Gần Tết một tháng, mọi người đều nghĩ đến chuyện sắm sửa, quà cáp; người đi làm xa tính đến chuyện về quê, về nhà đoàn tụ. Ba ngày Tết, chỉ quanh quẩn ăn uống vui chơi trong nhà, trong xóm nếu ở thôn quê, ở thành thị thì rong ruổi trên các đường phố.
Chỉ có thế, nhưng ba ngày Tết có sức thôi thúc mọi người một cách kỳ lạ. Biết Tết là nỗi lo cho người lớn đối với lủ trẻ, với bao chi tiêu, thậm chí đang là con nợ của những gia đình nghèo túng, thế nhưng, Tết vẫn là cái gì ai cũng chuẩn bị mong đợi từng ngày.Từ 23 đưa ông Táo là từ đó, người dân chỉ biết ngày ta mà không ai còn nhớ ngày Tây, vì vậy dân ta thường nói: 23 Tết, 24,25 cho đến 30 đều gọi là Tết.Sau ba ngày Xuân, từ mồng 4 đến mồng 6 ta vẫn gọi là gọi mồng 4 tết, mồng 6 tết, từ mồng 7 trở đến hết tháng giêng, ta tính theo âm lịch như rằm tháng giếng…30 tháng giêng. Qua khỏi tháng giêng người ta mới tính theo ngày tháng dương lịch.
“Hy vọng những nhà trí thức vọng ngoại nên nhìn lại căn bản đạo đức của tồ tiên thông qua lễ hội và ngày Tết của dân tộc. Bản thân ngày Tết không có tội là cản trở phát triển kinh tế, có chăng do định chế của lãnh đạo quy định về thời gian nghỉ Tết nghỉ lễ cho thích hợp với tác phong công nghiệp ngày nay mà thôi.” Cư sĩ Minh Mẫn |
Có những tộc họ dẫy mả trước một tháng, có nhà cận Tết kéo nhau ra thăm mộ, làm cỏ sạch sẽ, nếu người thân được thiêu, thì gia đình lên chùa viếng cốt, cúng vái hương linh trước khi đón ông bà về chung vui với con cháu; Tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên, thân quyến, ngoài đám giổ hàng năm, Tết là dịp thể hện lòng hiếu thảo, trở thành nét văn hóa “uống nước nhớ nguồn” từ xa xưa truyền lại đến ngày nay. Dân ta vẫn giữ được truyền thống đó là duy trì được truyền thống văn hóa của một dân tộc.Thuận theo tập quán dân tộc, nhà chùa cũng đưa chư Thiên vào ngày 23 tháng chạp…tập quán dân tộc len lỏi vào nếp sống Thiền môn một cách nhuần nhuyển, và ngược lại, quần chúng, một số tuy chưa phải là Phật tử, cũng ảnh hưởng đến việc đi đón giao thừa tại các chùa, tín ngưỡng Phật giáo cũng ảnh hưởng một cách nhuần nhuyển vào đời sống nhân dân, tạo thành một truyền thống đặc thù, thiêng liêng. Ngày mồng một tháng giêng là vía đức Di Lặc trong Phật giáo, thì trong nhân gian đầu năm mới mọi cái xấu, chuyện buồn phải bỏ qua để đón nhận niềm vui vẻ hoan hỷ, an lạc. Xưa kia, cha ông chúng ta từng quan niệm tháng giêng là tháng ăn chơi,bởi dân ta thuần nông, sau tháng chạp hoàn tất công việc cày bừa,trở thành mùa nông nhàn trong suốt tháng giêng. Mọi lễ hội biến tháng giêng thành tháng của tâm linh, mồng 8 giải sao cầu an, rằm tháng giêng là một trong ba cái rằm quan trọng trong năm, người dân thường đi lễ Phật.Ngoài cái Tết Nguyên Đán, còn có Tết Đoan Ngọ, Tết khai Hạ (còn gọi là lễ hạ nêu). Tết Thượng nguơn (rằm tháng giêng), Tết Thanh minh (vào tháng ba âm, tảo mộ người thân), Tết Trung Nguyên (rằm tháng 7 Vu Lan), Tết Trung thu (rằm tháng 8), Tết Trùng cửu (9 tháng 9), Tết Trung thập ( tết thầy thuốc ngày 10 tháng 10), Tết Hạ nguyên (rằm tháng 10)…chứng tỏ dân ta chú trọng về phần tâm linh song song với đời sống vật chất.
