Để xứng đáng với tinh thần Hoa Nghiêm: Trụ pháp vương gia – Trì Như Lai tạng

Hình Để xứng đáng với tinh thần Hoa Nghiêm: Trụ pháp vương gia – Trì Như Lai tạng
- Tác giả: admin
Mục lục bài viết:

Trong khuôn khổ bài viết của khóa học “Bồi dưỡng nghiệp vụ hành chánh và trụ trì 2017” thời gian học chỉ có 3 ngày, và với thời lượng viết bài thu hoạch, do ban tổ chức yêu cầu trong buổi sáng là 1 giờ 30 phút, sẽ không trình bày hết ý nghĩa của tầm quan trọng với tựa đề bài viết TRỤ PHÁP VƯƠNG GIA – TRÌ NHƯ LAI TẠNG.

Nên chúng tôi với tư cách là học viên của khóa học, chỉ viết lên những gì cốt lõi, quan yếu nhất mà Hòa Thượng Trưởng Ban Trị Sự Phật Giáo Đồng Nai đã nói lên với tất cả lòng mình, những gì mình đã từng trải qua bao xương máu kinh nghiệm về sự tu hành và hành đạo. Trong lời phát biểu của ngày khai mạc khóa học. Với tư cách là người đứng đầu giáo hội tỉnh. Hòa Thượng Trưởng Ban đã nói một câu hết sức nghiêm túc và thâm thúy.

Để xứng đáng với tinh thần Hoa Nghiêm: Trụ pháp vương gia - Trì Như Lai tạng image-1731935496605

“Trong điều lệ của khóa học có nêu lên ai vắng một trong ba buổi học, thì sẽ không được cấp giấy chứng chỉ của khóa học. Như vậy quý vị học cho ai và để làm gì cho Phật Pháp”
Đó là một tấm lòng thương của Hòa Thượng Trưởng Ban Trị Sự Phật Giáo Đồng Nai đối với đội ngũ Tăng Ni trẻ đang đứng trước cơ hội phát triển của thời Hoằng Pháp mang tính khoa học cao. Cũng đồng quan điểm giống như lời nhắc nhở giáo huấn của Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn – chủ tịch trung ương giáo hội, trong buổi sáng giờ khai mạc khóa học. Hòa Thượng chủ tịch mong mỏi đội ngũ Tăng Ni trẻ phải biết vận dụng đường lối Hoằng Pháp trong thời kì mới theo nhu cầu của xã hội phát triển. Đưa Phật Pháp vào đời sống đồng bào Phật Tử biết rõ con đường nào nên đi và không nên đi, phân biệt rõ ràng giữa chánh và tà để xứng tầm với một giáo hội trang nghiêm trong lòng dân tộc.
Phương châm và đường hướng tiến tới đại hội Phật Giáo toàn quốc lần thứ VIII lấy chủ đề là: TRÍ TUỆ – KỶ CƯƠNG – HỘI NHẬP – PHÁP TRIỂN. Đó là sự khẳng định, đánh giá đúng mức tầm quan trọng trong suốt hai buổi học của Hòa Thượng Thích Huệ Thông – Thượng Tọa Thích Thiện Thống, nói về hành chánh và vai trò của Tăng Ni thời hội nhập và pháp triển của toàn diện xã hội và Phật Giáo trong thời kỳ đổi mới như vũ bão của nền kinh tế thị trường, đã tác động mạnh vào đời sống Đạo của chúng ta.
Thượng Tọa Thích Thiện Thống nêu lên thực trạng của giáo hội là giáo hội chúng ta đang dư lượng mà thiếu chất, dẫn đến tiêu cực xảy ra khắp nơi trong nội bộ Phật Giáo. Điều đáng buồn nhất là Tăng Ni đấu tố lẫn nhau không thương tiếc, không tôn trọng bát kỉnh pháp của Phật dạy, đôi khi xem thường cả một tập thể TRÍ TUỆ của giáo hội, Nếu không KỶ CƯƠNG thì khó mà HỘI NHẬP trong thời kỳ mới PHÁT TRIỂN của đất nước, trong đó Phật Giáo chúng ta đóng vai trò không hề nhỏ.
Hòa Thượng Thích Huệ Thông khẳng định vai trò của một tăng sĩ thời HỘI NHẬP Hoằng Pháp Độ Sanh, phải có đầy đủ TRÍ TUỆ, vì TRÍ TUỆ là tinh túy tạo nên một sức mạnh nội tâm và khi TRÍ TUỆ được phát huy mạnh mẽ từ một con người và đi đến một tập thể có định hướng chiến lược lâu dài, sẽ làm nên thế đứng của một tập thể giáo hội toàn diện về mặt KỶ CƯƠNG để HỘI NHẬP và PHÁT TRIỂN trong thời kỳ hiện đại hóa của đất nước. Thế cho nên Phật Giáo của chúng ta cũng phải đổi mới để HỘI NHẬP – PHÁT TRIỂN theo tinh thần “ Tùy Duyên Bất Biến – Bất Biến Tùy Duyên” nói dễ hiểu hơn “ hòa mà không lẫn” lấy giới luật làm căn bản trong nếp sống tu hành để áp dụng thực tiễn vào từng ngõ ngách đời sống của Tăng Ni, để sánh bước cùng với Dân Tộc trong thời kỳ HỘI NHẬP – PHÁT TRIỂN, bền vững dài lâu một hệ thống TRÍ TUỆ – KỶ CƯƠNG – HỘI NHẬP – PHÁT TRIỂN mà đại hội VIII đề ra.
1/ Trụ Trì phải thông hành chánh tương đối trong phạm vi xử lý mọi việc thông thường.
2/ Trụ Trì phải là người có trí tuệ, đạo đức và công phu hành trì Phật Pháp.
3/ Tư cách thần thái của một lãnh đạo đại diện Phật Pháp, Giáo Hội và Đạo Tràng của mình chịu trách nhiệm.
Đó là nội dung cốt yếu buổi nói chuyện với Tăng Ni học viên của Hòa Thượng Thích Nhật Quang – Trưởng Ban Trị Sự Phật Giáo Đồng Nai. Hòa Thượng đã nói lên bằng tất cả tấm lòng của một bậc thầy đi trước trong thời đất nước loạn lạc chiến tranh, Phật Giáo bị đàn áp, phân hóa rẻ chia tông môn pháp phái. Lời của Hòa Thượng trầm ấm như từng cơn gió thổi ngoài kia cánh đồng cỏ xanh mượt mát tươi, thổi vào giảng đường của trụ sở tỉnh hội. Làm cho tất cả Tăng Ni thổn thức, ấm áp tình đạo vị của một bậc sư trưởng đem hết tâm tư, ruột gan của mình truyền đạt, giáo huấn cho Tăng Ni một niềm tin vào sự nghiệp tu hành của mình. Hòa Thượng mong muốn trong mỗi Tăng Ni phải có đầy đủ tinh thần TRÍ – DŨNG – BI để áp dụng vào thực tế cuộc sống trong cuộc đời tu hành của mỗi người.
Hơn 500 Tăng Ni ngồi trong hội trường, lắng nghe tất cả những lời chân tình Pháp Hội với một phong cách giảng dị của một bậc Thiền Sĩ mang đầy sức sống Thiền. Đã thuyết phục được đại chúng Tăng Ni học viên thích thú lắng nghe với niềm vui pháp lạc. Bởi vì trong Tăng Ni chúng ta ai cũng sẵn có hạt giống tốt để trưởng dưỡng Đạo Tâm, vì ham học nên quên tu, đôi khi quên cả con quỷ vô thường đang rình rập bên ta. Cho đến khi được một lời huấn từ dễ hiểu, mát tươi như dòng sữa ngọt rót vào tai chúng ta, bỗng nhiên hạt giống tốt đó sẽ nảy mầm, đươm hoa kết trái trí tuệ liền. vì sao? Vì lời giáo huấn của Hòa Thượng trưởng ban là lời mang đầy tâm huyết của một bậc sư trưởng thật tu với đầy đủ đạo phong của một con người trải qua vô vàn sự kinh nghiệm xương máu để cống hiến hết mình cho Đạo Pháp Dân tộc. Lời Hòa Thượng dịu dàng len lỏi vào tâm khảm trong mỗi Tăng Ni, nhưng vô cùng nghiệm túc nhắc nhở chúng ta như một hồi chuông cảnh tỉnh xé toạt màn tri kiến – chấp trước của mỗi chúng ta vốn như chàng cùng tử trong kinh Pháp Hoa đi tìm hạt minh châu trong chéo áo. Cho nên lời hòa Thượng thiết tha vang lên như cảnh báo trước cơn lốc vô thường, để chọn cho mình một việc học, sự tu hành sao cho rõ ràng thấu đáo để không uổng phí một đời tu hành của mỗi Tăng Ni chúng ta.
“ NÓI NĂNG NHƯ THIỀN SƯ – IM LẶNG NHƯ CHÁNH PHÁP” đó là câu nói hết sức ý nghĩa trong buổi nói chuyện với Tăng Ni của Hòa Thượng Thích Giác Toàn trong buổi học cuối của khóa học. Hòa thượng nhắc lui nhắc tới người tu hành phải dứt khoát có một ý chí mãnh liệt và phải lấy GIỚI – ĐỊNH – TUỆ làm căn bản cuộc sống để đi đến một đời sống tu hành tinh tấn trở nên một con NGƯỜI HIỀN THIỆN như trong kinh tạng Đức Phật đã từng dạy chúng Tăng thuở tại thế, trong bài giảng của Hòa thượng với chủ đề “Trách Nhiệm của Vị Trụ Trì Trong Việc Định Hướng Tu Tập Và Hoằng Hóa Trước Thời Duyên” Hòa thượng nhấn mạnh như sau:
“ Khác với Tăng Chúng, vị Trụ Trì là người có phúc duyên tích tụ nhiều đời, được Thầy Tổ giao việc, ý thức điều đó để làm tốt trách nhiệm và sứ mạng của mình thì vị trụ trì đem tinh thần vô ngã của Đức Phật dạy mở ứng xử, đồng thời tự điều nhiếp tâm tánh mình an trú vào Tứ Đức Niết Bàn, từ đó tâm mình được yên. Khi tâm yên thì trí sẽ sáng, việc dễ thành tựu an vui.
Không nên xem trụ trì là chức vụ quyền hành, mà đó là trách nhiệm phải gánh vác để lập công bồi đức, “vui gánh những gánh nặng đang gánh”. Vị trụ trì cũng cần phải tăng trưởng sự tu học, biết lắng nghe và chọn lọc ý kiến để có giải pháp cho việc bảo quản, chăm sóc sự tướng – cảnh quan  của ngôi chùa, ngôi tịnh xá trong ý nghĩa kế thừa “ Tục Diệm Truyền Đăng” vị trụ trì phải biết thương Tăng Chúng, Ni Chúng trong trú xứ cũng như tính đồ Phật Tử hữu duyên, biết cách nâng đỡ để cùng thăng tiến trong tu tập và giáo dưỡng trong chánh pháp.
Vị trụ trì đương nhiên là người cần nắm rõ hiến chương, các nội quy về Tăng sự cũng như các ban ngành khác của giáo hội, hiểu và nắm vững pháp luật, pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo do nhà nước ban hành bên cạnh nắm vững nếp sinh hoạt của Đạo, đó là những yếu tố chính giúp vị trụ trì làm tốt công việc thiêng liêng mà mình được giao phó.

Vị trụ trì càng chuyên tâm tầm cầu học tập kinh điển và hành trì giáo pháp để hoàn thiện phẩm chất của một vị xuất gia giải thoát. Nếu không làm được như thế thì quả thật là một thiếu sót lớn và xem như nhiệm vụ, sứ mạng của vị trì trì khó mà hoàn thành”.

Để xứng đáng với tinh thần Hoa Nghiêm: Trụ pháp vương gia - Trì Như Lai tạng image-1731935498669

TT Thích Chánh Tài – Huyền Lan

Khóa học gói gọn trong 3 ngày. Với những gì truyền đạt từ tấm lòng của Chư Tôn Đức Hòa Thượng Trung Ương cũng như Ban Trị Sự Phật Giáo Đồng Nai. Gởi đến cho Tăng Ni học viên chúng ta, đó là bằng tất cả tấm lòng thiết tha vì tương lai dài lâu của đạo pháp trong lòng dân tộc. Việc học đã xong nhưng quan trọng cốt yếu là Tăng Ni chúng ta học để áp dụng thật nghiêm túc vào đời sống thực tế giữa đời thường và phải làm sao có đầy đủ TINH THẦN – TRÍ – DŨNG – BI trong nếp sống đạo chân chính của mỗi con người Tăng Ni chúng ta. Có vậy công đức Thầy Tổ, Thánh Tổ, chúng ta mới sáng lạng, huy hoàng, dài lâu trong lòng đạo pháp dân tộc. Nói như lời thống thiết rút ruột gan của mình mà Hòa thượng Trưởng Ban đã truyền tải thông điệp cho chúng ta:
“Từ xưa tới nay, các vị lãnh trách nhiệm trụ trì hoặc tọa chủ, giảng sư, pháp sư chốn tòng lâm, thì giờ phần nhiều đã cống hiến cho đạo pháp, chúng sanh. Nếu không nhớ lại việc tu hành là chính yếu, có thể sẽ quên mất mình, thất  thoát công phu. Tất cả những gì chúng ta gầy dựng như cơ đồ, sự nghiệp, bổn đạo,v.v… Có thể thay thế được phước nghiệp của mình hay không? Có cứu ta ra khỏi trầm luân sinh tử hay không? Đó là điều rất quan trọng. Nghĩ thế chúng ta có gắng cho tròn trách nhiệm của mình nhưng cũng phải liên tục hành trì công phu cho đến viên mãn. Đó là điểm trọng yếu mà một vị trụ trì cần phải thấu hiểu và thực hành.”
Rồi mai đây hơn 500 bông hoa  đức hạnh mang tư tưởng giáo lý tinh hoa của Phật Đà đi vào đời bằng cách sống tu hành thiết thực của đời mình với trọng trách: “THƯỢNG CẦU PHẬT ĐẠO HẠ HÓA CHÚNG SANH”. Từ nơi trụ sở của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Đồng Nai sẽ lan tỏa, sẽ làm TỐT ĐẠO ĐẸP ĐỜI mà Chư Tôn Đức đã giáo huấn, giao phó cho mỗi Tăng Ni chúng ta. Chúng ta sẽ không lạ lẫm, bối rối trước hoạch định, phương châm đã và đang được đề ra trong đại hội VIII của giáo hội Phật Giáo Việt Nam chủ trương và hành động vào đời sống Tăng Ni chúng ta bằng sức mạnh tập thể “TRÍ TUỆ – KỶ CƯƠNG – HỘI NHẬP – PHÁT TRIỂN” vì trong mỗi Tăng Ni chúng ta là người của Phật Giáo Đồng Nai nói riêng của người con Phật nói chung, đã được quý Hòa Thượng trung ương giáo hội và ban trị sự Phật Giáo Đồng Nai kịp thời, trang bị cho tất cả chúng ta vốn liếng kiến thức am hiểu về đường lối chủ trương của toàn giáo hội trong thời kì HỘI NHẬP – PHÁT TRIỂN. đã đến lúc phải được xây dựng lấy CON NGƯỜI làm trung tâm nói chung, nói riêng là Tăng Ni phải được đào tạo rèn luyện trên nền tảng TRÍ TUỆ – KỶ CƯƠNG.
Để kết thúc bài viết này. Chúng tôi xin trân trọng trích dẫn lời dạy chân tình, thâm thúy của Hòa Thượng Thích Trí Quảng đối với Tăng Ni đang và sẽ trụ trì để chúng ta có thêm tố chất TRÍ – DŨNG – BI vào đời sống tu hành của mình.
“Ngoài việc phát triển ngôi chùa vật chất, phát huy ngôi chùa tâm linh, xây dựng tình cảm trong sáng của ta với tín đố, với giáo hội, với nhà nước, quý thầy trụ trì cần ý thức rằng thời đại chúng ta là thời đại khoa học và đất nước ở giai đoạn hiện đại hóa. Vì vậy, vị trụ trì nói riêng và Tăng Ni Phật Tử nói chung, có nghĩa vụ đóng góp cho đất nước phát triển làm như vậy chúng ta mới phát triển được sinh hoạt đạo pháp.
Trên bước đường THƯỢNG CẦU PHẬT ĐẠO HẠ HÓA CHÚNG SANH. Chúng ta ở tạm trong ngôi chùa vật chất, để giữ gìn ngôi chùa tâm linh là lòng từ bi và tuệ giác của Phật. tâm từ bi và tuệ giác của Đức Phật thể hiện trong ta, tỏa sáng thành những việc làm xoa dịu oi bức của cuộc đời, mang an lạc cho người, giúp người thăng hoa đời sống tâm linh. Thành tựu như vậy, quý thầy trụ trì làm tròn trách nhiệm của người TRỤ PHÁP VƯƠNG GIA – TRÌ NHƯ LAI TẠNG”.

