Post: : Admin

Nói vậy nghe trái khoáy vì sự nghèo đói thiếu thốn tinh thần – vật chất vốn là vết nhức suốt chiều dài lịch sử tồn tại của nhân loại và thường trực đe dọa từng thân phận trong mọi nền kinh tế thăng trầm ngày nay



Ai cũng có khả năng nghèo trước thiên tai- biến động thị trường – chiến tranh và vô số nguyên nhân: một đại gia kêch sù dễ dàng bị rỗng túi vì một chứng bệnh nan y hay đỗ vỡ hôn nhân, một tai nạn bất kỳ nào đấy.. Chính vì thế – có lẽ-  ngành bảo hiểm ngày càng ăn nên làm ra tỉ lệ thuận với tốc sự phát triển kinh tế?!


Trong thế giới ngày nay, khi nhân loại đã đi qua thời kinh tế tự cấp tự túc- hái lượm hàng nghìn năm, khoa học công nghệ tiến nhanh vượt bực, tích lũy xã hội tăng cao ngất, năng suất lao động cao..vậy mà sự nghèo đói vẫn có ở mọi  nơi! Ngày xưa người ta làm để ăn mặc giản đơn và rèn gươm giáo phòng vệ hay tấn công, ngày nay sự hưởng thụ chóng mặt vượt mọi cân đô thời trước và kho vũ khí – khí tài dự phòng của mọi quốc gia ngốn không chán mọi ngân khoản! Với sự chạy đua vũ trang, bất bình đẳng xã hội và cơ hội thụ hưởng phát triển khác biệt trời vực, biến đỏi khí hậu và thiên tai nói chung, những dịch chuyển sinh học trong cơ thể từng người dẫn đến nguy cơ đe dọa sức khỏe ngày càng nhiều..khiến sự nghèo khó có dấu chấm như mơ ước nghìn đời của nhân loại và đích đến của mọi chủ thuyết chính trị hay trào lưu tư tưởng, mà chuyện đó đâu có vui vẻ gì?

Vậy sao lại nói: không có ai nghèo?

Tôi nhớ mãi lần nọ đến thăm viếng một vị đức cao vọng trọng và ngồi nghe thuyết giảng về cách lắng nghe đạo lý Thánh hiền không qua cách lần giở những trang sách: cậu cứ nhìn trời xanh mỗi sớm mai, gió mát và tiếng chim trời, những lay động trên cành..là sẽ thấu lời bậc thánh nhân không hề ít hơn cách người ta cầm sách. Sáng ra ta mạnh khỏe hít thở không khí trong lành, dõi mắt theo những ráng vàng tuyệt đẹp trên trời cao hay thư thái cùng tiếng chim..chẳng lẽ không để lại dư vị gì của trời đất hay sao? Rồi hãy quan sát cuộc sống xung quanh mình, từng nhịp đập con tim của chính mình để nghe và hiểu đạo lý trời đất. Tôi rất xúc động và vỡ ra ý tứ của bậc uyên bác.


Cuộc sống vậy đó, bất luận anh giàu hay nghèo – căn cứ đơn vị tiền tệ hay giá trị qui đổi tài sản theo cách ước lệ xưa nay của nhân gian – ngoài điều đó ra, anh tất có bao nhiêu thứ khác vô giá: sự sống- khả năng quan sát của mắt, sự nghe của tai, dòng máu tuần hoàn và tư duy của não bộ... Không hề là sự an ủi suông, bạn cứ vào bệnh viện mà xem: bao nhiêu con người khiếm khuyết sự sống, giật lộn để tìm sức sống bình thường có khi là vô vọng, sẽ thấy mình có những gì ngoài tiền bạc. Tạo hóa, tổ tiên, đáng sinh thành, đất nước cho ta một thân thể toàn vẹn, một thân người khó được, trong “cơ chế thị trường” mọi thú qui hết ra tiền và được đo hết bằng tiền đến mức một cộm cán giang hồ từng tự tin tuyên bố ngay ở xú ta: “cái gì cũng mua được bằng tiền, không mau được bằng ít tiền thì nhiều tiền hay rất nhiều tiền”. Đó là một sai lầm cơ bản, tiền không mua được sự sống- đó là chân lý vĩnh hằng.


Những người bệnh trọng, dù là đại gia, thèm cảm giác bình thường, thèm bước chân buổi mai dong duổi trên đường, thèm ngồi nhâm nhi tách trà nghe giai điệu nhạc ưa thích, thèm một giấc ngủ nhẹ nhàng..đến mức nào bạn biết không và họ sẵn lòng chi bao nhiêu để có những điều tưởng chừng bình thường ấy, song sự chi tiêu hoàn toàn có thể không hiệu quả gì.

Nếu bạn dong duổi bước chân trên đường làng với vỏn vẹn mấy hào lẻ trong túi và cái bụng đói meo, tương lai hãy còn phía trước, rời đất tự do vây quanh, và những ánh nhìn thân thiện của bằng hữu... Lúc ấy có bao nhiêu con người nhìn đời qua song sắt đếm thời gian chầm chạp trôi, những con bệnh oằn mình ở phòng cấp cứu, bạn có nghèo không?

Không phải ngẫu nhiên mà ở mọi nền văn hóa gần như đều tồn tại những giá trị dân gian trong văn học- nghệ thuật thành văn và bất thành văn đề cao gía trị tinh thần, khuyên nhủ không được sùng bái tiền bạc thái quá kiểu như ở đất Việt: tiền tài như phấn thổ nhân nghĩa tợ thiên kim- tiền bạc là đầu móng tay- còn người còn của...

Kinh tế thị trường và kinh tế nói chung dung chứa sự canh tranh mang tính tất yếu và khốc liệt đến mức người ta có căn cứ khi so sánh thương trường và chiến trường, sự sinh – tử có trong cả hai. Kinh tế vận động theo những qui luật của nó và không cí ngây thơ nghĩ rằng cần phủ định giá trị vật chất hay tiền tệ trong môi trường sống như thế, mọi thứ đều phải mua, gạo quế củi châu, làm kinh tế là chuyện rất nghiêm túc, sự cần lao mưu cầu đời sống lương thiện là căn bản và có thành đạt về kinh tế mới có điều kiện thực hiện ý tưởng thiện với nhân sinh và thực hiện  bổn phận với gia đình. Nhưng bất luận hoàn cảnh nào hãy  nhó rằng đã sở đắc thân người khó được chúng ta không bao giờ và không có ai  nghèo bới vốn liếng lớn: sự sống. Và bất luận nhìn nhận kinh tế ra sao sự thịnh đạt bằng thiện nghiệp là kim la bàn trên thương trường sóng gió bởi mọi của cải sở đắc không bởi nghiệp thiện, theo qui luật  nhà Phật – chúng sẽ tiêu vong như một tất yếu và cái giá phải trả bởi nghiệp báo là không thể tránh, trong nhiều đời.

..Không có ai nghèo, đừng tuyệt vọng bạn nhé!


Thành Công