Chuẩn bị đón tết, nhà nhà làm vệ sinh từ trong nhà đến ngoài ngõ.Trên bàn thờ, bánh tét, bánh chưng, dưa mắm, trái cây. câu đối,còn nhang đèn thắp sáng suốt ngày. Ngoài vỉa hè, đầu hẽm cuối xóm bầu cua cá cọp, cờ tướng…và nhiều trò chơi dân gian thể hiện sự giải trí lành mạnh những ngày Xuân.Từ thành thị đến thôn quê, Mai, đào, quất, vạn thọ và nhiều loại bông chen nhau khoe sắc giữa chợ đời. Nhà vườn vất vả quanh năm chỉ để chuẩn bị cho ba ngày Tết.Đầu năm mọi người đến từng nhà quen biết chúc tụng nhau những lời tốt đẹp.
Ngoại trừ một vài sắc tộc sâu tận non cao, cái Tết đến với họ thật khiêm tốn, vì cuộc sống thường nhật không đủ ăn thì mừng Xuân qua lá rừng thay sắc áo, vổ về bản tộc bằng khí lạnh giao mùa, gió se se, mưa phùn lất phất không đủ ướt áo nhưng thấm đẩm cảm xúc cho thi nhân. Một số bộ tộc cũng có cái tết riêng, vẫn duy trì trong thôn bản.
Như vậy, Tết là cái gì thiêng liêng trang trọng có cả lễ và hội biều hiện một dân tộc phồn thịnh, an hòa.Mỗi dân tộc chọn một ngày làm Tết, riêng dân tộc ta, theo truyền thuyết: Âm lịch mà người Việt đang dùng theo truyền thuyết là do Hoàng Đế Hữu Hùng phát minh ra, thời Đế Nghiêu Đế Thuấn, qua nhiều thời kỳ thay đổi, dân ta chọn tháng giêng là Dần. Lịch kiến Dần bắt đầu từ nhà Hạ mà nhà Hạ khởi lập bởi cha Lạc Long Quân ở vùng đồng bằng sông Hồng ven biển Bắc Việt nay. Tới khi Hiếu Vũ Đế Lưu Triệt diệt nhà Triệu Nam Việt, thống nhất Trung Hoa, cho lấy lại tháng Dần làm tháng Giêng theo lịch nhà Hạ… . (BÁCH VIỆT Trùng Cửu)
Nguyên nghĩa của “Tết” chính là “Tiết”. Văn hóa Việt thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước, do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã “phân chia” thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau (ứng với mỗi tiết này có một thời khắc gọi là “giao thời”.Trong đó, tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng – tức Tiết Nguyên đán, sau này được biết đến là Tết Nguyên đán)
Khổng Tử – Nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà chính trị nổi tiếng người Trung Hoa, trong sách Kinh Lễ có viết: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó”.
Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới,không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này”
Điều đó càng khẳng định, Tết Nguyên đán có nguồn gốc từ Việt Nam, sau đó được người Hoa du nhập và phát triển như ngày nay. (thạc sĩ Lương đức Hiển)
Tết là dịp để chúng ta trở về nguồn cội Tổ tiên và cũng là dịp giáo dục con cháu biết đến ơn nghĩa sinh thành của ông bà cha mẹ. Nhớ đến công lao dạy dỗ của thầy cô. (mồng hai tết cha mồng ba tết thầy).
Với bề dầy về sinh hoạt trong xã hội nông nghiệp cũng như chiều sâu tín ngưỡng tâm linh của dân tộc Việt, Tết là một truyền thống tốt đẹp lưu tồn hàng ngàn năm, nói lên bản sắc văn hóa của một dân tộc thì không thể loại bỏ vì một vai quyền lợi vô lý mà một vài nhà trí thức ảnh hưởng văn hóa Tây phương đòi chọn Tết tây làm Tết ta. Cũng như nhà trí thức Võ Tòng Xuân, nhà trí thức Nguyễn Trí Hiếu…cho rằng Tết âm lịch nghỉ quá nhiều nên giảm sức lao động ảnh hưởng nền kinh tế từ 10% đến 20%. Nếu như vậy đâu phải do Tết cổ truyền mà do nhà nước quy định ngày nghỉ quá dài, tại sao nhìn hiện tượng mà hủy bản thể? Nếu nhà nước quy định nghỉ Tết trong ba ngày thì kinh tế có phát triển hơn không? Và nếu ngày nghỉ Tết quá dài như Nhật liệu có làm nền kinh tế Nhật suy giảm? Nhật chọn Tết dương lịch, thời gian nghỉ Tết từ 30 tháng giêng đến hết ngày 03/1, thật tế không khí tết nhiều khi người dân Nhật Bản còn kéo dài đến tận ngày Lễ thành niên 15-1 dành cho những thanh niên nam nữ tròn 20 tuổi.Có nghĩa cả 18 ngày trong tháng giêng. chưa nói đến thời gian người Nhật còn được nghỉ trong 15 ngày lễ trong năm. Như vậy, lý do ngày nghỉ Tết quá nhiều không phải là lý do ảnh hưởng đến nền kinh tế. Cũng theo nhà trí thức Nguyễn Trí Hiếu thì gộp Tết ta vào Tết Tây mà vẫn giữ phong tục truyền hống; vấn đề không chỉ là duy trì truyền thống mà lý do của những nhà trí thức nầy là thời gian nghỉ quá dài thì tại sao không giải quyết thời gian nghỉ mà cứ phải hủy bỏ Tết truyền thống?
Xã hội nông nghiệp chuyển sang công nghiệp là thay đổi tác phong hoạt động chứ không thể chuyển luôn truyền thống văn hóa của một dân tộc để rồi dân tộc bị đồng hóa với văn hóa phương Tây, đánh mất nét văn hóa đặc thù của một dân tộc. Còn bảo rằng Nhật Bản chọn Tết dương mà vẫn không đánh mất văn hóa riêng của Nhật thì cần gì phải bỏ Tết ta lấy Tết tây làm gia tai văn hóa mà không chướng ngại trên con đường hội nhập nếu biết giới hạn ngày nghỉ Tết và nghỉ lễ hang năm!
*****
…Đó là ý nghĩa tết. Vì thế Việt nho là miền có lệ ăn tết dài nhất, thì cũng có thể coi là đạo đức nhất, tiến xa nhất trên thang tiến hóa…( Kim Định trong bài Tết là gì).
Qua cái nhìn triết lý của một triết gia, Tết vẫn là cái gì thiêng liêng thể hiện chiều kích thâm sâu của một nhân bản, nó không phải là cái thủ tục hời hợt trong sinh hoạt xã hội, nhất là xã hội lấy kinh tế làm đầu ngày nay. Khi kinh tế phát triển mà đánh mất căn bản tinh thần, tâm linh, xã hội đưa đến hổn loạn, mất cân bằng, vì thế Nhật là một tong những nước có vấn đề tự tử đáng quan tâm, Mỹ cực thịnh thi tai nạn bắn giết cũng dễ phát sanh.
Hy vọng những nhà trí thức vọng ngoại nên nhìn lại căn bản đạo đức của tồ tiên thông qua lễ hội và ngày Tết của dân tộc. Bản thân ngày Tết không có tội là cản trở phát triển kinh tế, có chăng do định chế của lãnh đạo quy định về thời gian nghỉ Tết nghỉ lễ cho thích hợp với tác phong công nghiệp ngày nay mà thôi.Xin đừng bao giờ đặt lại vấn để hủy bỏ Tết ta như bao năm qua từng lên tiếng mỗi độ Xuân về mà làm đau lòng dân.
MINH MẪN
(mồng 06 tháng giêng năm Đinh Dậu (02/02/2017)