Ý nghĩa An Cư Kiết Hạ

Hình Ý nghĩa An Cư Kiết Hạ
- Tác giả: admin

An cư: Ban đầu Phật chế an cư ba tháng mùa hạ là để hộ sanh, vì trong mùa hạ phạm vi đất đai một thước vuông đều có trùng, nên Phật chế ra pháp an cư vậy. Kết vào ngày mười sáu tháng tư và giải vào ngày mười lăm tháng bảy.

Nên bạch với người mình nương tựa rằng: “Đại đức một lòng nghĩ, con Tỳ kheo mỗ giáp… nay tiền an cư ba tháng, phòng xá hư đã sửa sang” (Nói ba lần). Người kia bảo: “Nên biết, chớ có buông lung”. Đáp: “Xin thọ trì”. Nếu không có ai để nương tựa thì tâm niệm rằng: “Con Tỳ kheo nương tựa vào Tăng già lam tiền an cư ba tháng. Hậu an cư là đổi chữ tiền thành hậu, ngoài ra văn bạch đều giống nhau. Nếu đến chỗ an cư mà quên không kết cũng thành pháp an cư. Lại nữa, khi mới đến nơi ấy thì liền thành an cư.
Minh Liễu Luận chép: Chỗ không có năm điều lỗi thì được ở trong đó an cư:

Ý nghĩa An Cư Kiết Hạ image-1731934832682

Ni chúng An Cư Kiết Hạ

1/ Quá xa tụ lạc, vì việc khất thực khó được.

2/ Quá gần thành thị, vì trở ngại đường tu.
3/ Chỗ quá nhiều muỗi, kiến, mình và đại chúng đều tổn hại.
4/ Không thể nương tựa vào người không đủ năm đức, người phải có đủ năm đức mới có thể nương tựa.
5/ Không có thí chủ cung cấp thuốc, y phục, đồ ăn uống.
Nen-an-cu 5
Có đủ năm đức là:
1/ Chưa nghe khiến cho được nghe.
2/ Đã nghe khiến cho được thanh tịnh.
3/ Có thể quyết nghi cho mình.
4/ Khiến cho mình thông đạt không bị đình trệ.
5/ Trừ tà kiến được chánh kiến.
Phàm người an cư không nhất định phải ở trong chùa, mà có thể ở những nơi như: A Lan Nhã, dưới gốc cây, trong bọng cây, trong hang đá, trong nhà nóc nhọn, trên thuyền nhưng ở trên phải không đụng đầu. Chỗ ngồi có thể lọt đầu gối thì đều được an cư, nhưng cần phải lìa năm điều lỗi trước. Tỳ kheo ni không an cư phạm Ba Dật Đề, ngoài ra bốn chúng khác không an cư phạm Đột Kiết La.
Người tác pháp an cư vào ngày mười sáu tháng tư gọi là tiền an cư, còn vào ngày mười bảy tháng tư đến mười lăm tháng năm gọi là hậu an cư. Tiền an cư là ở trong ba tháng trước, còn hậu an cư là ở trong ba tháng sau, nhưng tất cả đều phải đủ chín mươi ngày, không đủ thì không được tính tuổi hạ. Người tiền an cư tự tứ, người hậu an cư cũng đồng tự tứ, nhưng tiền an cư tự tứ rồi là được tính thêm một tuổi, còn người hậu an cư thì không được, do vì chưa đủ chín mươi ngày. Người tiền an cư phân chia vật, người hậu an cư cũng được phân chia, nhưng phải ở lại cho đủ số ngày.

Nên An cư kiết hạ

(Lại có thuyết nói: “Có ba loại an cư:
1/ Mười sáu tháng tư gọi là tiền an cư.
2/ Mười bảy đến mười lăm tháng năm là trung an cư.
3/ Mười sáu tháng năm gọi là hậu an cư.
Nhưng tất cả đều đủ số chín mươi ngày mới được tính tuổi hạ).
Trong thời gian an cư nếu có duyên sự như pháp bắt buộc phải đi, thì nên về liền trong ngày, bằng không thể về kịp trong ngày thì cho thọ pháp bảy ngày, đến ngày thứ bảy thì phải trở về. Pháp thọ là đối thú tự bạch rằng: “Đại đức một lòng nghĩ, con… thọ pháp bảy ngày vì việc… việc xong về lại trong đây an cư” (Nói một lần).
Nếu duyên sự không thể trở về trong bảy ngày thì cho thọ pháp hơn bảy ngày, hoặc mười lăm ngày, một tháng, bạch nhị yết ma rằng: “Đại đức Tăng nghe, nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng bằng lòng cho con mỗ giáp… thọ pháp hơn bảy ngày, hoặc nói rằng mười lăm ngày… một tháng, vì duyên sự mỗ giáp… việc xong sẽ trở về trú xứ này an cư”. Bạch như thế, văn yết ma tự nên biết, nhiều người thì có thể yết ma chung. Nếu Tỳ kheo an cư rồi, thọ pháp bảy ngày ra ngoài giới, quá bảy ngày mới trở về, Tỳ kheo kia kể như phá tiền an cư, trái với điều Phật dạy, mắc tội. Nếu Tỳ kheo an cư rồi, (đến bảy ngày) cuối cùng thọ pháp bảy ngày ra ngoài giới, dù có trở về hay không đều không phá tiền an cư, không trái với lời Phật dạy, cũng không mắc tội.

Ý nghĩa An Cư Kiết Hạ image-1731934833630

Nếu Tỳ kheo thọ pháp bảy ngày ra ngoài giới, lại bị mẹ giữ lại hơn bảy ngày mới trở về, nhưng không mất tuổi hạ. Nếu Tỳ kheo thọ pháp bảy ngày ra ngoài giới vì đường xá chẳng thông, bị nạn giặc, ác thú… hơn bảy ngày mới trở về, không mất tuổi hạ.
Nếu Tỳ kheo an cư rồi thấy trong đó có mạng nạn, tịnh hạnh nạn, nên đến nói với người đàn việt xin dời đi, người kia cho thì tốt, bằng không cho thì liền phải vì việc này mà bỏ đi, hoặc chỗ đó có nhiều độc trùng e rằng làm tổn thương sanh mạng, phải vì việc này mà bỏ đi, như thế thì không phá an cư.
Hoặc có Tỳ kheo an cư một mình, nếu thọ pháp bảy ngày, nên tâm nghĩ miệng nói rằng: “Con Tỳ kheo… nay thọ pháp bảy ngày”. Hoặc bạch rằng: “Hơn bảy ngày… ra ngoài giới vì duyên sự… trở về lại trụ xứ này an cư” (Nói ba lần).
Phật chế kết hạ an cư là vì lòng thương yêu chúng sanh, nhân vì mùa hạ có nhiều loài côn trùng sanh sản, nếu như đi lại bên ngoài nhiều thì sẽ giẫm đạp làm tổn thương đến loài côn trùng. Ngoài ra do vì mùa hạ khí trời oi bức, mồ hôi ra nhiều, nếu đi ra ngoài hóa duyên, đắp y nóng nực mồ hôi tuôn ra làm mất oai nghi, cho nên cấm túc không đi ra ngoài. Đồng thời mùa hạ nóng nực, Tăng nhơn hóa duyên cũng không tiện lợi, cho nên phải kết hạ an cư.

Nội dung của việc kết hạ an cư chủ yếu là học tập lễ nghi của Phật giáo. 

Nội dung học tập có ba phương diện:

1/ Lắng nghe Phương trượng và 4 đại ban đầu khai đạo, nghe bổn đường pháp sự hoặc các vị cao Tăng khác giảng kinh.
2/ Học tập giới luật và những lễ nghi thường nhật, hiểu được khuôn phép của nhà Phật.
3/ Học tập tham thiền, tụng kinh trì chú, đánh nhịp xướng tụng, phóng diệm khẩu… và thực hành những Phật sự khác nữa.
Đến ngày 15 tháng 7 Âm lịch tức là ngày giải chế, Tăng Ni trong các Tòng lâm nhóm họp lại một chỗ, tự do kiểm tra những lỗi lầm của mình, cũng có thể chỉ bày góp ý những lỗi lầm của người khác. Mỗi người đều bình đẳng phê bình lẫn nhau, cùng nhau sám hối. Đây chính là Tự Tứ, ngày nầy cũng gọi là ngày Phật hoan hỷ. Sau khi Tự Tứ thì được tính thêm một tuổi, hoặc thêm một mùa hạ lạp. Vì thế kết hạ an cư cũng gọi là “Tọa hạ”.

Thích Thiện Phước

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả những bài học về

Đại lão Hòa thượng Giác Giới tán thán tinh thần tu học chư tôn đức Giáo đoàn VI

4g sáng nay, ngày 5/1/2025 nhằm 6/12/Giáp Thìn, chư tôn đức Tăng – Ni các miền tịnh xá trực thuộc Giáo đoàn VI, Hệ phái Khất sĩ vân tập về chánh điện chùa Phước Huệ, khu phố Long An, phường Long Phú, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang thiền tọa và sau đó thiền

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này ngày càng thu hút

Gập ghềnh con đường đến trường

Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức khỏe bà ngày càng

Sống tích cực là con đường tới thành công

Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác mệt mỏi về khó

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam bảo. Anh còn tham

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa Trên đường đi, hai

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều tò mò cho người