Leo đỉnh Phan Xi Păng (Fansipan) là một loại hình du lịch mạo hiểm, với độ cao 3.143m so với mực nước biển leo đỉnh Phan Xi Pang. Tôi thử một lần lên đây để tham quan và cắm lá cờ Phật giáo tung bay trên nóc nhà Đông Dương, lá cờ của biểu tượng hòa bình.
Chúng ta dành một lòng tự tôn cho người chúng ta kính trọng, cho điều thiêng nhất mà con đường chúng ta đang đi . . . Tôi cũng có tình yêu mặn nồng sâu đậm con đường tôi đang đi.
Từng đoàn người trên người chuẩn bị những vật dụng cần thiết để chinh phục đỉnh cao của ngọn núi Phan Xi Păng
“Màu cờ sắc áo” là biểu tượng thiêng liêng đối với đoàn thể biểu tượng cho sự đoàn kết sức mạnh. Tuổi trẻ thành công dựa trên nền tảng của sự cố gắng và chịu đựng một cách hòa bình trong chính nội tâm của mình, chính vì thế những hành trình thử thách nghị lực là những bài học giá trị đối với người muốn thành nhân.
Những em bé người H’Mông tại Sa Pa
Một lần tình cờ trong chuyến đi thiện nguyện của tỉnh Ninh Thuận tôi có hỏi vu vơ các bạc sinh viên rằng: Việt Nam chúng ta hiện này có bao nhiêu tỉnh thành, lúc này các bạn sinh viên trả lời: 64, 63, 67, 65 . . . kính thưa các loại số nhảy ra. Lúc này tôi nhớ lại lời ông Trần Trọng Kim nói: Người trong nước có thông hiểu những sử tích nước mình mới có lòng yêu nước yêu nhà, mới biết cố gắng học hành, hết sức làm lụng để vun đắp thêm vào cái nền xã hội của tiên tổ đã xây dựng nên mà để cho mình . . .” Thế mới biết việc ý thức dân tộc của các thế hệ trẻ còn rất yếu.
Thầy Tuệ Sỹ cũng có lần chia sẻ: “Quê hương và đạo pháp là những mỹ từ thân thương đã trở thành sáo rỗng. Các con hãy tự rèn luyện cho mình một tín tâm bất hoại; một đức tính dũng mãnh vô úy; nỗ lực tự huân tập trí tuệ bằng văn, tư, tu để nhìn rõ sự tướng chân ngụy, để thấy và biết rõ mình đang ở đâu, đang đi về đâu; không nhắm mắt phóng càn theo cỗ xe lộng lẫy bên ngoài nhưng rệu rã bên trong, đang lao xuống dốc dài không định hướng”…
Công trình pho Phật Thích Ca đang trong giai đoạn thi công tại đỉnh Phan Xi Păng
Vậy một chuyến hành trình chinh phục đỉnh Fansipan (Phan Xi Păng) vào tháng 11 của tôi từ đó. Leo lên trên đỉnh núi Fansipan, tôi trịnh trọng với hết lòng tự tôn của mình để vẫy cao ngọn cờ Phật giáo trên đỉnh Phan Xi Păng độ cao 3.143m nóc nhà của Đông Dương . Tôi tin rằng vào năm 1963 đến nay ngọn cờ ấy vẫn vẫy gọi sự Bi – Trí – Dũng trong lòng dân tộc và trong đó có tôi. Đi những bước chân hiêng ngang kiêu hãnh của người tu sĩ Việt Nam chưa bao giờ chùn bước trước “Pháp nhược ma cường”.
Cờ Phật giáo tung bay trên đỉnh Phan Xi Păng lúc 7giờ sáng
Ngọn cờ phất cao ngày hôm ấy là biểu tượng: “Người xuất gia, khi cất bước ra đi, là hướng đến phương trời cao rộng; tâm tính và hình hài không theo thế tục, không buông mình chìu theo mọi giá trị hư dối của thế gian, không cúi đầu khuất phục trước mọi cường quyền bạo lực. Một chút phù danh, một chút thế lợi, một chút an nhàn; Đấy chỉ là những giá trị nhỏ bé, tầm thường và giả ngụy…” trích lời Thầy Tuệ Sỹ.
Nhật Chiếu