Tất nhiên đây có thể coi là cách nói vui, nhưng không hoàn toàn vô căn cứ. Lõm bõm kiến thức tự học về quản trị cùng chút hiểu biết Phật pháp, “tự nhiên” có ý tưởng liên hệ sự tu, đường tu với việc quản trị, có điều đối tượng quản trị ở đây không phải là tài chính, cơ sở vật chất hay nhân sự, mà là thân và tâm chính mình.
Thực vậy, nếu nói khái quát quản trị tức là quá trình hoạch định- tổ chức- điều khiển và kiểm soát thì sự tu tập cũng là quá trình quản trị tư tưởng- hành vi theo chuẩn mực Đạo, sự tinh tấn có nghĩa rằng “quản trị” thân – tâm được tốt, có hiệu quả.
Công việc quản trị vi tế ấy tính từ ý niệm nhỏ nhất khởi phát trong tâm, kiểm soát và thanh tẩy nó, từng lời nói và nước chân, từng hơi thở và nụ cười… tất thảy hoạt động sống của người tu, cư sĩ hay bậc xuất gia, đều được quản trị với những yêu cầu cao thấp khác nhau, trên cơ sở ý chí và sự thấu hiểu lời Phật.
Như đã nói, đây chỉ là góc nhìn vui về ngôn từ, nhưng – bạn thử nghĩ mà xem- cũng thú vị. Nhất là với những ai đã làm quen và thích ngành học quản trị và đặ chân lên đường Đạo.
Thành Công
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)