Phương châm giáo dục của phật giáo là phá trừ triệt để “ mê tín”. Các thầy thường giảng “ phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui”, vậy Mê là gì?
Là không rõ chân tướng của bản thân, của hoàn cảnh sống, do không hiểu rõ chân tướng thì sẽ thấy sai, suy nghĩ sai. Một khi đã thấy sai, suy nghĩ sai dẫn đến làm sai, mà kết quả của việc làm sai chính là đau khổ. Nếu như một người đối với chân tướng của vũ trụ nhân sinh, có thể thấu hiểu thông suốt, không suy nghĩ sai, không thấy sai, không làm sai thì kết quả chắc chắn là an vui. Cho nên “phá mê khai ngộ” là từ cái nhân đã nói ở trên, “lìa khổ được vui” là từ cái quả đã nói ở trên.
Để đạt được mục đích này, Phương châm của việc giảng dạy và học hỏi phật pháp là “ phá trừ mê tín, mở thông trí tuệ”. Nếu chúng ta có năng lực phân biệt được hoàn cảnh thực tại, biết rõ đâu là Chân – Vọng, Tà – Chánh , phải – Trái, cho đến Thiện – Ác, Lợi – Hại. Sau đó mới giúp đỡ tất cả chúng sanh, thiết lập lý trí, hiểu biết, phấn đấu, lạc quan hướng thượng về lòng từ bi đối với vũ trụ nhân sinh quan.
Qua đó có thể thấy Phật giáo đã không phải là tiêu cực, cũng không phải là lạc hậu. Phật giáo có thể đem đến cho chúng ta những lợi ích chân thật.
Trường trung cấp Phật học Đồng Nai (xã Phước Tân, TP.Biên Hòa) đã đào tạo hàng ngàn tăng, ni sinh cho cả nước.
Trong kinh Vô Lượng Thọ có ghi : Phật giáo đã giúp chúng ta giải quyết vấn đề khổ đau của tất cả chúng sanh, nếu trong cuộc sống mỗi chúng ta có được hạnh phúc an vui, gia đình ấm no hạnh phúc, xã hội công bằng văn minh, đất nước giàu mạnh, thế giới hòa bình, thì đây chính là mục tiêu của Phật giáo ở thế gian. Cho đến mục tiêu sau này là đoạn trừ phiền não, ra khỏi tam giới, lợi ích thù thắng thì càng không thể nghĩ bàn. Cho nên mọi người hãy nhận thức rõ ràng, thành quả của việc giảng dạy và học hỏi Phật pháp sẽ đem lại cho chúng ta cái Chân, Thiện, Mỹ, Trí Tuệ và hạnh phúc chân thật vĩnh hằng.
Quảng Tráng dịch