Post: : Admin

Phật giáo Nguyên Thủy cho rằng chính Đức Phật không đặt thành vấn đề ăn chay hay ăn mặn. Sự giải thoát không phải do nơi ăn, mà là do nơi thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý. 



>>Những quan niệm sai lầm về ăn chay

Sự giải thoát có phải chuyện ăn chay ăn mặn?

Ăn chay mà thân khẩu không lành, ý chứa gươm đao, giới luật không giữ thì đâu gọi là chay.

Đức Phật cùng các đệ tử đều ăn theo truyền thống khất thực. Ăn để mà sống, để hành đạo chứ không phải: sống để mà ăn, để thụ hưởng.

A: Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng người Phật tử phải ăn chay.

B: Giả sử có người kia trường chay rất nghiêm chỉnh mà ích kỷ, gian dối, bất lương và đê tiện, và một người khác không ăn chay mà biết lo nghĩ đến kẻ khác, chân thật, liêm khiết, quảng đại và hiền lương. Trong hai người ấy, người nào là Phật tử tốt hơn?

A: Người chân thật và hiền lương.

B: Tại sao?
A: Bởi vì người như thế đó hiển nhiên là có tâm địa tốt.
B: Đúng như vậy.
Người ăn thịt cá cũng như người ăn rau đậu đều có thể có tâm trong sạch, mà cũng có thể có tâm nhơ bẩn. Trong giáo huấn của Đức Phật, điều quan trọng là phẩm chất của tâm, chứ không phải là loại thức ăn.
Có những người Phật tử rất thận trọng, không bao giờ ăn thịt cá, nhưng ít bận tâm tự xét mình có ích kỷ, thiếu chân thật, hung tợn hay ganh tỵ hay không. Thay đổi thức ăn không khó, nhưng sửa đổi tâm tính là việc khó làm, nên thường hay bị hờ hững lãng quên.

Vì vậy, cho dù ta ăn chay hay không, con người nên chuyên lo tu tâm chuyển tính. Nên nhớ rằng: Điều tối quan trọng trong Phật giáo là thanh lọc tâm, làm cho tâm trở nên trong sạch, thanh tịnh.


Tỳ kheo Thích Chân Tuệ