Niềm hiếu kính của dân tộc Việt Nam

Hình Niềm hiếu kính của dân tộc Việt Nam
- Tác giả: admin
Mục lục bài viết:

Lịch sử lưu truyền (đạo Phật dân tộc Việt Nam) có một nền tảng triết học vững chải, bắt nguồn từ lòng hiếu kính, mặc dù buổi phôi thai, ấu trĩ chưa biết gì, đến khi trưởng thành người người đã được tắm mình trong ánh đạo từ Bi và trí tuệ…

Niềm hiếu kính của dân tộc Việt Nam image-1731749159501

Hiếu kính mẹ cha là người đại hiếu.

 

Hằng năm, vào ngày rằm tháng giêng, rằm tháng bảy và rằm tháng mười là ngày vui thường lệ của dân tộc Việt Nam, nhà nhà, người người tạo lễ cúng hoặc tụ hội cùng nhau ăn tiệc, dù là đạm bạc, đơn sơ hay linh đình mỹ phẩm, cùng truyền khẩu: rằm tháng giêng là thượng ngươn, rằm tháng bảy là trung ngươn và rằm tháng tám là hạ ngươn. Thơ dân gian Việt Nam thường bảo: rằm tháng bảy kẻ quải người đơn, rắm tháng giêng ai siêng nấy quải, rằm tháng mười mười người mười quải.

Thông lệ tháng bảy, trước và sau rằm vi Gia Tưởng trung đại gia tộc. họ gọi bảo con cháu sắm sửa đầy hoa quả bàn mỹ phẩm thỉnh chư Tăng Ni về từ đường cầu siêu cho cửu huyền thất tổ và cô quả tức là cô nhi quả phụ, không người tế tự. Cùng oan hồn uổng tử được siêu sinh về miền Cực Lạc. Đồng thời chúc họ cầu an cho những người hiện tiền mạng vị được bình an, tăng long phước thị, rất phù hợp với nổi niềm hiếu kính lễ Vu Lan của đạo Phật. (Chư tăng không thể đến tư gia vào ngày rằm tháng bảy, vì ngày ấy phải túc trực tại chùa, tịnh xá…. để hành lễ chính thức lễ Vu Lan mùa báo hiếu.)
Người Việt Nam đã và đang sống trên mảnh đất thân yêu này, mãi hoài tư duy về về cội nguồn đạo đức luân lý và tỏ ra niềm hiếu kính trong mỗi một cỏi lòng, nhưng ý thức hệ và hoàn cảnh sống khác nhau nên cảm tính tâm linh cùng có phần khác biệt. Tuy nhiên mối quan hệ truyền cảm vô hình trung, tình người như ý nghĩa tình làng nghĩa xóm, tình thân tộc tình bằng hữu, tình huynh đệ v.v…. Người người đều kính nhường trao đổi kiến thức qua cuộc đàm thoại, qua các lể nghi phong tục cổ truyền ,tạo nếp sống văn hóa như là đồng nhịp điệu, nhưng vẩn là hạn cuộc tương đối trong đời ,muốn đến cứu cánh tối hậu phải thể nhập vào nền vân  hóa phật giáo, có phần thiêng liêng ,cao quý,chân thường hay bất diệt….
Trong ngạn ngữ của phật giáo có câu : vui thay hiếu kính chư  phật, vui thay hiếu kính chư vị Sa Môn, vui thay  hiếu kính Cha và vui thay hiếu kính Mẹ.
Đọc qua những câu ngạn ngữ trên chắc có nhiều người phải sanh tâm, trổi nhiều khái niệm trong lòng và đánh một dấu ? tại sao thầy cô giáo và anh chị em…không thêm vào nữa.
Xin thưa: trong câu phục nguyện: Thượng báo tứ trọng ân, hạ tế tam đồ khổ, cũng thể hiện lý Siêu nhiên viên giáo. _Trong bốn ân trọng đại, 1 Ân Tam Bảo, 2 Ân Tổ Quốc, 3 Ân Lục đạo chúng sanh trong muôn một, 4 Ân Cha Mẹ. ngoài ân Tam Bảo, và Ân Cha Mẹ: hai ân kia có anh em, chú bác, bạn hữu, thầy cô, bác sĩ và các nhà lãnh tụ….V..v đều phụng kính trọng ân.
Vấn đề cực đại trọng ân Tam Bảo. Trên là Phật, đấng toàn năng, toàn giác đã thị hiện làm giáo chủ cõi Ta Bà. Tôi xin trích 1 đoạn văn ở kinh sách “Yếu học tầm nguyên” trong trường hợp người Việt có duyên sự cúng mừng tân gia: phụng thỉnh thiên nhân sư, tổ sư, tam giáo, chi đạo sư tức là danh hiệu của bổn sư (THÍCH CA MÂU NI PHẬT). Giống như lời xưng tán của vị Tăng Xám Chủ đứng uy nghiêm hành lễ trước đại hùng Bửu Điện: Pháp Vương Vô Thương Tôn, Tam Giới Vô luân Thất, Thiên Nhân Chi Đạo Sư, Tứ Sanh Chi Từ Phụ….
Chắc hẵn các nhà bác học văn chương ngày xưa đã từng am hiểu Giáo pháp của Đức Phật và cũng là phật tử thuần thành, nên sáng tác nhiều đoạn văn trùng lập ý nghĩa trong kinh điển.
Trong kinh Vị Tằng Hữu Thuyết nhân duyên, Phật Bảo: Này La Hầu La, và vua Ba Tư Nặc cùng đại chúng : có 4 điều khó (nhân hữu tứ nang)  1 thân người khó được, 2 Phật pháp khó nghe, 3 duyên lành khó gặp, 4 Phật đạo khó thành.
Trong 4 điều khó như trên, người phật tử tài gia ngoan đạo phải nên học hỏi và hành trì được chừng nào tốt chừng nấy. điều cần thiết là phải vâng lời Phật dạy:

