Từng ở chùa nhiều năm, tôi hiểu thấm thía biệt ngữ Phật giáo CÔNG QUẢ vì bản thân đi trên con đường ấy để tiếp cận Phật giáo.
Đại Nghĩa thích làm công quả ở chùa
Ngày nay cơ sở Phật giáo có ở mọi miền đất nước, khác nhau về qui mô kiến trúc hay só lượng tu sĩ tu tập, lịch sử… nhưng, ở đâu cũng cần và duy trì lao động công qủa của Phật tử, và nếu thiếu nguồn lực ấy Chùa chiền khó lòng duy trì sinh hoạt phật sự bình thường: vệ sinh, điều hành, làm kinh tế.. Mọi sự đều có mồ hôi đóng góp của nam nữ phật tử. Có những thiền viện rộng lớn mấy héc – ta, đa đoan công việc và phật tử như đàn kiến chăm chỉ thu vén hết thảy, tươm tất. Nói vui, nếu tính toán công lao động theo thị trường, không chùa chiền nào chịu nổi các con số thanh toán cao ngất hàng ngày!
Phật giáo hay mọi tôn giáo, nơi sinh hoạt tinh thần là trọng, người công quả tham gia lao động như cách cúng dường Chư Phật nhưng quan yếu nhất chính là thông ua thời gian sống trong không gian thiền, tiếp xúc các bậc xuất gia và đối diện tam bảo, Phật tử trãi nghiệm sự học tập trực quan sinh động nhất. Họ thấm từng câu kinh điển trên tường, ngôn phong cốt cách tu sĩ và oai nghi nhà Phật, trãi nghiệm ấy ý nghĩ biết bao?
Lao động nào cũng đượm mồ hôi, nhưng công quả có tính thiêng và kết thúc công việc, người phật tử dù ở nhà bếp hay vườn thuốc, hậu liêu hay chánh điện..đều thu hoạch sự tăng trưởng tâm linh, niềm tin, giác ngộ… Điều này đúng cả khi nhìn dưới góc độ sư phạm học hiện đại, giáo dục lao động có ý nghĩa quan yếu trong mọi “kênh” giáo dục. Tay lao tác, tâm thiền, và trong thinh gian thánh thót trần hùng tiếng chuông ngân…..Mỗi ngày qua cứ như một khóa tu.
Tôi từng biết nhiều anh chị em, thậm chí chưa quy y, xuất thân và hoàn cảnh bụi bặm, dường quay vè bờ hơi xa, họ – do hạn chế nhiều mặt- khó tiếp cận con đường giác ngộ bằng kênh tu học chính quy bài bản, công phu trì niệm.. Nhưng lại rất dễ nhập cuộc lao động công quả và tháy dần ánh sáng Phật pháp qua con đường này, hợp cơ duyên. Có gì cuốn hút hơn hình ảnh hàng chục thanh niên mình xăm vằn vện, nhân dáng hầm hố, nhưng ngoan ngoãn lao lác trong chốn thiền- chính thân nhân họ nhìn cũng ngỡ ngàng. Với họ, công quả thực sự là pháp tu thích hợp nhất và họ đóng góp không ít cho giáo hội, cơ sở phật giáo cụ thể và thăng tiến tinh thần cho chính bản thân.
Lao động công quả đồng thời là công phu, diều này không cần bàn nhiều vì đương nhiên vậy.
Chút xíu, đã vậy; bạn nghĩ sao về “pháp môn” này?
Bạc Liêu, 17/7/2017
Nguyễn Thành Công