Tội phạm có ở mọi thời, mọi nơi và là hiện tượng xã hội bình thường trong chừng mực kiểm soát được, trong sức chịu đựng của người dân về độ an toàn và khả năng ngành an ninh cũng như hệ thống tư pháp nói chung.
Tất nhiên, mơ ước vè một môi trường sống không tội phạm của công dân và nhà nước là đẹp và chính đáng song mọi xã hội đều có vấn đề, ngay ở những nền kinh tế phát trienr nhất hành tinh với mức sống và chế độ phúc lợi tốt nhất, hệ thống tư pháp hữu hiệu và dân trí cao, tội phạm vẫn luôn là vấn đề thường trực.
Nhưng không vì thế mà nhân dân có thể chấp nhận mọi thực trạng, ngưỡng ấy hoàn toàn có giới hạn. Khi tỉ lệ tội phạm tăng cao, mức độ và tính chất tội phạm phức tạp, hiệu năng ngành cảnh sát và hệ thống tư pháp thấp, chi số an toàn xã hội báo động..thì cũng như cơ thể có bệnh lý, người ta..la làng!
Vậy tình trạng đó diễn ra ở đâu? Và chúng được gọi như thế nào? Nguyên nhân và giải pháp?
Ở Trung Quốc hiện nay, khi thể chế cải cách mạnh, kinh tế mở và thị trường hóa tăng, hội nhập mạnh cùng với công nghiệp phát triển nóng, một loạt vấn đề dân sinh có tín hiệu SOS khi làn sóng nhập cư thành phố lớn, giải tỏa, bần cùng hóa và phân hó giai cấp chóng mặt, bất công cùng tham nhũng vượt mọi con số, người ta dùng cụm từ BẤT ỔN XÃ HỘI để chỉ những bùng nổ tội phạm, vấn đề nhân đạo, mức an toàn thấp cùng sự tê liệt của công lý ở nhiều nơi. Đọc Lý Xương Bình sẽ hiểu nguyên nhân sâu xa và sự đớn đau của tình trạng ấy khiến ngôn từ cũ không đủ sức diễn đạt, BẤT ỔN XÃ HỘI là từ ngữ có tính mới, chỉ tình trạng an ninh.
Không phải chỉ có TQ mới có tình trạng này, nhưng do qui mô diện tích – dân số cùng những vết nhức lớn của một quốc gia hàng Top về nhiều mặt, vấn đề nổi cộm chưa từng thấy.
Ở ta có không, thực trạng ấy? Tôi nghĩ đặt câu hỏi như vậy hơi..quá cẩn thận, dương nhiên có. Kiến trúc xã hội, hẹ thống an ninh không chuẩn bị tốt để đón đầu cái tạm gọi là “tội phạm phi truyền thống” cùng những vấn đề anh ninh nói chung cũng phi truyền thống, tương tự tình trạng TQ gặp phải. Qui hoạch giải tỏa treo và không treo tùm lum, mất kiểm soát, thị trường hòa tận răng trong khi kết cấu xã hội, dan trí và mức sống chông chênh, phân hóa giàu – nghèo chóng mặt, yếu tố quốc té trong tính chất tội phạm thời hội nhập ngày càng rõ, tội phạm công nghệ cao- có tổ chức- tính chất mafia- tham nhũng ..ngày càng nhiều khiến có tình hình bất ổn xã hội, người dân không yên tâm và nhiều lúc nhiều nơi lực lượng sức mạnh bị động. Đấy cỏ thể coi là bất ổn xã hội ở ta. Khi mà người ta ngày càng quan tâm nhieuf hơn, nói nhiều hơn đến chống bạo loạn bạo động, hợp tcs quốc tế phong chống tội phạm thì một mặt dấy là điều bình thường của hoạt động an ninh, mặt khác nói lên tín hiệu bất ổn xã hội đã nhấp nháy.
Bất ổn xã hội, theo cách nghĩ cá nhân, cũng như mọi bất ổn khác, cần được “trị liệu” và nếu quá trình trị liệu tốt, đúng, tình trạng trên chỉ là cấp tính, mọi sự được vãn hồi. Nhưng nếu sự can dự không tốt, bất cập, kéo dài, bất ổn xã hội thành vấn đề mạn tính thì nguy hiểm, không phải đến một cộng đồng- khu vực, mà đến thể chế. Mà để giải quyết tình hình, công cụ an ninh không bao giờ là lựa chọn duy nhất, ở ta có cách nói: “cả hệ thống chính trị”, và công cụ kinh tế cũng rất quan trọng, khi gaiir quyết được cơ bản vấn đề an sinh, dân sinh, mâu thuãn xã hội bới gay gắt, tình trạng SOS sẽ được kiểm soát.
Đôi điều lạm bàn, hy vọng không bị cười chê..
Bạc Liêu
10 tháng 9 năng 2016
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)