Người cư sĩ tại gia giữ 5 giới cấm (1 không xát sanh, 2 không trộm cắp, 3 không tà dâm, 4 không nói dối, 5 không uống rượu. Giữ trọn vẹn cac cuộc đời, được như thế là kiếp sau được làm thân người.

 

Nương vào 5 giáo điều răn dạy của Đức Bổn Sư, về sau đạo Nho đức Khổng Tử cũng đặt ra 5 yếu tố căng bản ngũ thường là: Nhân, Nghĩa, Lễ, Tín và Trí. Dạy người sống mẫu mực, khuôn phép, kỹ cương tạo một bản lĩnh gọi là người liêm sĩ, nói khác hơn là: người hành trì đúng thì tự thân cũng được gọi là con nhà gia giáo, con nhà mô phạm, dòng quý phái….
Chúng ta ngày nay được thân người, được học, hiểu giáo pháp cao minh, được hội tụ trong ngôi nhà chánh pháp, và được thể nhập cõi vĩnh hằng thanh tịnh, phải chăng? Nhiều đời kiếp về trước đã từng gieo trồng giống lành với ngôi Tam Bảo nên sanh ra kiếp nào cũng gặp chân Tăng, (sa môn) thay Phật thường xuyên dạy bảo, khuyên nhắc tu hành,  tạo một bản năng “Chân, Thiện, Mỹ”

Lịch sử lưu truyền (đạo Phật dân tộc Việt Nam) có một nền tảng triết học vững chải, bắt nguồn từ lòng hiếu kính, mặc dù buổi phôi thai, ấu trĩ chưa biết gì, đến khi trưởng thành người người đã được tắm mình trong ánh đạo từ Bi và trí tuệ. Ngoại trừ những đứa con ngỗ nghịch bê tha, hoang đường, làm cho Cha Mẹ phải khổ tâm, vì mỗi người con bất nhân, bất nghĩa, và thường than phiền rằng: “bất hiếu”. Vì vậy, chư vị Tôn Đức thường dạy: “ Đạo Phật là đạo hiếu, hạnh Phật là hạnh hiếu”

 

Thể theo “biện chứng pháp” hay là dịch hóa Pháp, nói khác hơn là duyên sinh” . từ khi chúng ta mở mắt chào đời, cất lên tiếng khóc oa oa, hẫm hút dòng sửa ngọt của Mẹ, là chúng ta có thiện cảm cùng Cha Mẹ và Cha Mẹ cũng có thiện cảm cùng chúng ta: qua 2 câu thơ dân Gian cũng thể hiện lòng rung cảm của đấng mẫu từ: “Mẹ Sinh Đứa Con Từ Lòng, Mẹ Ru Đôi Tiếng Từ Lòng Yêu Thương”. Như vậy, xung quanh chúng ta thuở ban đầu là nguồn sinh lực thánh thiện, nên cõi lòng hiếu kính của một nhà văn đã phát tiếng: trong vũ trụ có lắm kỳ quan tuyệt hảo,nhưng không có một kỳ quan nào đẹp bằng lòng Mẹ__và câu: Phụ Hề Sanh Ngã, Mẫu Hề Cúc Ngã, ai ai phụ mẫu sanh ngã cù lao, dục báo thâm ân, hữu thiên vọng cực; nghĩa là: Cha sanh ta, mẹ nuôi ta, ngậm ngùi thương Cha Mẹ sanh và nuôi nấng ta rất khó nhọc, muốn đền đáp ân sâu dày này ví như với tay lên trời cao chẳng cùng.

 

Thuở xưa xứ Ấn Độ, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. vị giáo chủ cõi Ta Bà, đã có hơn 2500 vị đệ tử xuất gia và lớp lớp đệ tử Cư Sĩ tại gia nhiều vô số kể. Một hôm Ngài nhận được tin vua Cha là Tịnh Phạn Vương hấp hối sắp băng hà, Ngài cùng tăng đoàn đến thành Ca Tỳ La Vệ viếng thăm. Nhân đó ngài Thuyết tứ pháp ấn (khổ, không, vô, thường, vô ngã) cho phụ vương nghe, trước khi trút hơi thở cuối cùng, Tịnh Phạn Vương đã lãnh hội và chứng quả Tu Đà Hoàn( nhập lưu)

 

Cũng từ cõi Nam Diêm Phù Đề này. Dưới cội  cây Tất Bát La, một hôm Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật bỗng dâng lên niềm hiếu kính trong cõi lòng, nhớ thương Thánh Mẫu Ma Da (từ khi sanh ra Ngài được bảy ngày là Thánh Mẫu Băng hà, sanh lên cõi trời Đạo Lợi) đức bổn sư cùng các vị đại đệ tử đã chứng được lục thông, lên cõi trời Đao Lợi Thuyết pháp cho thánh mẫu Ma Da. Ngày nay,  bộ kinh “Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện” được truyền tụng trên khắp  thế gian là từ thuở ấy.
Chứng tỏ Đức Phật có lòng đại hiếu vô lượng , nghĩa là đã chứng qủa Vô Thượng Bồ Đề chánh Đẳng giác mà không quên Ân sanh thành dưởng dục . “Đao Lợi thiên cung về viếng Mẹ, Ca Tỳ La Vệ đến thăm Cha”. Ngài còn nói:  Tất cả chúng sanh trong lục đạo là Cha Mẹ của Ngài. Do dó chư vị Bồ Tát truyền xứ, chư vị Bồ Tát Đa hạnh, và chư vị Bồ Tát sơ phát tâm, thuộc hệ tư tưởng đại thừa Phật giáo, tùy duyên hòa nhập vào mọi lãnh vực trong thế gian, hầu xoa dịu và làm vơi đi nỗi đau của nhân loại bằng những bài giảng Phật Pháp, bằng những tiếng kệ kinh cầu nguyện kệ hồng chung … Hòa lẫn tiếng chuông ngân êm ả, Thể nhập từ bi quán, đồng cảm cùng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và chư thánh chúng.

Ngày lẫn đêm toàn Đất Nước Việt Nam nói riêng, toàn Thế giới nói chung. Các tự viện, tịnh xá, niệm Phật Đường, có tứ bộ hằng thiết tha cầu nguyện cho tất cả chúng sanh trong lục đạo  được thấm nhuần Phật Pháp, được hưởng nhiều công đức và hướng đến cỏi Hoa Tạng Tạng Huyền Môn –Ngày nay dân tộc Việt Nam được sống một cuộc đời an lành  thịnh vượng, tin tưởng tương lai người người thắp sáng niềm hiếu kính và thể hiện tình thân thương nhân loại máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn.

 

Đặng Văn Đỉnh

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Mục lục bài viết: Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả

Tây Ninh: Bế mạc Khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 trong niềm hoan hỷ

Mục lục bài viết: PHĐS: Lễ bế mạc Khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 được khép lại trong niềm hoan hỷ của người con Phật, buổi lễ bế mạc được tổ chức lúc 9h sáng, diễn ra tại giảng đường Giác Huệ, tịnh xá Trúc Lâm xã Tây Thạnh, huyện Tân Biên,

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Mục lục bài viết: Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này

Gập ghềnh con đường đến trường

Mục lục bài viết: Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức

Sống tích cực là con đường tới thành công

Mục lục bài viết: Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Mục lục bài viết: Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Mục lục bài viết: Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Mục lục bài viết: Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều