Thế nào là tự nhiên

Hình Thế nào là tự nhiên
- Tác giả: admin
Mục lục bài viết:

Có lẽ chúng ta nghĩ rằng, cuộc sống bình thường và cách hành xử hằng ngày của mình là tự nhiên, còn tu học hay thiền tập là “mất tự nhiên” và ta sẽ không còn thích hợp với cuộc sống này nữa.

Thế nào là tự nhiên image-1732288827363

Trong những buổi chia sẻ về thiền tập, tôi thấy người ta thường đặt câu hỏi là khi ta bước chân vào con đường tu học, khi ta bắt đầu tập thiền, chúng có làm cho cuộc sống của mình trở nên mất tự nhiên chăng? Có làm cho ta mất đi sự nhanh nhẹn không? Ta có còn biết xử lý những vấn đề trong cuộc sống cho được hiệu quả không? Hay nói cách khác, cuộc sống của ta có còn được “tự nhiên” như xưa chăng?

Thế nào là sự tự nhiên

Nhưng thế nào mới là tự nhiên? Ngài Ajahn Chah có một chia sẻ khá thú vị về vấn đề này.
“Một cái cây mọc trong rừng là tự nhiên. Nhưng khi ta đốn xuống đem về xây nhà, ta còn gọi cây đó là ‘tự nhiên’ không? Và khi ta dùng gổ ấy để xây nhà cho người ta ở, thì nó lại có nhiều giá trị cho chúng ta hơn. Như một con chó chạy đây đó tìm kiếm thức ăn, khi ta thảy cho nó một món gì, chúng nhào lại dành giựt với nhau. Điều đó ta cho là tự nhiên phải không! Nhưng ta có muốn tự nhiên như thế không?
Sự tự nhiên thật sự chỉ có thể hiểu được với một cái thấy sâu sắc. Sự tự nhiên này nằm ngoài những thói quen, điều kiện, và sự sợ hãi của ta. Nếu ta cứ buông thả, để cho mình sống theo sự ‘tự nhiên’ của ý muốn, sở thích của mình, mà trong đó tiềm tàng những tham đắm, si mê, ta sẽ bị đau khổ theo sự vận hành của luật nhân quả. Thiền tập, giúp cho sự hiểu biết và tình thương của ta phát triển, và nhờ vậy mà ta có thể thấy rõ được hình tướng chân thật của mọi vật, theo lẽ tự nhiên.”
*** Chỉ làm công việc của mình
Nhưng để cho sự vật được tự nhiên cũng không có nghĩa là ta buông xuôi và không làm gì hết, mà là hành động với một tuệ giác. Ngài Ajahn Chah nói,
“Bạn có để ý rằng mỗi sự vật tự nó có một lối phát triển riêng không. Khi ta đã cố hết sức mình rồi thì ta hãy để cho luật tự nhiên, nhân quả vận hành theo luật của nó. Ta bao giờ cũng phải cố gắng, tùy theo sức của mình, nhưng tuệ giác hay niềm vui đến với ta mau hay chậm, điều đó hoàn toàn không tùy thuộc vào mình.
Cũng như khi bạn trồng một cây, ta không thể nào bắt buộc cây mọc mau hay chậm được. Cây có nhịp độ phát triển riêng của nó. Bổn phận riêng của bạn là đào đất, tưới nước, bón phân, chăm sóc nó. Và bạn cũng chỉ có thể làm được bấy nhiêu thôi. Còn sự phát triển là tùy thuộc vào cây. Nhưng nếu bạn cứ làm như thế, bạn đừng lo, cây bạn trồng sẽ xanh tươi, sẽ phát triển.
Nhưng bạn phải biết phân biệt giữa công việc của mình làm và công việc của cây. Công chuyện của cây hãy để yên cho nó, còn bạn hãy quan tâm đến bổn phận của chính mình. Nếu bạn không thấy rõ được điều ấy, bạn sẽ đi bắt cây phải mọc nhanh lên, rồi đâm hoa, nở nhụy, kết trái theo ý muốn của bạn. Đó là một cái nhìn, quan niệm sai lầm, dẫn ta qua biết bao nhiêu phiền não, khổ đau. Làm gì cũng vậy, nhất là trên đường tu tập, hãy thực hành cho đúng với sự thật, phần còn lại để cho sự vận hành của pháp, luật nhân quả phân xử.
Hiểu được như vậy, cho dù con đường của bạn đi có dài bao nhiêu, dầu ở bất cứ nơi đâu, bạn lúc nào cũng sẽ được an vui.”

Tôi nghĩ ta có thể mang lời khuyên ấy vào ngay trong cuộc sống của mình. Một bài học kham nhẫn trước những phiền não và khó khăn trong cuộc đời, “hãy thực hành cho đúng với sự thật, phần còn lại để cho sự vận hành của pháp.” Và với sự kham nhẫn bằng tuệ giác ấy thì dầu bất cứ trong hoàn cảnh nào, ta cũng sẽ có an vui…

Nguyễn Duy Nhiên

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Mục lục bài viết: Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả

Tây Ninh: Hơn 100 Tu sĩ đi khất thực “Khóa tu Khất sĩ lần thứ 36”

Mục lục bài viết: PHĐS: Khất thực, một truyền thống lâu đời trong Phật giáo, mang ý nghĩa sâu xa hơn việc nhận thực phẩm. Đó là hành động thể hiện sự khiêm nhường, nhắc nhở về mối liên kết giữa tu sĩ và cư sĩ. Người tu hành đi khất thực không chỉ nhận

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Mục lục bài viết: Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này

Gập ghềnh con đường đến trường

Mục lục bài viết: Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức

Sống tích cực là con đường tới thành công

Mục lục bài viết: Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Mục lục bài viết: Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Mục lục bài viết: Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Mục lục bài viết: Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều