Luận án tiến sĩ sở nghiên cứu quốc văn Đại học quốc lập sư phạm Đài Loan Nghiên cứu về Hàn Văn Công bài bác Đạo Phật 韓文公闢佛的研究 Nghiên cứu sinh: LÊ QUANG LIÊN (HT. THÍCH TỊNH HẠNH). Giáo sư hướng dẫn: tiên sinh LÂM DOÃN và ÂU DƯƠNG CHÍ. Dịch giả: NGUYỄN THÀNH SANG. Niên tác: tháng 7 năm Trung Hoa Dân Quốc thứ bảy mươi (1981) Niên dịch: tháng 7 năm 2016.
Nghiên cứu về Hàn Văn Công bài bác Đạo Phật
Tôi là một vị Tỳ-khưu Việt Nam, thuở nhỏ cắt tóc, kính thờ Phật Pháp. Lúc còn ở Việt Nam, từng đọc các sách về Văn học, Triết học Trung Quốc dịch Việt, rất hâm mộ phong cách khiêm cung nhã nhặn của những bậc quân tử Trung Quốc thuở xưa, vấn vương trong lòng, không lúc nào quên. Sau này lại nghe chuyện Hàn Dũ bài Phật, tự nghĩ làm lạ. Trong tim mắt của tôi thì nhà Nho là những kẻ sĩ độ lượng rộng rãi, phục nghĩa tòng thiện[1], không nên làm chuyện bài bác chê bai đối với Phật Pháp vốn từ bi lợi vật, nghĩa lý rộng sâu, huống chi là Phật Pháp đời Đường huy hoàng xán lạn; Việt Nam cũng nhờ ảnh hưởng của nó mà được thấm nguồn ơn [Phật Pháp]. Việt Nam lấy [đạo] Phật làm chủ, nhưng nghe nói hai nhà Nho và Đạo cũng lưu hành tự nhiên, chưa từng nghe có ai nói lời cấm đoán cả; Hàn Dũ lấy thân phận là nhà nho mà lại dùng lời lẽ bài báng Phật Pháp lúc đang giáo hóa thịnh hành, xét lí do mà ông giữ thái độ như vậy dường như lại rất không thỏa đáng, thế nên có một chút nghi ngờ nảy sinh trong lòng.
Tôi bắt đầu nhiệt thành nghiên cứu văn hóa Trung Quốc, rồi năm 1969 (năm Dân Quốc thứ năm mươi tám), Bộ Giáo dục Việt Nam bảo lãnh tôi sang Đài Loan du học, vào Sở Nghiên cứu Văn hóa trường Đại học Sư phạm, sớm hôm ôn nhuần cổ tịch Trung Quốc. Lúc rảnh rỗi ngoài buổi học, tôi khảo sát hoàn cảnh của Phật giáo Đài Loan, tiếp xúc với các vị đại đức trong đạo. Tôi phát hiện là Phật giáo Đài Loan đang phát triển, chẳng luận là bất kỳ về phương diện nào mà nói, so với các nước thờ Phật ở vùng Đông Á quả là không nơi nào lí tưởng bằng. Vì vậy mà tới Đài Loan chưa bao lâu tôi đã quyết chí sẽ ở lại đây lâu dài để cống hiến một chút sức lực mỏng manh nhằm nâng đẩy Phật giáo phát triển.
Phật giáo Đại Thừa đề xướng Bồ-tát hạnh (Bodhisattva-caryā), lấy tinh thần đời đời để làm sự nghiệp nhập thế. Tôi dùng sự thể nghiệm của mình quyết không lẩn tránh với bất kỳ một tư tưởng học phái nào khác trong nguyện lực nhập thế độ đời. Tôi xuất gia từ nhỏ, vừa lớn lên đã theo làm việc công tác giáo hóa xã hội, chưa bao giờ có ý nghĩ chán đời lánh đời, trong quá trình phục vụ, Phật Pháp làm sung mãn tinh thần của tôi, xã hội cũng làm sung mãn đời sống của tôi. Phật Pháp thật là động lực vốn dĩ để tôi phục vụ xã hội, Phật Pháp mà tôi thể nghiệm được là sức sống thật hài hòa và sung mãn, Phật giáo trong tâm trí của tôi là “Phật giáo của xã hội”, “Phật giáo của nhân gian”. Lục Tổ Huệ Năng đại sư nói: “Phật Pháp tại thế gian, chẳng lìa thế gian giác”[2]. Hai câu nói này không chỉ là huyền đàm[3], mà cũng là chân lý, Phật giáo ắt hẳn phải thỏa đáng xã hội hóa, phải cùng tiến với thời gian, không ngừng cách tân, vĩnh viễn kết hợp cùng với xã hội.
Sự phát triển của Phật giáo Trung Quốc một mặt khá là thiên hướng về sự ẩn dật rừng núi. Phật giáo ẩn dật chốn núi rừng thật là có chỗ thù thắng, có thể nắm được cảnh giới siêu thoát thiêng liêng rỗng lặng, làm thanh sạch lặng yên những ưu phiền của ngũ trược ác thế[4] dành cho những người dùi mài cầu tiến, ban cho gậy hét[5] đối với những bọn cong vạy sai tà, bày tỏ thật khuyên. Phật giáo khi trở thành đối tượng tín ngưỡng của đại chúng thì cần phải có chế độ hoàn thiện hơn, tăng tài đông đảo hơn, đi vào công tác thực tế có tính xã hội, đem tâm từ bi ban rải đến khắp mọi tầng lớp của nhân sinh. Tín đồ Phật giáo không chỉ quán sát đến cái khổ đời người như sinh, lão, bệnh, tử mà còn phải tham gia giải quyết những vấn đề không thể tránh khỏi của kiếp nhân sinh. Trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc, những công tác phúc lợi mang tính xã hội kỳ thật cũng làm được không ít, đáng để ghi thành chuyện quan trọng, chỉ là Phật giáo trong trình độ phát đạt của Trung Quốc thời xưa mà nói, trong sự tương đối thì có những điều dễ khiến người ta phớt lờ đi, vì vậy mà nảy sinh nhiều sự ngộ nhận, nếu phương diện này có thành tựu lớn hơn thì Phật giáo sẽ ngày càng rực rỡ cùng với những lí luận hoàn mỹ của nó, thì sẽ không dẫn đến ngộ nhận rồi nảy sinh những nghị luận bài báng Phật giáo.
Hàn Dũ là một nhà văn học, mặc dù là tự sống bằng sự kế thừa “Đạo thống”[6], nhưng thành tựu về mặt tư tưởng thì cũng không có gì đáng kể, chuyện ông bài Phật thì nó đi ra từ nhiều ngộ nhận lắm; các đại đức Phật giáo thuở xưa như đời triều Tống có Khế Tung pháp sư, Trương Thương Anh đều có sự biện chính[7] nghiêm túc, đáng tiếc là mặc dù họ phản bác những ngộ nhận của Hàn Dũ, nhưng vẫn chưa thể phân tích cho thỏa đáng về giáo lý đạo Phật, làm rõ hạnh nguyện Bồ-tát; vì vậy tôi mới lựa chọn đề mục này để soạn thành luận văn, vâng theo tích xưa của cổ đức để góp phần vào kho tàng tinh hoa của Phật giáo.
Từ khi du học ở Đài Loan đến nay, đều nhờ ơn dạy dỗ tận tình của các bậc sư trưởng ở Đại học Quốc lập Sư phạm mà khiến cho một kẻ học tử nước ngoài như tôi được thấm đẫm gió xuân, ích lợi vô ngần. Thời gian khi tôi viết bài lại nhờ ơn chỉ dạy chỉnh sửa từ hai vị thầy là Lâm Cảnh Y (Lâm Doãn) và Âu Dương Vô Úy (Âu Dương Chí), cũng như nhờ những vị đồng học ở Sở nghiên cứu Phật học Linh Sơn giúp đỡ sao chép và hiệu đối, vào cái ngày bài luận văn này được hoàn thành, kính xin có lòng cảm tạ quý vị vô cùng, nhớ mãi không quên.
Lê Quang Liên viết
Thích Tịnh Hạnh
Mục Lục
TỰ GIỚI THIỆU 2
Chương I. CUỘC ĐỜI VÀ TƯ TƯỞNG CỦA HÀN DŨ 5
1. Gia thế và cuộc đời Hàn Dũ 5
a. Gia thế 5
b. Cuộc đời 17
2. Tư tưởng của Hàn Dũ 39
a. Tôn thờ Nho đạo 39
b. Chống đối Phật – Lão 49
Chương II. TƯ TƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO KHI TRUYỀN VÀO TRUNG QUỐC 59
1. Chủ trương của Tiểu Thừa Phật giáo 63
(a). Tam Pháp Ấn 67
(b). Tứ Đế 71
2. Chủ trương của Đại Thừa Phật giáo 105
a. Ý nghĩa của Đại Thừa 105
b. Phát Bồ-đề tâm và lập nguyện của Đại Thừa 110
c. Phương pháp thực tiễn của bậc Đại Thừa 131
d. Quả vị của Đại Thừa 152
3. Các tông phái Phật giáo 175
a. Câu-Xá Tông (Tiểu Thừa) 176
b. Thành Thật Tông (Tiểu Thừa) 180
c. Tam Luận Tông 181
d. Pháp Tướng Tông 183
e. Niết-Bàn Tông 189
f. Thiên Thai Tông 192
g. Hoa Nghiêm Tông 202
h. Thiền Tông (Đại Thừa) 208
i. Luật Tông (Đại Thừa và Tiểu Thừa) 222
j. Tịnh Độ Tông (Đại Thừa) 224
k. Chân Ngôn Tông (Đại Thừa) 228
Chương III. NHỮNG PHẢN ỨNG CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO TRƯỚC THỜI HÀN DŨ 238
1. Nhà Đông Hán 238
a/ Sư dịch và Kinh dịch thời Đông Hán (25 – 220 Tây lịch) 240
b/ Người xuất gia tin Phật 240
c/ Người tại gia tin Phật 240
d/ Bài Phật 243
2. Tam Quốc 244
a/ Sư dịch và Kinh dịch thời Tam Quốc 244
b/ Người xuất gia tin Phật 247
c/ Người tại gia tin Phật 247
3. Lưỡng Tấn (265 – 420 Tây lịch) 249
a/ Sư dịch và Kinh dịch thời Tây Tấn (265 – 316 Tây lịch) 250
b/ Sư dịch và Kinh dịch thời Đông Tấn hay Ngũ Hồ 251
c/ Người xuất gia tin Phật 254
d/ Người tại gia tin Phật 263
4. Nam triều 265
a/ Sư dịch và Kinh dịch thời Lưu Tống (420 – 478 Tây lịch) 274
b/ Người xuất gia tin Phật 276
c/ Người tại gia tin Phật 277
d/ Bài Phật 280
5. Bắc triều 282
a/ Sư dịch và Kinh dịch thời Nguyên Ngụy, Bắc Tề và Bắc Chu (439 – 581) 288
b/ Người xuất gia tin Phật 290
c/ Người tại gia tin Phật 290
d/ Kẻ bài Phật hủy Phật 296
6. Đời Tùy 299
a/ Sư dịch và Kinh dịch đời Tùy 301
b/ Người xuất gia tin Phật 303
c/ Người tại gia tin Phật 306
7. Đời Đường 307
a/ Dịch Kinh đời Đường 314
b/ Người xuất gia tin Phật 319
c/ Người tại gia tin Phật 332
d/ Bài Phật 342
8. Lời bình kết 343
Chương IV. LÍ LUẬN BÀI BÁC ĐẠO PHẬT CỦA HÀN DŨ 347
1. Phật giáo trái ngược luân lí 347
a/ Phật giáo làm trái đạo đức nhân nghĩa 348
(a.a). Lí luận của Hàn Dũ đối với đạo đức nhân nghĩa 349
(a.b). Lí luận của Nho gia đối với đạo đức nhân nghĩa 350
b/ Phật giáo bỏ đi lẽ vua tôi cha con, lo sửa bên trong mà quên bên ngoài 432
c/ Phật giáo cấm sinh dưỡng, thanh tịnh tịch diệt, không sinh nhai 496
2. Tạp luận 502
a/ Phật giáo cầu phúc được họa 502
b/ Phật là người Di Địch (man rợ) 507
c/ Không nên cúng dường xá-lợi 511
KẾT LUẬN 558
Phụ Lục: “BỒI DƯỠNG NHÂN TÀI PHẬT GIÁO VÀ KẾ HOẠCH HOẰNG PHÁP” 562
1. Lời nói đầu 562
2. Mục đích 563
3. Các bước thực hiện 563
4. Kết Luận 567
THƯ MỤC THAM KHẢO CHỦ YẾU 572