Thời đại hài nhảm: Học ‘bục mặt’ nhất tuần Olympia được 4 triệu, chỉ hát ‘đà đá đa’ lĩnh 100 triệu

Hình Thời đại hài nhảm: Học ‘bục mặt’ nhất tuần Olympia được 4 triệu, chỉ hát ‘đà đá đa’ lĩnh 100 triệu
- Tác giả: admin
Mục lục bài viết:

Giải thưởng nhất tuần, nhất tháng cho một cuộc thi kiến thức quy mô lớn bậc nhất trên truyền hình đối tượng là học sinh THPT do VTV3 tổ chức như “Đường lên đỉnh Olympia” chỉ có giá trị 4 – 6 triệu đồng trong khi giải thưởng cho những gameshow “hài nhảm” mà người chơi chỉ góp mặt chớp nhoáng trên sóng truyền hình lên tới 100.000.000 đồng.

Đi thi gameshow hài chọc cười chốc lát có cơ hội ẵm giải thưởng cả chục triệu, trăm triệu… còn những cuộc thi tri thức buộc người tham gia phải cân não, qua hết vòng nọ đến vòng kia mà giải thưởng vẫn lẹt đẹt chưa vượt quá con số 10 triệu đồng là thực tế không hề xa lạ.

Thời đại hài nhảm: Học ‘bục mặt’ nhất tuần Olympia được 4 triệu, chỉ hát ‘đà đá đa’ lĩnh 100 triệu image-1732286129901

Giải thưởng gây tranh cãi trong Thách thức danh hài.

Không riêng gì những chương trình quy mô như “Đường lên đỉnh Olympia” mà đến cả các game show kiến thức như: Đừng để tiền rơi, Ai là triệu phú người chơi phải qua nhiều vòng tuyển chọn, cân não từ đầu chương trình đến cuối chương trình nhiều khi còn ra về tay không thì các thể loại “hài nhảm”, chọc cười dễ dãi, có phần dung tục trên sóng truyền hình mà tính ra người chơi chỉ mất khoảng 10 – 15 phút với giải thưởng “khủng” thành một nghịch lý, trào lưu đua nhau diễn hài nhảm để kiếm tiền.

Đầu năm 2017, giải quán quân của chương trình “Thách thức danh hài” trị giá 150 triệu đồng được trao cho “hot boy trà sữa” Tấn Lợi. Ngay sau khi kết quả được công bố, dư luận đã phản ứng gay gắt vì nhân vật này ở cả ba phần thi đều không mấy nổi bật, chọc cười khán giả bằng ngôn từ có phần tục tĩu.

Riêng chuyện nói tục mà ẵm giải thưởng 150 triệu đồng như điều không tưởng nhưng tại sao chuyện tệ hại ấy lại được xuất hiện trên sóng truyền hình là câu hỏi mà đa số khán giả đã đặt ra. Liệu phía sau giá trị giải thưởng “khủng” ấy còn chứa đựng những “bí mật” gì khác?

Sau khi “hot boy trà sữa” dễ dàng nhận được phần thưởng khủng, nhiều người có khiếu hài hước đã đổ xô đăng ký thi “hài nhảm” với tham vọng đổi đời qua những game show đang bùng nổ.

Thời đại hài nhảm: Học ‘bục mặt’ nhất tuần Olympia được 4 triệu, chỉ hát ‘đà đá đa’ lĩnh 100 triệu image-1732286130630

Đường lên đỉnh Olympia chưa bao giờ thay đổi giá trị giải thưởng.

Càng nhiều người đăng ký dự thi thì rating (đơn vị đo lường khán giả) của chương trình càng tăng vọt và lẽ tất nhiên doanh thu quảng cáo cũng sẽ tăng gấp bội. Nếu so giữa giá trị giải thưởng và lợi nhuận đổ về đơn vị sản xuất sẽ có chênh lệch đáng kể.

Hay như trong tập 9 của “Thách thức danh hài”, cô gái giành 100 triệu chỉ hát mỗi khúc dạo đầu ca khúc “Nhiều người ôm giấc mơ” của Lê Cát Trọng Lý với các âm thanh “đa đa đa” thì Trấn Thành, Trường Giang đã cười nghiêng ngả. Có vẻ như chiến thắng đã đến với cô gái này quá dễ dàng và có sự ưu ái nên không ít khán giả bày tỏ sự bất bình vì phần thưởng 100 triệu như một “trò đùa” cho màn diễn ngây ngô, “không có gì để cười!”.

Thực chất, tất cả các game show đều phục vụ lợi ích của nhà sản xuất mà trong đó thí sinh hay giám khảo cũng chỉ như một thành phần góp mặt. Chương trình nào khi kết thúc họ đều muốn tạo ra một sự “bất công”, tranh cãi, thậm chí càng tranh cãi, chương trình càng thu hút. Việc chịu đựng chê bai, chỉ trích là chính các thí sinh, nghệ sĩ “đứng mũi chịu sào”.

Đã có một phép so sánh rằng, vào những năm 2000 – thời điểm chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” khởi động, một bát phở có giá khoảng 3.000 đồng, sau 15 năm, giá cả tăng gấp 10 lần nhưng giải thưởng cho ngôi vị quán quân vẫn không hề thay đổi. Chưa kể, với giải thưởng cho quán quân cuộc thi năm, nếu quán quân không dùng số tiền này để đi du học thì họ cũng không được nhận tiền mặt. Và tất nhiên, theo dõi cuộc thi này, ai cũng thấy rằng, để nhận được giải nhất tuần, chưa nói nhất năm, đã không hề đơn giản.

Ấy vậy nhưng vấn đề vật chất lại trở nên dễ dãi ở những gameshow đang tràn lan, rầm rộ trên sóng truyền hình. Cách đây 10 năm, trò chơi truyền hình với mức thưởng lên đến 50 triệu đồng đã được xem là quá “khủng” thì nay cuộc đua giải thưởng đã tăng lên bạc tỷ dù điều đó không đồng nghĩa với chất lượng tăng theo.

Sức hấp dẫn của câu chuyện kiếm tiền từ gameshow hài dẫn tới việc ra đời một đội ngũ những người chuyên “làm nghề” đi thi diễn hài nhảm, show nào cũng thấy mặt.

Thời đại hài nhảm: Học ‘bục mặt’ nhất tuần Olympia được 4 triệu, chỉ hát ‘đà đá đa’ lĩnh 100 triệu image-1732286131295

“Gameshow bùng nổ với tỉ lệ người xem rất cao khiến chúng ta ngộ nhận mặt bằng văn hóa là người dân thích tiếp nhận những điều đó” , đó là trăn trở của NSND Hồng Vân, Giám đốc sân khấu Kịch Phú Nhuận.

Nghệ sĩ Hồng Vân tiếp tục đưa ra so sánh lấy 100 triệu đồng của chương trình “Thách thức danh hài” quá dễ, chỉ cần lên “chọc lét” Trấn Thành trong khi những gameshow đầu tiên trên truyền hình như “Chiếc nón kỳ diệu”, “Đường lên đỉnh Olympia” thì để lấy 10 triệu đồng phải vắt óc.

Nghịch lý ấy đã và đang tiếp tục diễn ra. Vẫn biết đó là sự chênh lệch, dễ dãi, thậm chí là “xúc phạm” đến những giá trị trí tuệ, văn hóa nhưng để giải quyết là cả một câu chuyện không hề đơn giản.

Theo giadinh.net

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Mục lục bài viết: Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả

Mẫu Thiết Kế In Ấn Lịch Tết 2025 – Phật Học Đời Sống

Mục lục bài viết: PHDS: Lịch Tết đối với các chùa không chỉ đơn thuần là một vật dụng để theo dõi thời gian, mà còn là một phần trong công tác tín ngưỡng và phong tục truyền thống. Đặc biệt, lịch Tết 2025 cho các chùa thường được thiết kế với hình ảnh những

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Mục lục bài viết: Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này

Gập ghềnh con đường đến trường

Mục lục bài viết: Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức

Sống tích cực là con đường tới thành công

Mục lục bài viết: Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Mục lục bài viết: Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Mục lục bài viết: Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Mục lục bài viết: Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều