Cánh cửa bước vào chân trời không sinh không diệt là sinh diệt đó. Bạn hãy đặt những bước chân vào đời sống hiện thực, nhìn cho sâu, cho bền, cho thiệt vào những nỗi khổ niềm đau…
Tâm Tuệ Nghĩa: Kính Thầy, theo con nghĩ trên không gian hai chiều (Tục Đế) thì thấy luân hồi là vòng tròn nhưng sự thực (chân Đế) thì không là vòng tròn vì do vọng tưởng, tưởng nó quay lại nhưng không quay lại mà đi lên hoặc đi xuống (do có chiêu tập nghiệp quả) nếu nhìn góc độ 3D, con đã có lúc quán chiếu như thế không biết có gì sai không không Thầy?
Chân Pháp Đăng
Quan trọng là sống thật, chứ đừng chơi với ý niệm. Bạn nên bắt đầu bằng những hiện thực trong đời sống như khổ đau đang có mặt, giận hờn đang đốt cháy, cô đơn đang làm bạn mất năng lượng… Nhìn thấu suốt luân hồi, khổ đau, sinh diệt, bạn sẽ thấy được bản chât của nó. Đừng ham nhảy vào vô sinh, vô diệt, Không của chân đế liền, vì nó có thể chỉ là ý niệm.
Thầy Chân Pháp Đăng
Tâm Tuệ Nghĩa: Con cảm ơn Thầy khai thị.
Chân Pháp Đăng: Bạn có biết không? Cánh cửa bước vào chân trời không sinh không diệt là sinh diệt đó. Bạn hãy đặt những bước chân vào đời sống hiện thực, nhìn cho sâu, cho bền, cho thiệt vào những nỗi khổ niềm đau, vào sự sinh diệt không ngừng trong từng phút giây của năm uẩn, thì từ từ cánh cửa thiên đường mở ra. Lúc ấy giáo pháp của Bụt trở thành sự thật gọi là giáo lý bản chất mà không còn ảnh tượng nữa. Mỗi bước chân, mỗi hơi thở, mỗi cái nhìn, mỗi sự tiếp xúc đều trở thành tuệ giác, có công năng cởi trói sự ràng buộc, ham muốn, u mê, cố chấp, phiền muộn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)