân thưởng của thiên nhiên, của đất trời để được may mắn cho một năm tới. Tập tục “Hái lộc đầu xuân” là một trong ngàn nét đẹp của văn hóa Lạc Việt có từ lâu đời.
Trước hết, chúng ta phải nhìn lại chính tâm tư nguyện ước của chúng ta trong những giờ phút thiêng liêng đầu năm mới. để từ đó chúng ta thấu hiểu một cách thấm thía hơn thâm ý của tổ tiên ông bà về tập tục cao đẹp này.
Quý Tăng Ni chuẩn bị cây lộc cho người dân đến hái lộc đầu xuân, cầu mong một năm nhiều điều may mắn đến với gia đình
Trước hết, “hái” trong cụm từ “hái lộc” không chỉ có nghĩa bình thường, tức nghĩa đen của nó, là tay người ngắt từ cành cây một đóa hoa, một quả ngọt hoặc một nhánh non vừa mới nhú. Từ “hái” khi được ông bà ta ghép với từ “lộc” mang một ý nghĩa rất nhân bản. qua đó, tiền nhân muốn gởi gắm cho con cháu một ý nghĩa về giáo dục rất sâu xa. Đó là đạo lý nhân quả rất đơn giản trong cuộc sống hằng ngày “có làm thì mới có ăn”, “tay làm hàm nhai”…rất phổ biến trong văn học dân gian Việt Nam.
Cho nên “hái lộc” về mặt nhân văn chứa đựng một đạo lý hết sức tinh tế. đó là, những điều may mắn, điều mà ta ước mơ, mong cầu… điều đắc ý đến với chúng ta, tức là những ước muốn tốt đẹp đầu xuân ta gặp được như một sự ban tặng của thiên nhiên, của đất trời, của Phật thánh… khi điều ước muốn ấy đã đủ duyên, tức đã hội đủ sự giao cảm giữa tâm và vật, giữa nhân duyên và kết quả.
Đạo lý nhân quả mà ông cha chúng ta đã gởi gắm qua nét đẹp “ hái lộc đầu Xuân” muốn nói với chúng ta rằng: những may mắn, những quả phúc, và cả niềm hỷ lạc mà ta gặt hái được phải xuất phát từ bản tâm, từ hành động, từ lời nói, và ý nghĩ thiện lành mà chúng ta đã gây tạo. khi đất trời đổi mới, vạn vật chuyển mình và tâm thức con người trong sáng, đã gột tẩy mọi ưu phiền, buông xả mọi cừu oán…. Thì chính giờ phút ấy, quả phúc chúng ta đã gieo trồng cũng hội đủ nhân duyên mà kết thành quả vậy.
Vì thế, tâm thức của người khi “ hái lộc” trước hết phải là một tâm thức thật sự thanh tịnh và thuần khiết, thì Lộc mà cúng ta hái được, nhận được, gặp được mới thật sự tốt đẹp và lợi ích. Khi ấy, phúc lộc mà ta nhận được mới thật sự của ta, chính nó do ta gieo trồng từ tâm thức thuần khiếp thanh tịnh.
Trên thực tế mà nói, có được một tâm thức thuần khiếp trong cuộc sống nhiều tam vọng, lắm đảo điên, quả là rất khó. Vì tâm thức nầy chỉ có được trong chánh niệm vủa thiền định, khi hành giả biết sống buông bỏ, không còn cố chấp và tham ái, khi tất cả chúng ta, những người hộc phật biết quán chiếu và an trú vào tâm thức thuần khiết, không ngã tướng và tham ái, thì sự đối mặt trong cuộc sống đời thường là cơ hội hy hữu cho chúng ta, điều kiện để thực hiện những điều chúng ta ước muốn trong đời sống thực tại, vui sống với những gì có thể có được, đang có được và đừng bao giờ mơ ước viễn vông. Đó là lời dạy trong kinh “ nhất dạ hiền giả” vậy.
Phước Hải