Người bình thường, ai mắc phải khẩu nghiệp cũng mất phúc, bạc mệnh, nhưng với phụ nữ còn nặng nề hơn, bởi họ là phong thủy của cả gia đình.
Đời người không phải mỗi ngày đều làm chuyện thất đức, nhưng mà thất đức trong lời nói, nói lời khó nghe, nói lời bất chính thì có thể mỗi ngày đều phạm. Ngày dồn tháng chứa, phúc báo đều từ miệng mà tiêu mất hết, cho nên, người nói chuyện không chú ý khẩu đức, đời này ắt là nhấp nhô gập ghềnh thật thê lương.
Cố kinh vân: “phù sĩ xử thế, phủ tại khẩu trung, sở dĩ trạm thân, do kỳ ác ngôn”, nghĩa là: Xét người ở đời, búa để trong miệng, sở dĩ giết người, do lời nói ác.
Cổ nhân cũng có dạy: “Bệnh tùng khẩu nhập, hoạ tùng khẩu xuất”, nghĩa là: Bệnh từ cái miệng do ăn uống mà đem vào, họa cũng từ cái miệng do nói chuyện thị phi mà tạo ra. Phật dạy trong mười cái nghiệp của con người thì trong đó cái miệng đã chiếm bốn gần một nửa:
1. Chuyện không nói có, chuyện có nói không
2. Nói lời hung ác
3. Nói lưỡi đôi chiều
4. Nói lời thêu dệt.
Khẩu đức đối với bất kỳ ai cũng đều như vậy, rất nhiều phúc báo đều vì cái miệng mà bị tổn hại.
Có người nói: “Tôi chuyện xấu gì cũng không làm mà”. Nhưng phải biết rằng, nếu khẩu nghiệp không tốt, lại càng làm tổn hại phúc báo. Người xưa giảng, ngôn do tâm sinh. Nếu miệng luôn luôn nói lời không tốt, nói chuyện thị phi, lại nói lời chửi mắng nguyền rủa, dạng này tổn hại phúc báo cực kỳ nhanh.
Không chỉ là nói lời gian dối, cho dù là chúng ta nói lời không lễ phép với bề trên, cũng làm tổn hại phúc báo. Có một người phụ nữ lòng oán hận chồng, nói chồng không tốt như thế này thế nọ, chửi rủa đến cả cha mẹ chồng, tổ tiên cũng đưa ra bới móc, nói rất khó nghe. Như vậy tạo khẩu nghiệp rất nghiêm trọng; gia cảnh chỉ biết ngày càng đi xuống, bởi vì phúc báo đều bị cô ấy chửi mắng mà mất hết. Cho nên về khẩu nghiệp này, nhất định phải chú ý!
Miệng cần lưu đức, không nói lời chanh chua, mới có thể lưu lại phúc báo. Vì sao cái miệng có thể làm tổn hại phúc báo? Bởi vì phúc báo là hòa hợp cùng nhân duyên, cũng là một loại năng lượng thể hiện ra.
Nói thí dụ như, bạn đi chùa làm việc thiện, bạn quét rác sẽ mang đến cho bạn phúc báo, bạn lau cái bàn sẽ mang đến cho bạn phúc báo… Vậy có phải những hành động đó mang đến phúc báo? Cũng không phải thế. Mà là tâm niệm của bạn mang đến phúc báo.
Của cải dù to lớn như núi, nhưng cái miệng ăn lâu ngày cũng hết. Phước đức dù cực khổ gieo tạo nhiều đời, nhưng do cái miệng tạo nghiệp, phê bình, chỉ trích, nói lời ác… thì trong giây phút cũng có thể tiêu tan.
Người xưa cũng có dạy: “ Khẩu khai thần khí tán. Thiệt động thị phi sanh”, tức là mở miệng nhiều lời sẽ hao tỗn thần khí, lưỡi động thường nói chuyện phải trái, hơn thua, đẹp xấu, khen chê…để rồi phải tranh đấu, mạ lị lẫn nhau khiến sanh ra lắm chuyện thương tâm.
Đấy là chỉ nói sơ qua những điều tai hại thường xảy ra hằng ngày của cái miệng, còn lại suốt trong một đời người, do thoả thích cho cái miệng mà chúng ta đã tạo không biết bao tội lỗi. Do vậy mà Tây phương cũng có dạy: ”Trước khi nói phải uống lưỡi bảy lần” là vậy.
Chúng ta phát tâm muốn mang lợi cho chúng sinh, đi quét rác, đi lau dọn, cùng chúng sinh giao hảo mối nhân duyên. Tâm niệm này phát ra, là có năng lượng từ bi cảm ứng với vũ trụ, năng lượng được thêm vào lúc này chính là nguyên nhân tạo ra phúc báo. Phúc báo là sinh ra như vậy.
Vậy làm tổn hại phúc báo, cũng là dụng tâm làm tổn hại. Trong lòng có chiều hướng ích kỷ, oán hận, ghen tị, tham lam, lãng phí. Lúc này liền làm tổn hại phúc báo. Phúc báo cũng là dụng tâm, sau đó phối hợp với hành động làm tổn hại. Người hay oán trời trách đất, không quý trọng những gì đang có, luôn luôn oán hận, lại dùng miệng nói không dứt. Lúc này tổn hại phúc báo cũng rất nhanh, là nguyên nhân khiến họ bạc mệnh.
Kết: Người hiểu biết không cần phải nói hết, lưu lại ba phần, điều lưu lại là khẩu đức của mình.
Người có trách nhiệm không cần quá khắt khe, lưu lại ba phần cho mình, điều lưu lại là sự độ lượng.
Người có khả năng không cần kiêu ngạo, lưu lại ba phần, điều lưu lại là sự thâm sâu.Vi sao nguoi noi loi chanh chua thuong bac menh?
Người sắc sảo không cần lộ hết, lưu lại ba phần, điều lưu lại chính là sự khiêm nhường.
Người có công không cần thưởng hết, lưu lại ba phần, điều lưu lại là sự khoan dung.
Theo Phong Linh / Khỏe & Đẹp