Sài Gòn: Quán rượu và thịt nướng lấy tên Buddha (Đức Phật)

Hình Sài Gòn: Quán rượu và thịt nướng lấy tên Buddha (Đức Phật)
- Tác giả: admin

Không có vị tôn đức nào lên tiếng, mà chỉ có một vài Phật tử như tôi phản ứng bằng viết bài trên mạng, thì chuyện người ta cứ tiếp tục, cho đến tên quán bar thịt nướng là Buddha thì có gì lạ?

Còn khó hiểu hơn khi Phật tử thắp nhang lễ bái một hình Phật bên trên, nhưng bàn chân lại dẫm lên một hình Phật tương tự trên bao nhang, vứt bên dưới, trong túi quần lại có một chai dầu cũng in hình Phật không khác. Mà không phải chỉ Phật tử làm những việc đó thôi đâu, có cả nhiều tu sĩ Phật giáo. Tệ hơn, có người theo đạo Phật “hoan hỷ” khi thấy hình Phật, tên Phật được sử dụng như thế.

Sài Gòn: Quán rượu và thịt nướng lấy tên Buddha (Đức Phật) image-1731935119228

Quán bar ở Thảo Điền, Q.2  lấy tên Phật. Treo hình Phật khắp nơi trong không gian ăn chơi..!!!

Từ tháng 3/2017, tôi sẽ thử nghiệm một hình thức mới để thể hiện bài viết, đó là hình thức đối thoại.

Vì thực tế, về khuya, tôi vẫn thường có những cuộc nói chuyện bạn đọc qua điện thoại. Bạn đọc trò chuyện với tôi có khi là Phật tử, có khi là tu sĩ, có khi chỉ là những người tìm hiểu tôn giáo… nhưng tất cả đều có một quan tâm chung là các vấn đề lớn hiện nay của Phật giáo, mà nội dung thường được thể hiện trong các bài viết của tôi.

Sài Gòn: Quán rượu và thịt nướng lấy tên Buddha (Đức Phật) image-1731935119941

Quán bar ở Thảo Điền, Q.2  lấy tên Phật. Treo hình Phật khắp nơi trong không gian ăn chơi..!!!

Nhận thấy ý kiến bạn đọc là những gợi ý rất sâu sắc và nội dung trao đổi của tôi nếu trình bày dưới dạng đối thoại có lẽ cũng sinh động hơn, nên tôi thử nghiệm hình thức viết bài mới này.

Phía bạn đọc, tôi xin được ghi chung là “người đối thoại”. Tùy bài viết cụ thể, có thể chú thích chi tiết hơn.

Văn bản cuộc đối thoại trình bày như một bài viết không nhất thiết được ghi từ một cuộc nói chuyện, mà có thể từ nhiều cuộc nói chuyện với nhiều người  khác nhau, có bổ sung, sửa đổi để thích hợp.

Người đối thoại: Gần đây, qua mạng, có truyền đi hình ảnh “Buddha Bar –Grill” (Quán rượu – thịt nướng Buddha) Thảo Điền, Quận 2. “Buddha” là Đức Phật. Dường như, lần trước đã có một quán thịt nướng như thế ở Sài Gòn, và một quán rượu ở Hà Nội?

Minh Thạnh: Đúng, lần đó tôi viết bài về quán thịt nướng Buddha ở Sài Gòn, nhưng ký một cái tên khác, nếu tôi nhớ không lầm là Minh Nguyên.

Người đối thoại: Ồ, sao lại như vậy, chẳng lẽ ông sợ?

Minh Thạnh: Tôi sợ chứ, vì đụng tới chuyện làm ăn của người ta, mà kinh doanh quán bar thì một số là người trong giang hồ. Phóng viên trong Phật tử Việt Nam viết bài chụp ảnh về quán bar ở Hà Nội cũng kín đáo.

Nhưng điều làm tôi sợ hơn cả là sự cô đơn. Cô đơn vì những người lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam không quan tâm đến những việc như vậy, mà chỉ có một số ít ỏi Phật tử trong giới truyền thông quan tâm. Tôi không có chỗ dựa tinh thần vững chắc, nên tôi sợ khi phải đối mặt với những vấn đề tích chứa mâu thuẫn, xung đột. Sao bạn đòi hỏi ở tôi trách nhiệm khi những người có trách nhiệm, có chức vụ của Phật giáo Việt Nam lại không thực hiện trách nhiệm của mình?

