Hỏi: “10 phiền não gây trở ngại cho Tuệ Minh Sát đều do Thiền Định gây ra. Con không chịu đọc những Hỏi Đáp trước đây về Thiền Định nên lại hỏi điều mà Thầy đã trả lời ít nhất 10 lần rồi rằng Thiền Định Hữu Vi Hữu Ngã không phải là chánh định Đức Phật dạy trong Bát Chánh Đạo.
Đoạn Kinh con trích dẫn hoàn toàn không ám chỉ Định Hữu Vi Hữu Ngã mà rõ ràng là mô tả chánh định. Nếu định nào cũng như nhau thì sao thì sao có chánh định, tà định được. Nếu con không chịu nghe lời cảnh báo của Thầy thì cứ hành Thiền Định đi rồi trước sau cũng thấy ra đâu là chánh đâu là tà thôi”
Con xin cảm ơn Thầy đã chỉ ra, vì hiểu biết của con còn hạn chế nên cứ phân vân mãi, do số lượng hỏi đáp cũng nhiều (trên 600 trang) nên con cũng chưa đọc hết được, con sẽ tìm lại các Hỏi Đáp này về thiền định để hiểu hiểu rõ hơn và xem các thời pháp của Thầy về hành Thiền Minh Sát.
Con xin thành kính đảnh lễ Thầy!
Trả lời: Vì nhiều người chỉ tin và đọc Kinh Phật với những Chú Giải của các luận sư Phật Giáo Nguyên Thuỷ mà không biết đến chú giải Kinh Vệ Đà của các Bà-la-môn nên không biết rằng hầu hết các nhà chú giải này trước kia đã tinh thông truyền thống kinh Vệ Đà nên khi đọc và chú giải Kinh Phật họ đã đưa phương pháp hành thiền định hữu vi hữu ngã của họ vào chú giải chánh định của Phật. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy sự trùng hợp gần như nguyên văn của những chú giải kinh Phật của các luận sư Phật giáo Nguyên thuỷ đã có trong chú giải kinh Vệ Đà của các Bà-la-môn từ trước. Thực ra, Tứ thiền Bát định của Bà-la-môn đã bị Bồ-tát Siddhattha loại bỏ ngay từ đầu trước khi chuyển qua tu khổ hạnh. Thế mà do bị đánh lạc hướng của các nhà chú giải, người ta đã hành theo các phương pháp của chú giải đưa ra mà hoàn toàn không biết rằng đó là định hữu vi hữu ngã chứ không phải là chánh định do đức Phật dạy. Nếu không phân biệt được điều này thì coi chừng tu để trở thành đại ngã.
Thích Viên Minh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, báo Phật Học Đời Sống cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 0421 000 435 524
Ngân hàng Vietcombank
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)