Ông già mù nghèo khổ xin ăn góc chợ, hành động của bé gái làm ông khóc mãi

Hình Ông già mù nghèo khổ xin ăn góc chợ, hành động của bé gái làm ông khóc mãi
- Tác giả: admin
Mục lục bài viết:

Trong cái ẩm ướt đặc trưng của mùa xuân do những cơn mưa phùn mang tới, con người, giống như cây cối, trong lòng ai cũng như đang có những mầm non mới nhú. Người ta mang những mầm non mới ấy trong tâm, lặng lẽ viết nên câu chuyện của đời mình. Và người viết nên câu chuyện ở cái góc nhỏ trong bến tàu điện ngầm thênh thang dưới đây là một ông lão ăn xin, không còn đôi mắt.

Nếu được sự dụng một hình ảnh so sánh, có lẽ cuộc sống của ông già Frank giống như một bản giao hưởng buồn, được tấu nên bởi những thanh âm quen thuộc của nơi ông hàng ngày vẫn tới xin ăn: Tiếng nhạc thông báo chuyến tàu sắp tới, tiếng gầm của đoàn tàu vội vã rời đi, tiếng nói cười của những người trên bến, tiếng la hét khi người ta xô đẩy nhau để giành được một chỗ cho mình trên chuyến tàu lúc cuối ngày và cả những khoảng lặng giữa những chuyến tàu khuya, dài như vô tận. Tất cả những âm thanh này tạo nên cuộc sống của người đàn ông đã mười năm nay không còn được nhìn thấy ánh mặt trời.
Ông già mù nghèo khổ xin ăn góc chợ, hành động của bé gái làm ông khóc mãi image-1731934822557
Frank đã trải qua cả cuộc đời sóng gió. Có những lúc êm ấm, tưởng chừng như mình là người hạnh phúc nhất trên cõi đời. Nhưng một ngày, cơ đồ của ông bỗng chốc sụp đổ vì sự phản bội của người bạn mà ông tin tưởng nhất. Cũng chính khi ấy, người vợ sau bao năm gắn bó, cũng bỏ ông mà đi về chốn Thiên đường. Trong cái hận thù và đau đớn tột cùng ấy, cuộc sống đã lấy đi của Frank cả hy vọng cuối cùng, đôi mắt của ông. Kể từ đó, cuộc đời Frank rẽ sang một ngả đường hoàn toàn xa lạ.

Nhà của ông bây giờ là bất kì góc nào đó trong thành phố, khuất được cái gió rét và những ánh mắt kì thị, nơi mà ông có thể yên ổn đặt lưng lúc cuối ngày. Bầu bạn với ông là những kẻ lang thang chìm trong hơi men hay cũng chính là trong nỗi chán chường của một cuộc đời không nhìn thấy tương lai.

Có lẽ vì vậy mà ông già Frank thích cuộc sống đơn độc trong ga tàu điện ngầm. Lúc ở cửa bến tàu, lúc lại ở một ngã tư giao nhau của những hành lang dài hun hút, hay có lúc lại là ngay trên ke tàu đông đúc. Mỗi vị trí ấy cho ông một cảm nhận riêng về cuộc sống đang diễn ra. Hơn nữa, ở đó ông có cho mình một khoảng trời riêng để giữ cho tâm hồn không bị khuấy đảo bởi những mịt mù của lòng người.

Cuộc sống lang thang đã khiến Frank dần quen với những ánh nhìn lạnh lùng, những nếp nhăn trán thoáng qua trên những khuôn mặt lịch sự của những người qua đường, khi họ vô tình lại gần ông, có lẽ vì cái mùi đặc trưng của một kẻ không nhà. Dòng người đã đi qua trước mặt Frank mang theo thật nhiều những cung bậc cảm xúc, vui có, buồn có. Nhưng không có điều gì là dành riêng cho ông cả. Có lẽ đã từ rất lâu rồi, người ta đã quen nhìn những con người không cửa nhà này với ánh mắt hững hờ, như thể những người như Frank đã hòa lẫn trong màu ghi xám đặc trưng của những góc phố bê tông đen lạnh họ hay ngồi, hiện hữu nhưng vô hình. 

Ông già mù nghèo khổ xin ăn góc chợ, hành động của bé gái làm ông khóc mãi image-1731934823251
Hôm nay, Frank chọn nơi cửa bến tàu để xin ăn. Ông không muốn cầm tấm biển: “Tôi đói, xin hãy giúp tôi”. Ông chỉ ước giá ông biết chơi đàn hay thổi kèn như những người khác, ông sẽ tấu cho họ những khúc nhạc trầm, du dương, để có ai đó đứng lại bên cạnh ông, cho ông tiền, họ sẽ có được một phút giây thư thái. Và đó có lẽ cũng sẽ là cơ hội duy nhất để ông giãi bày nỗi lòng của mình với ai đó muốn lắng nghe. Nhưng những năm tháng tuổi trẻ ông chưa bao giờ nhìn tới cây đàn. 

Có lẽ đó là lý do Frank đã chọn dùng sự tồn tại trong im lặng của mình để góp cho bản nhạc của thành phố này một nốt trầm.
Ông già mù nghèo khổ xin ăn góc chợ, hành động của bé gái làm ông khóc mãi image-1731934824119
Như mọi ngày, khi ai đi qua và thả một đồng xu, một tờ tiền lẻ vào chiếc mũ phớt bạc đã nát của ông, bất kể thái độ của họ là gì, Frank đều hướng đôi mắt mờ đục của mình về phía họ đang đứng hoặc đã vội vã bước đi, để nói một tiếng cảm ơn bằng tất cả sự chân thành. Ông không chú tâm đến động cơ nào khiến họ cho ông tiền, càng không quan trọng họ cho ông bao nhiêu. Với Frank, khi người ta nhìn thấy ông, rút ví ra để lấy những đồng xu lẻ đặt vào chiếc mũ, đó đã là một món quà. Frank luôn sống với nguyên tắc ấy:

“Niềm biết ơn là điều duy nhất ông có thể dành tặng những người đã đối tốt với ông”.

Hôm nay, Frank bỗng có một cảm giác khác, ông cảm thấy như bầu trời sáng hơn theo một cách nào đó, không phải nhờ con mắt. Trong những tiếng huyên náo của phố phường hôm nay, ông lắng nghe thấy nhiều hơn những tiếng cười, những cuộc trò chuyện cũng dễ chịu hơn. Gương mặt ông, bàn tay ông dường như cũng cảm thấy có một dải nắng ấm áp khẽ lướt qua. Ngày xuân đầu tiên có lẽ đang về. Frank chợt nhận ra một ao ước bé xíu đang lớn lên rất mau trong trái tim ông: Được nhận một nụ cười, trước khi tia nắng chiều cuối cùng biến mất. Cũng lâu lắm rồi, ông già mù mới lại tìm thấy một cái gì đó để ước ao.
Ông già mù nghèo khổ xin ăn góc chợ, hành động của bé gái làm ông khóc mãi image-1731934824890
Khi tới bữa trưa, ông đã nhận được khá nhiều đồng xu, và cũng trao đi rất nhiều lời cảm ơn trân trọng. Nhưng vẫn không một ai kịp nhận món quà từ trái tim ông. Nhưng, Frank không buồn vì điều đó. Điều ông buồn nhất là đã gần chiều, những cơn gió mát đã bắt đầu thổi tới. Có lẽ chỉ tích tắc nữa thôi thì cái ước mơ của ông cũng sẽ tan biến cùng với tia nắng cuối cùng của ngày đầu xuân. Lòng ông lão chùng xuống, niềm vui, sự háo hức lâu lắm rồi mới trở lại của ông cũng sắp không còn.