Người đối thoại: Lần đó kết quả ra sao? Còn lần này ông có viết bài và ghi tên Minh Thạnh vào không?

Minh Thạnh: Tôi chỉ nghe nói quán thịt nướng ở Sài Gòn thôi không dùng tên Buddha nữa, vì chủ quán đó cũng là người đứng đắn, thiện cảm với Phật giáo. Tôi không có điều kiện kiểm chứng điều chỉ nghe nói lại này,còn quán ở Hà Nội sau đó tôi không được biết gì thêm.

Lần đó, có lẽ việc phản ánh có tác động phần nào, vì ảnh hưởng của trang tin Phật tử Việt Nam còn rất mạnh.

Lần này, tôi sẽ ghi rõ tên Minh Thạnh, nhưng tôi không đến tận nơi và viết bài cụ thể về hoạt động của quán đó nữa. Quán bar nào thì cũng vậy. Nên nay chỉ cần vài tấm ảnh, do ai đó chụp gửi cho tôi. Cũng không biết có trang Phật giáo nào đăng không, nếu chỉ trang trên facebook blog cá nhân thì việc ghi Minh Thạnh cũng là điều bắt buộc.

Hơn nữa, tôi không trách chuyện làm ăn của người ta trong trường hợp này, mà chỉ xét hiện tượng chung là việc dùng tên Phật, hình Phật trong hoạt động thương mại, gồm cản sản phẩm hay dịch vụ nói chung, không riêng gì quán bar này. Điều đáng tiếc đó, một phần nguyên nhân là từ chính Phật giáo, từ cộng đồng Phật giáo đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam!

Người đối thoại: Nguyên nhân từ chính Phật giáo? Sao lại như vậy, trong khi quán bar người ta gắn tên Buddha?

Minh Thạnh: Nói nguyên nhân từ chính Phật giáo là do cách hành xử của lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, một bộ phận lớn người theo đạo Phật trong những trường hợp như thế.

Thực tế, các cấp Giáo hội không lên tiếng, khi viết bài lần trước, tôi e ngại sẽ có một đám đông Phật tử đến bao vây quán thịt nướng, nhưng trừ một số phản hồi gay gắt, thì chẳng có chuyện gì. Nếu ở đạo Ca tô La Mã thì khác rồi.

Tệ hơn nữa, tên Kinh Phật – Kinh Pháp Hoa, được đặt cho bánh mì, treo bảng ngay trong Việt Nam Quốc Tự. Rồi cơm chay Quảng Đức, dầu gió Phật Linh, món súp Phật nhảy tường, mì gói A Di Đà, rong biển Quan Âm, mát xa Buddha… Người trong đạo Phật làm như vậy. Không có vị tôn đức nào lên tiếng, mà chỉ có một vài Phật tử như tôi phản ứng bằng viết bài trên mạng, thì chuyện người ta cứ tiếp tục, cho đến tên quán bar thịt nướng là Buddha thì có gì lạ?

Chính vì chỉ có phản ứng lẻ loi, mà trước sau, hình như quanh đi quẩn lại, cũng chỉ Minh Thạnh nói tới nói lui, nên chuyện cứ xảy ra như vậy là điều bình thường, dễ hiểu.

Cứ như vậy, hôm nay, có quán bar Buddha, mai đây sẽ có thêm vũ trường Buddha, mát xa Buddha, Karaoke Buddha hay nhiều dạng thể hiện trên Phật, hình Phật trên đủ mọi kiểu kinh doanh dịch vụ, có thể dự đoán được.

Người đối thoại: Ông lý giải ra sao trước cách phản ứng như vậy? Người theo đạo Phật niệm Nam mô Buddha, lễ lạy Buddha…, nhưng vẫn vô tư, điềm nhiên trước quán rượu, quán thịt nướng Buddha?

Minh Thạnh: Còn khó hiểu hơn khi Phật tử thắp nhang lễ bái một hình Phật bên trên, nhưng bàn chân lại dẫm lên một hình Phật tương tự trên bao nhang, vứt bên dưới, trong túi quần lại có một chai dầu cũng in hình Phật không khác. Mà không phải chỉ Phật tử làm những việc đó thôi đâu, có cả nhiều tu sĩ Phật giáo. Tệ hơn, có người theo đạo Phật “hoan hỷ” khi thấy hình Phật, tên Phật được sử dụng như thế.

Theo tôi, có lẽ vì mặt bằng trình độ người theo đạo Phật hạn chế, nên mới sinh ra những hiện tượng như vậy. Có dịp sẽ trao đổi ý kiến về nguyên nhân.

Người đối thoại: Bây giờ, ông phê phán quán bar, thịt nướng Buddha, nếu họ hỏi lại bánh mì Pháp Hoa, mì gói A Di Đà, cơm Quảng Đức đó thì sao, ông trả lời thế nào?

Minh Thạnh: Chính vì vậy, ở đây, tôi không đặt vấn đề phía người kinh doanh nữa, mà đặt vấn đề ở chính Phật giáo. Nếu lại tôi lên tiếng trong hoàn cảnh như vậy thì không kết quả gì hết, mà chỉ trông cậy vào lòng tốt của người kinh doanh, như việc làm nghe nói là của chủ quán thịt nướng Buddha trước đây.

Sài Gòn: Quán rượu và thịt nướng lấy tên Buddha (Đức Phật) image-1731935120671

Quán bar ở Thảo Điền, Q.2  lấy tên Phật. Treo hình Phật khắp nơi trong không gian ăn chơi..!!!

Sài Gòn: Quán rượu và thịt nướng lấy tên Buddha (Đức Phật) image-1731935121393

Quán bar ở Thảo Điền, Q.2  lấy tên Phật. Treo hình Phật khắp nơi trong không gian ăn chơi..!!!

Còn nếu không, họ sẽ hỏi lại như bạn nói. Nếu lời yêu cầu của mình không có kết quả, thì mặc nhiên, nó lại khuyến khích cho những việc làm tương tự, như quán bar thịt nướng Buddha khác, vũ trường Buddha, Karaoke Buddha. Tôi không nhắm tới người kinh doanh, mà yêu cầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức có yêu cầu không được sử dụng biểu tượng Phật giáo, danh xưng Đức Phật vào việc kinh doanh dưới mọi hình thức và dùng đến biện pháp pháp lý nếu yêu cầu nói trên không được đáp ứng.

Sắp tới, Luật Tín ngưỡng Tôn giáo sẽ có hiệu lực, trong đó “Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm”, có nói rõ ở khoản 3 là nghiêm cấm xúc phạm tín ngưỡng tôn giáo.

Nhưng trở lại, trước hết, Giáo hội Phật giáo Việt Nam phải xác định mọi hình thức, từ dầu Phật linh, mì A Di Đà, súp tiềm Phật nhảy tường, đến quán bar – thịt nướng Buddha… đều là xúc phạm tôn giáo.

Người đối thoại: Còn nếu không?

Minh Thạnh: Thì Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã gián tiếp khuyến khích những hành vi như thế và nó sẽ tiếp tục, nhiều hơn, táo bạo hơn, trầm trọng hơn.

Người đối thoại: Ông có nghĩ là Giáo hội Phật giáo Việt Nam quan tâm đến đề xuất của ông không?

Minh Thạnh: Nhiều khả năng là không! Hi vọng chỉ là các cơ quan truyền thông Phật giáo đăng tải, nhưng chắc chắn là không có truyền thông trên bản in giấy. Do đó sẽ không đi đến đâu.

Minh Thạnh

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả những bài học về

Tây Ninh: Bế mạc Khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 trong niềm hoan hỷ

PHĐS: Lễ bế mạc Khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 được khép lại trong niềm hoan hỷ của người con Phật, buổi lễ bế mạc được tổ chức lúc 9h sáng, diễn ra tại giảng đường Giác Huệ, tịnh xá Trúc Lâm xã Tây Thạnh, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Buổi

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này ngày càng thu hút

Gập ghềnh con đường đến trường

Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức khỏe bà ngày càng

Sống tích cực là con đường tới thành công

Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác mệt mỏi về khó

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam bảo. Anh còn tham

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa Trên đường đi, hai

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều tò mò cho người