Nhật Bản là nơi có nhiều chùa Phật giáo, nhưng nhiều chùa đang phải đối mặt với thực tế thiếu người trụ trì…
Một cuộc khảo sát do tờ Kyoto Shimbun đưa ra tuần này cho thấy gần 13.000 trong số khoảng 75.000 ngôi chùa ở nước này không có trụ trì thường trú hoặc đồng quản lý bởi trụ trì của các ngôi chùa khác.
Tình trạng chùa thiếu nhà sư ở Nhật diễn ra nhiều năm qua và là điều báo động…
Tình hình đặc biệt nghiêm trọng ở các vùng nông thôn do sụt giảm dân số, hoặc tự nhiên hoặc do di cư đến các thành phố, một phát ngôn viên của giáo phái lớn nhất trong cuộc thăm dò đã nói với Nikkei Asian Review.
Cuộc thăm dò bao gồm 62.600 ngôi chùa – hay hơn 80% các ngôi chùa ở Nhật Bản – thuộc 13 giáo phái thì có khoảng 12.964 chùa hoặc khoảng 20% không có trụ trì thường trú.
Phát ngôn viên của giáo phái Soto, giáo phái thiền lớn nhất Nhật Bản, giám sát 14.521 ngôi chùa cho biết: “Với sự suy giảm dân số ở nông thôn, chúng ta đang chứng kiến nhiều ngôi chùa không đủ giáo dân để duy trì. Trong đó, khoảng 22% không có trụ trì thường trú. Một số trụ trì cao cấp, hay jyushoku trong tiếng Nhật, có thể quản lý tới 6 hoặc 7 ngôi chùa nhỏ.
Một số ngôi chùa, đặc biệt là những khu vực miền núi với các cộng đồng đang bị thu hẹp, đã bị bỏ rơi vì không có đủ người bảo trợ cho các hoạt động, phát ngôn viên cho biết.
Theo truyền thống, các ngôi chùa Phật giáo là trụ cột của các cộng đồng, cung cấp tang lễ, dịch vụ tưởng niệm, tư vấn tâm linh và quản lý các ngôi mộ gia đình. Họ dựa vào lệ phí nghi lễ và tiền thu được từ những người ủng hộ địa phương.
Tuy nhiên, giá tang lễ cao – phí lễ nghi và các dịch vụ liên quan có thể lên tới 20.000 USD – đã khiến cho nhiều người Nhật Bản tìm kiếm các giải pháp rẻ hơn. Điều này đang có ảnh hưởng đến tài chính của các ngôi chùa.
Vấn đề này đã được nhiều tổ chức Phật giáo nêu ra. Một số trụ trì đã mở các quán bar và quán cà phê theo chủ đề Phật giáo để tôn giáo này trở nên hợp thời hơn và làm cho trở nên dễ tiếp cận hơn đối với quần chúng.
Tương lai, tuy nhiên, có vẻ tồi tệ, do dân số giảm tại Nhật Bản và cuộc di dân đang diễn ra từ nông thôn đến các thành phố.
“Tình hình đã không thay đổi trong thập kỷ qua”, phát ngôn viên của phái Soto nói. “Chúng tôi có các trụ trì, nhưng không có ích lợi gì trong việc đưa họ đến các ngôi chùa ở những khu vực không có hoạt động kinh tế”.
Văn Công Hưng
(theo Nikkei Asian Review)