Ông già mù nghèo khổ xin ăn góc chợ, hành động của bé gái làm ông khóc mãi image-1731934825837

Đang ngồi trầm ngâm trong những nuối tiếc của mình, Frank nghe thấy một giọng nói nhỏ, lanh lảnh vang lên bên tai ông. Một cô bé sáu tuổi đã nhìn thấy Frank. Không biết tại sao đôi mắt trắng đục của Frank không làm em sợ. Em níu lấy tay mẹ, nói điều gì đó vào tai, khiến bà mỉm cười. Bà mở ví và đưa cho em một tờ tiền nhỏ. Cô bé tiến lại bên ông lão không một chút ngại ngùng. Cô bé đặt đồng tiền vào trong nón của ông, rồi cẩn thận nhăt những đồng xu vương bên ngoài cho lại vào chiếc mũ.

“Ông ơi, cháu gửi ông ạ”.

Frank sững người trước lời thưa của cô bé. Ông chỉ kịp thốt lên “Ông xin…”. Lời cảm ơn mọi ngày ông vẫn vội nói ra vì sợ người ta đi mất hôm nay như bị nghẹn lại nơi cổ họng. Cô bé mỉm cười rồi chạy lại phía mẹ. Mẹ cầm tay em chuẩn bị xuống bến tàu. Cô bé bỗng nhớ ra điều gì đó, em vội vã quay lại chỗ Frank. Cô bé dúi vào tay ông một chiếc hộp xinh xinh, rồi nói:

“Ông ơi, cháu nhường ông này, ông ăn đi ông nhé, cháu hi vọng ông cũng thích bánh táo”.

Frank nâng niu cái hộp bằng đôi bàn tay đen đúa, gân guốc, run run. Nước mắt trào ra từ khóe mắt ông.

“Ông cảm ơn cháu.”

Cô bé nhìn Frank bằng đôi mắt trong veo nhưng thoáng chút ngạc nhiên.

“Ông ơi, sao ông lại khóc, ông không thích ăn bánh táo ạ?”

“Không, không, ông thích lắm, chỉ là…”, giọng ông nghẹn ngào, Frank không biết phải làm sao cho cô bé hiểu thứ ánh sáng đang nhẹ chiếu trong tâm hồn ông. 

“Vậy ông ăn bánh đi, ông đừng khóc nhé. Cháu cười với ông này”.

Ông già mù nghèo khổ xin ăn góc chợ, hành động của bé gái làm ông khóc mãi image-1731934826584

Cô bé nói đến đó, nhẹ nhàng lau nước mắt cho ông già ăn xin xa lạ, mù lòa bằng chiếc khăn tay hồng bé nhỏ của em. Rồi vui vẻ:

“Cháu là Sophie, còn ông, ông tên là gì ạ?”.

“Ông là Frank…”

“Vâng, ông Frank ơi, cháu phải đi rồi. Cháu chúc ông ngon miệng nhé!”

“Sophie ơi, ông cảm ơn cháu”, nhưng khi này, cô bé đã theo mẹ, tung tăng xuống tàu.

Frank cứ ngồi như vậy, hộp bánh táo trong tay, cho tới tận rất lâu sau đó. Ông cảm giác rằng, mình vừa được nhận một món quà từ Thượng đế: Cô bé ấy chính là Thiên thần mang đến cho ông ánh sáng của mùa xuân…

Ly Ly tham khảo blog.quatructuyen.com

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Mục lục bài viết: Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả

Chư hành giả cùng ôn lại tư tưởng giải thoát của Hòa thượng Giác Huệ

Mục lục bài viết: PHĐS: Như mọi ngày, 8g sáng ngày 5/12/2024 (nhằm 5/11/Giáp Thìn) chư hành giả vân tập về giảng đường Giác Huệ cùng nhau lắng nghe sự chia sẻ từ Hoà thượng Giác Pháp, UVHĐTS, Phó thường trực Ban thường trực Giáo phẩm Hệ phái, phó Ban tổ chức khoá tu về

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Mục lục bài viết: Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này

Gập ghềnh con đường đến trường

Mục lục bài viết: Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức

Sống tích cực là con đường tới thành công

Mục lục bài viết: Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Mục lục bài viết: Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Mục lục bài viết: Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Mục lục bài viết: Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều