Kinh khuôn dấu chánh pháp của bậc thánh

Hình Kinh khuôn dấu chánh pháp của bậc thánh
- Tác giả: admin
Mục lục bài viết:

1. Tôi nghe như vậy: Một thời, đức Thế Tôn trú tại nước Śrāvastī (Xá-vệ quốc), cùng với đại Bí-sô Tăng.

Kinh khuôn dấu chánh pháp của bậc thánh image-1731933315751

Bấy giờ, đức Thế Tôn dạy:

“Này các Bí-sô, nên biết! Hôm nay ta sẽ công bố cho các con: “Khuôn dấu Chánh Pháp của bậc Thánh”. Các con phải nên bằng tâm tư lắng trong, lắng nghe kỹ lưỡng và ghi nhớ rõ ràng. Hãy khéo tư duy như thế!”

Lúc bấy giờ, các vị Bí-sô thưa: “Thật tuyệt vời thay, bạch Thế Tôn! Xin ngài chỉ dạy, chúng con ước muốn nghe”.

2. Khi ấy, Thế Tôn dạy: 

a. “Này các Bí-sô! TÁNH KHÔNG: không thể nắm bắt, không có ấn tượng sai lầm, không có sanh khởi, không có tận diệt, và thoát ly mọi nhận thức.

“Tại sao vậy? Vì TÁNH KHÔNG: không có vùng hoạt động, không có hình thái, không có ấn tượng, nó vốn không có sự sinh khởi, không phải chỗ mà nhận thức có thể vươn tới, vì thoát ly mọi vướng mắc.

“Do thoát ly mọi vướng mắc, nên hết thảy pháp nó đều dung nhiếp, mà dựng dậy sự nhận thức bình đẳng, tức là nhận thức tuyệt đối vậy.

“Này các Bí-sô, nên biết! TÁNH KHÔNG là như vậy, các pháp cũng như vậy. Cho nên gọi là “Khuôn dấu Chánh Pháp”.

b. “Lại nữa, này các Bí-sô!  “Khuôn dấu Chánh Pháp” này, chính là: ba cửa ngõ giải thoát, là pháp căn bản của chư Phật, là đôi mắt của chư Phật, và là định hướng của chư Phật.

“Vì vậy, các con hãy lắng nghe kỹ lưỡng, ghi nhớ rõ ràng và chiêm nghiệm đúng như thế.”

“Lại nữa, này các Bí-sô! Nếu có hành giả nào muốn tu tập, thường đi đến giữa núi rừng, hoặc dưới gốc cây, hoặc những nơi thanh vắng, thì nên chiêm nghiệm rằng:

“Sắc (khối vật chất) là khổ đau, là TÁNH KHÔNG, là (sát-na) vô thường, cần phải sinh khởi sự nhàm chán và thoát ly chúng, để dựng lập nhận thức bình đẳng.

Cũng như thế, chiêm nghiệm: Thọ (cảm thọ), tưởng (ấn tượng), hành (vận hành) và thức (nhận thức), là khổ đau, là TÁNH KHÔNG, là vô thường, cần phải sinh khởi sự nhàm chán và thoát ly chúng, để dựng lập nhận thức bình đẳng.

Này các Bí-sô! Các uẩn vốn là KHÔNG trong tự tính, do tâm mà sinh khởi, khi tâm pháp diệt tận rồi, thì các uẩn không còn hiện khởi.
Thấu suốt rõ ràng như thế, tức là trực tiếp giải thoát, đã trực tiếp giải thoát, thì thoát ly mọi nhận thức, gọi là “CỬA NGÕ GIẢI THOÁT: TÁNH KHÔNG”.
Lại nữa, khi đã đứng vững trong tam-muội, chiêm nghiệm các đối tượng vật chất, thấy hết thảy chúng đều diệt tận, và thoát ly mọi ấn tượng.

Cũng như thế, âm thanh, mùi hương, vị nếm, xúc chạm và các pháp cũng đều diệt tận, thoát ly mọi ấn tượng. Chiêm nghiệm như vậy, gọi là “CỬA NGÕ GIẢI THOÁT: KHÔNG CÓ ẤN TƯỢNG”.

Thể nghiệm cửa ngõ giải thoát này rồi, liền thành tựu được nhận thức trong sạch. Do sự trong sạch đó, nên tham, sân và si hết thảy chúng đều diệt tận. Những pháp ấy diệt tận rồi, thì liền dựng dậy được nhận thức bình đẳng.

Đã dựng dậy được nhận thức này rồi, tức là thoát ly kinh nghiệm về tự ngã, cùng với kinh nghiệm về sở hữu của tự ngã. Liền thông suốt hoàn toàn về mọi kinh nghiệm: không có sự sinh khởi, không có chất liệu của tồn tại.

Lại nữa, đã thoát ly kinh nghiệm về tự ngã rồi, tức không còn sự thấy, sự nghe, sự cảm nhận và sự nhận biết.

Tại sao vậy? Do bởi các dữ liệu và điều kiện, mà các Thức sinh khởi. Thì các dữ liệu và điều kiện đó, cùng với Thức được sinh khởi, hết thảy chúng đều vô thường. Vì chúng vô thường, nên Thức không thể thủ đắc. Thức và Uẩn đã không, thì không có chỗ tạo tác. Gọi là “CỬA NGÕ GIẢI THOÁT: KHÔNG CÓ TẠO TÁC”.

Thể nghiệm cửa ngõ giải thoát này rồi, thì biết pháp tuyệt đối; đối với Pháp không còn vướng mắc, và chứng nghiệm pháp tịch diệt.

3. Phật dạy:

Này các Bí-sô! “Ba cửa ngõ giải thoát” như thế chính là “Khuôn dấu Chánh Pháp của bậc Thánh”. 
Này các vị Bí-sô! Nếu người nào căn cứ theo đó mà tu tập, thì thành tựu được nhận thức trong sạch.
Bấy giờ, các vị Bí-sô, nghe Pháp thoại này xong, đều hoan hỷ phấn chấn, vâng lãnh thánh giáo của Thế Tôn.

(Cf. Peking [P. No.] 0869, mdo sna tshogs, tsu, 81b1-84b7 (vol.34, p.286) Derge [D. No.] 0203, mdo sde, tsha 78a4-81b2. Narthang [N] ma 127a5-132b2. Kinsha [Kinsha] – Colophon phags pa chos kyi phyag rgya zhes bya ba theg pa chen po’i mdo /rdzogs so // // (tsu, 84b7).
(Ghi chú: Vì bản dịch Sanskrit của kinh này hiện chưa tìm thấy, nên bản dịch về cơ bản sẽ được y cứ trên bản dịch Tây Tạng, và tham khảo bản Hán dịch của Thi Hộ).

PL. 2560
Bí-sô Phước Nguyên

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Mục lục bài viết: Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả

Chư hành giả cùng ôn lại tư tưởng giải thoát của Hòa thượng Giác Huệ

Mục lục bài viết: PHĐS: Như mọi ngày, 8g sáng ngày 5/12/2024 (nhằm 5/11/Giáp Thìn) chư hành giả vân tập về giảng đường Giác Huệ cùng nhau lắng nghe sự chia sẻ từ Hoà thượng Giác Pháp, UVHĐTS, Phó thường trực Ban thường trực Giáo phẩm Hệ phái, phó Ban tổ chức khoá tu về

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Mục lục bài viết: Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này

Gập ghềnh con đường đến trường

Mục lục bài viết: Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức

Sống tích cực là con đường tới thành công

Mục lục bài viết: Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Mục lục bài viết: Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Mục lục bài viết: Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Mục lục bài viết: Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều