“…Nếu so sánh về khả năng của các giác quan mắt tai mũi lưỡi thì con người chúng ta thua các loài vật. Ví dụ như con voi, con cọp nó có sức khoẻ và khả năng ngửi mùi từ rất xa.
Đức Đạt Lai Lạt Ma dạy sáng nay 30/12/2015:
Nhưng con người ta có khả năng suy tư trí tuệ vượt hơn hẳn các loài vật. Tuy nhiên nếu khả năng suy tư hơn hẳn đó mà ta chỉ dùng để suy tính giành giật lợi ích danh vọng cho mình, chà đạp, hiếp đáp và tổn hại người thì có cái khả năng suy tư đó cũng đâu có ích gì mà chỉ gây hại thêm. Vì con người có trí thông minh mà họ muốn xảo trá dối gạt, làm tổn hại đến người khác thì họ gây tổn hại vô cùng. Ngày nay các bạn thấy những nỗi đau khổ tổn hại của con người chúng ta đâu có đến từ các con voi con cọp đâu mà hầu hết đều là do con người tạo ra.
Đức Đạt Lai Lạt Ma dạy chúng ta bắt đầu cho ngày mới
Những người sống mà luôn suy tính vị kỷ và hại người thì tâm điên đảo sân hận bất an vì lòng tham lam sân hận & tổn hại đến lúc chết thì sẽ rất đau khổ vì họ phải bỏ lại mọi thứ mà học đã phải suy tính giành giật đó, và sẽ nguy hiểm vì với tâm thức đó họ sẽ đi vào các đoạ xứ.
Cái khả năng suy tư của con người phải là để hiểu thấu rõ hạnh phúc thiện lành đến từ việc luôn làm lợi ích vị tha, mang lại nguồn vui hạnh phúc cho mọi người, luôn làm mọi việc với tâm Từ Bi. Những người sống đạo đức và cao thượng, trong tâm luôn nghĩ đến làm lợi ích cho người và ko gây tổn hại cho người khác thì tâm họ luôn an lành, họ cảm thấy sự hạnh phúc rất rõ ràng ổn định và khi chết họ cũng rất thanh thản và an lành.
Cho nên tôn giáo nào & vị giáo chủ nào nếu nhằm mục đích hướng con người sống hạnh phúc thì đều dậy con người về vị tha yêu thương và Bồ đề tâm.
Đạo Phật cũng đặt việc thực hành Bồ đề lợi tha yêu thương bình đẳng tất cả chúng sinh là tối thượng nhưng điều đặc biệt của Đạo Phật mà ko một Tôn giáo nào từng dậy, chỉ có Đức Phật thuyết là thuyết duyên khởi trí tuệ tánk không. Thực hành Bồ Đề tâm và Trí tuệ tánh không là song vận, trên cơ sở của thuyết duyên khởi mà ta từ bỏ gây tổn hại và làm tất cả các hạnh thiện lành.
Đạo Phật dựa vào sự tự nguyện mà thực hành, ko bao giờ bắt ép ai phải hành đạo và theo Đạo Phật cả. Như các bạn từ các nước đến đây đều là do các bạn tự nguyện đến học rồi lại tự nguyện thực hành. Ta học để hiểu sâu xa về Thuyết duyên khởi để thực hành về trí tuệ tánh không để đạt được các tầng giải thoát.
Sự giải thoát thì có nhiều cấp. Sự chứng đắc giải thoát của hàng Thanh Văn Duyên Giác, của Hàng Độc Giác và của Đại thừa. Sự chứng đắc rốt ráo cao nhất của Đại thừa là con đường vì lợi ích cho tất cả chúng sinh tu tập để thành Phật quả. Chúng ta cần bắt đầu từ việc Quy y, phát tâm Bồ đề, thực hành 6 hạnh là: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ…”
Thân chúc tất cả mọi người có được những suy nghĩ cảm xúc và mong muốn tốt đẹp an lành từ lời Đức Ngài!
Claire Huynh chuyển dịch