Biên Hòa – Đồng nai (2017)

Thích Chánh Tài / Phật học đời sống

Tin mới

Người lái đò thầm lặng trong cuộc đời

Mục lục bài viết: Thầy! Người xuất hiện trong cuộc đời những người học trò như chúng e một cách nhẹ nhàng nhưng đã lắng đọng lại những bài học vô cùng sâu sắc và không bao giờ mờ nhạt  đó chính là kiến thức mà thầy cô đã tận tụy truyền đạt, và cả

Tân Biên: Phiên họp trù bị Khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 tại Tịnh xá Trúc Lâm

Mục lục bài viết: PHĐS: Trang nghiêm quang cảnh phiên họp trù bị cho khóa tu hệ phái Khất Sĩ lần thứ 36, được tổ chức tại Tịnh xá Trúc Lâm Thạnh Nam, xã Thạnh Tây, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Phiên họp trù bị có sự chứng minh của Hòa thượng Giác Tuấn

Nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện”

Mục lục bài viết: Với hiệu quả thiết thực của bếp ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, đến nay Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã nhân rộng mô hình “Bếp ăn từ thiện” (BATT) tại nhiều bệnh viện trong tỉnh. Đặc biệt, hoạt động nhân văn này

Gập ghềnh con đường đến trường

Mục lục bài viết: Mẹ bỏ đi khi em tròn 1 tuổi. Ít lâu sau người cha cũng qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại em cho bà nội. Em lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình thương của cha mẹ, nhưng lại đầy ắp tình yêu thương của bà. Tuy nhiên, sức

Sống tích cực là con đường tới thành công

Mục lục bài viết: Một người hạnh phúc không phải là một người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là một người có thái độ sống đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó bất kỳ ai cũng có thể có cảm giác

Ca sĩ Anh Tâm kể nhân duyên đến với Phật pháp

Mục lục bài viết: Là một ca sĩ hát nhạc thị trường bỗng có duyên lành hát ở chùa, tham gia các công tác từ thiện Phật giáo…, ca sĩ Anh Tâm dần chuyển sang hát nhạc Phật. Mới đây, anh cho ra mắt album Lạy mẹ Quan Âm với tâm nguyện cúng dường Tam

Điều kỳ diệu của cho đi và nhận lại

Mục lục bài viết: Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh. Ảnh: minh họa

Richard Gere trải nghiệm cuộc sống người vô gia cư

Mục lục bài viết: Trong bộ phim mới của mình đang được thực hiện, Richard Gere đã trả nghiệm cuộc sống của những người vô gia cư và nhận ra nhiều điều thú vị. Hình ảnh nam tài tử gạo cội Hollywood bước ra đường chỉ với 100USD được đưa lên facebook đã gây nhiều