Những thang thuốc nghĩa tình

Hình Những thang thuốc nghĩa tình
- Tác giả: admin
Mục lục bài viết:

Phòng khám từ thiện chùa Long Thạnh (1C, khu phố 4, phường Thạnh Xuân, quận 12, TPHCM) từ lâu đã trở thành điểm đến của nhiều bệnh nhân nghèo mắc các bệnh về huyết áp, thoái hóa cột sống, tai biến, viêm xoang… Ni trưởng Thích Nữ Tịnh Mẫn, viện chủ chùa Long Thạnh là người đã thành lập phòng khám từ thiện này vào năm 2000 và Sư cô – bác sĩ Thích Nữ Chúc Phượng đảm trách chuyên môn.

Cơ sở vật chất ban đầu của phòng khám là những khoảng trống trong chùa, phòng khách, phòng học, nhà kho bếp… đều được tận dụng để làm nơi khám, trị vật lý trị liệu, kho chứa thuốc nam. Thời gian đầu, sư cô – bác sĩ Thích Nữ Chúc Phượng vận động một số Phật tử cùng cáng đáng mọi công việc của phòng khám. Dần dần “tấm lòng đến với tấm lòng”, nhiều lương y, kỹ thuật viên đã tình nguyện về giúp sư cô phát triển phòng khám.

Đến nay, nhân sự phòng khám đã ổn định, gồm 1 bác sĩ Đông y, bác sĩ gia đình là sư cô Chúc Phượng (trưởng phòng) cùng 5 lương y, kỹ thuật viên. Tất cả họ cùng chung một tấm lòng, đều đặn vào mỗi sáng thứ ba, thứ bảy, chủ nhật hàng tuần phòng khám hoạt động điều trị miễn phí cho bệnh nhân nghèo.

Những thang thuốc nghĩa tình image-1732287839519

Sư cô – bác sĩ Thích Nữ Chúc Phượng đang khám cho bệnh nhân tại phòng khám từ thiện chùa Long Thạnh

Kinh phí hoạt động phòng khám mỗi tháng trên dưới 10 triệu đồng. Sự tùy hỷ hảo tâm của thập phương bá tánh đóng góp cho phòng khám không thấm vào đâu so với số lượng bệnh nhân ngày một đông. Vì thế, để có thêm nguồn kinh phí hoạt động, ngoài việc điều hành phòng khám, sư cô Thích Nữ Chúc Phượng còn làm thêm ở Trung tâm Y tế dự phòng quận Gò Vấp để có thêm thu nhập mua thuốc nam, y cụ duy trì hoạt động phòng khám.

Lương y Trần Thanh Bình (64 tuổi, cán bộ về hưu) cho biết, đều đặn suốt 10 năm qua, ông đã vượt 20km từ quận 8 đến quận 12 để đến phòng khám làm công việc từ thiện này vào các ngày phòng khám mở cửa. Lương y Huỳnh Văn Nên (51 tuổi, làm ở phòng khám chùa Long Thạnh từ 2 năm nay) tâm sự: “Ban đầu vợ con cũng nói ra nói vô, vì cho rằng mình cứ “vác tù và hàng tổng”, hết phòng khám từ thiện này đến phòng khám từ thiện khác. Dần dà rồi vợ con cũng hiểu và không ai nói nữa, bởi họ đã nhận ra ý nghĩa tốt đẹp của việc làm này”.

Thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân đã đến với phòng khám ngày càng đông, cơ sở vật chất của phòng khám không đủ đáp ứng. Trước tình hình đó, để có cơ sở tốt nhất tổ chức khám bệnh và phát thuốc cho người nghèo, Ni trưởng Tịnh Mẫn và sư cô Chúc Phượng quyết định xây dựng Phòng khám bệnh từ thiện tại một địa chỉ mới (cách chùa khoản 50 mét) với cơ sở vật chất rộng rãi và các thiết bị khám chữa bệnh cho bệnh nhân cũng được trang bị nhiều hơn.

Tiếp xúc với các bệnh nhân vừa được khám bệnh xong, chúng tôi ghi nhận được tình cảm của họ đối với các bác sĩ, lương y nơi đây. Cụ Nguyễn Thị Bảy (73 tuổi) từ chỗ bị tai biến nằm liệt giường đến nay đi lại vui vầy với con cháu; cụ Trương Trung Hoài (76 tuổi) bị khớp, cột sống có gai khi đến phòng khám điều trị đã dần khỏi, có thể đi chùa, làm việc lặt vặt trong nhà. Tất cả họ đều có nhận xét chung: “Sư cô Thích Nữ Chúc Phượng và các lương y ở phòng khám từ thiện có tấm lòng thật thơm thảo. Họ đã sống tốt đạo, đẹp đời với cái tâm rất sáng trong và từ bi của những người con Phật. Những người nghèo chúng tôi luôn biết ơn họ!”.

Chia tay những tấm lòng thơm thảo ở phòng khám từ thiện chùa Long Thạnh, tôi ấn tượng mãi câu nói của sư cô, bác sĩ Chúc Phượng: “Thấy người lành bệnh, tiếp tục sống khỏe, sống vui là niềm hạnh phúc nhất của những người hành nghề y giúp đời như chúng tôi”

Trường An

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Mục lục bài viết: Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả

Chư hành giả cùng ôn lại tư tưởng giải thoát của Hòa thượng Giác Huệ

Mục lục bài viết: PHĐS: Như mọi ngày, 8g sáng ngày 5/12/2024 (nhằm 5/11/Giáp Thìn) chư hành giả vân tập về giảng đường Giác Huệ cùng nhau lắng nghe sự chia sẻ từ Hoà thượng Giác Pháp, UVHĐTS, Phó thường trực Ban thường trực Giáo phẩm Hệ phái, phó Ban tổ chức khoá tu về

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Mục lục bài viết: Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này

Gập ghềnh con đường đến trường

Mục lục bài viết: Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức

Sống tích cực là con đường tới thành công

Mục lục bài viết: Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Mục lục bài viết: Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Mục lục bài viết: Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Mục lục bài viết: Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều